3.3. Đánh giá chung về cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Đại học cơng
3.3.3. Một số vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết
Trước hết cần khẳng định chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường về mọi mặt mà trước hết là về mặt tài chính, là một chủ trương thực sự đúng đắn và phù hợp với xu hướng quản trị đại học trên toàn thế giới. Trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục và chi phí cho GDĐH ngày càng tốn kém, khơng một nhà nước nào có thể tiếp tục bao cấp cho GDĐH như thời GDĐH là đặc quyền, là tinh hoa như xưa nữa. Vì vậy, phải xem GDĐH là một hàng hóa cơng đặc biệt và xu hướng tất yếu sẽ là “người dùng trả tiền”. Học phí chắc chắn sẽ phải tăng và các trường sẽ phải phụ thuộc vào SV nhiều hơn, bởi vì trong vài thập niên sắp tới, nguồn tài chính của các trường đại học vẫn phải chủ yếu dựa vào nguồn học phí. Trong tương lai nhà nước sẽ phải giảm dần bao cấp với các trường công và tập trung nguồn lực cho những mục tiêu chiến lược của quốc gia, bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, chẳng hạn như đầu tư cho NCKH cơ bản và khoa học xã hội. Vì vậy thí điểm tự chủ tài chính ở một số trường để tiến tới mở rộng chính sách tự chủ tài chính trong tồn hệ thống, là một bước đi phù hợp với quy luật.
Đẩy mạnh tự chủ về tài chính nghĩa là nhà nước địi hỏi các trường cơng phải thay đổi lối tư duy và cách xử sự của mình, theo hướng trở nên năng động hơn, hoạt động theo tinh thần doanh nghiệp nhiều hơn. Các trường sẽ phải tính tốn hiệu quả, và được hưởng thành quả tùy theo hiệu quả của mình. Thay vì ngồi chờ nguồn ngân sách được cấp và tự giới hạn mình, các trường sẽ phải chủ động cải thiện chất
lượng để có thể thu hút SV và tồn tại được trong một môi trường cạnh tranh, và điều này sẽ có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động. Nói cách khác, cơ chế tự chủ tài chính sẽ tạo ra động lực đổi mới và tạo ra cho các trường một khuôn khổ pháp lý phù hợp để thực hiện những đổi mới này.
Thực tiễn các trường cho thấy, tự chủ tài chính khơng thể phát huy tác dụng nếu tách rời quyền tự chủ trong những lĩnh vực khác, như tuyển sinh, mở ngành, tuyển chọn nhân sự và trả lương... Vì vậy, đổi mới cơ chế tài chính của GDĐH khơng thể tách rời việc đổi mới phương thức quản trị ở tầm hệ thống.
Tự chủ tài chính phải gắn với trách nhiệm giải trình và minh bạch thơng tin. Tự chủ tài chính tự nó khơng tạo ra hiệu quả và chất lượng. Nó chỉ là một điều kiện cần. Có ý kiến cho rằng các trường đại học cần được cho phép sở hữu và tự quyết về việc sử dụng tài sản và đi vay. Tác giả cho rằng cần đặc biệt thận trọng với khuyến nghị này, mặc dù ở nhiều nước cũng đã có những đề xuất tương tự được nêu. Khi các trường ĐHCL được quyền sở hữu và tự quyết về tài sản và nợ vay, họ có thể được mở rộng khơng gian để tăng nguồn lực, nhưng quyền này cũng có thể bị lạm dụng, sử dụng tùy tiện và để lại hậu quả nghiêm trọng, nếu như nó khơng gắn với trách nhiệm giải trình của cá nhân.
Trong bối cảnh giao quyền tự chủ tài chính cho tất cả các trường cơng lập, thì một điều rất cần được đặt ra là phải nhận thức lại vai trò cốt yếu của cơ quan quản lý nhà nước về GDĐH. Ba vai trò chủ yếu sẽ là: (i) Xây dựng chiến lược và phân bổ nguồn lực cho các mục tiêu chiến lược, trên cơ sở khắc phục và bù đắp những khiếm khuyết của thị trường; (ii) Xây dựng chính sách để hỗ trợ cho các trường phát triển đúng hướng; (iii) Giám sát chất lượng giáo dục và kết quả sử dụng nguồn lực công của các trường.
CHƢƠNG 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
4.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng tự chủ tài chính của trƣờng Đại học Công nghiệp Quảng Ninh