Hệ thống F-Đ với phản hồi dương dòng điện phần ứng

Một phần của tài liệu giáo trình trang bị điện (Trang 44)

Trong quá trình làm việc khi có sự biến động của phụ tải làm tốc độ của động cơ cũng thay đổi theo. Điều đó không đáp ứng được yêu cầu ổn định tốc độ của hệ. Đưa phản hồi dương dòng điện vào, tốc độ của hệ thống được duy trì không đổi. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống F - Đ với phản hồi dương dòng điện phần ứng như hình vẽ 2-3.

Thay vì sử dụng máy phát kích thích K, người ta đưa vào hệ thống máy điện khuyếch đại từ trường ngang. Đó là máy điện một chiều đặc biệt có 2 cặp chổi than, trong đó có một cặp ngang trục được nối ngắn mạch. Nhờ vậy dòng điện chạy trong dây quấn ngang trục khá lớn tạo ra từ trường của máy lớn nên hệ số khuếch đại của máy rất lớn. Trên máy có nhiều cuộn kích thích, trong đó có một cuộn chủ đạo được cung cấp từ nguồn một chiều

Đề cương bài giảng Trang bị điện 1 Đại học CNKTĐ44

Hình 2-3: Hệ thống F - Đ với phản hồi dương dòng điện phần ứng và đồ thi đặc tính của hệ khi khâu phản hồi tác động

độc lập có thể thay đổi được trị số. Các cuộn còn lại được nối với các khâu phản hồi. Từ trường do các cuộn phản hồi cùng chiều hoặc ngược chiều với từ trường chính là do tính chất của phản hồi.

Trên hình 2-2, máy điện khuếch đại MKĐ có 2 cuộn kích từ. Cuộn chủ đạo W1 được cung cấp từ nguồn điện áp một chiều độc lập. Dòng điện chạy trong cuộn W1 tạo ra sức từ động chủ đạo F1. Cuộn phản hồi dương dòng điện W2, nguồn cung cấp cho W2 là sụt áp trên điện trở Rs. Sụt áp này phụ thuộc vào dòng điện trong mạch phần ứng động cơ. Dòng điện chạy trong cuộn W2 tạo ra sức từ động chủ đạo F2 cùng chiều F1.

Phương trình cân bằng sức từ động máy điện khuếch đại: F = F1 + F2 (2-2)

Để điều chỉnh tốc độ động cơ, ta thay đổi sức từ động chủ đạo kích thích cho máy khuyếch đại F1 nhờ biến trở R nố́i trong mạch kích từ của máy khuếch đại

Quá trình ổn định tốc độ được minh hoạ trên đồ thị: Giả sử động cơ đang làm việc với tốc độ ổn định ứng với kích thích chủ đạo F1 , khi có biến động phụ tải, làm tốc độ động cơ thay đổi. Ví dụ, dòng phụ tải tăng đến trị số I1, tốc độ động cơ giảm, điểm làm việc mới của hệ là điểm B. Tuy nhiên do dòng phần ứng tăng nên sức từ động F2 tăng dẫn đến sức từ động tổng của máy khuyếch đại tăng, kích thích của máy phát tăng làm điện áp phát ra của máy tăng, động cơ tăng tốc độ đến điểm làm việc mới- điểm A’ trên đặc tính. Khi dòng phần ứng giảm, lý luận tương tự, điểm làm việc mới của hệ là A”. Kết quả là khi phụ tải thay đổi nhưng tốc độ động cơ vần duy trì không đổi và bằng tốc độ đặt ứng với sức từ động chủ đạo.

Trong quá trình khởi động, do có tác động phản hồi, xảy ra cưỡng bức khởi động của hệ thống. Do dòng khởi động lớn nên sức từ động kích thích của máy khuyếch đại lớn dẫn đến điện áp máy phát tăng nhanh làm tăng gia tốc khởi động của động cơ. Điều này có thể gây ra va đập, ảnh hưởng đến động cơ và các chi tiết cơ khí liên quan.

Để hạn chế gia tốc khởi động, người ta đưa vào hệ thêm khâu phản hồi kết hợp, đó là phản hồi âm điện áp phần ứng động cơ.

Thực tế, người ta không dùng riêng phản hồi dương dòng trong hệ thống truyền động do nhược điểm đã nêu mà còn có nhược điểm nữa là dùng phản hồi dương làm xấu đặc tính quá độ của hệ như làm tăng lượng quá điều chỉnh, tăng số lần dao động của hệ và kéo dài thời gian quá trình quá độ của hệ.

Một phần của tài liệu giáo trình trang bị điện (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w