4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Thực tế cho thấy cơng tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao khi tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học cơng lập do đó Nhà nước, Chính phủ cần hồn thiện, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP nhằm tạo mơi trường pháp lý hồn chỉnh giúp các trường đại học công lập chủ động trong quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Hoạt
động giáo dục đào tạo hiện nay rất phong phú và đa dạng, ngoài các hệ đào tạo chính quy, khơng chính quy, đào tạo từ xa… cịn có các phương thức đào tạo cấp bằng, liên kết nước ngồi, đào tạo chứng chỉ. Cho nên cần có các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý nguồn lực tài chính cho phù hợp với từng phương thức đào tạo.
Nhà nước nên khuyến khích các trường ĐHCL tự chủ hồn tồn kinh phí hoạt động thường xuyên, khơng nhận hỗ trợ kinh phí thường xun từ NSNN, các trường vẫn được hưởng nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hoạt động KHCN, các chương trình mục tiêu quốc gia. Cho phép các trường được chủ động nguồn nhân lực và chủ động trong việc chi trả thu nhập cho người lao động (thang bảng lương của nhà nước chỉ nên mang tính chất định hướng, tham khảo).
Nhà nước cần đổi mới quan điểm về học phí và mức thu học phí. Đối với các cơ sở GDĐH, học phí là một nguồn thu hết sức quan trọng, là nguồn lực tài chính cơ bản để duy trì hoạt động và phát triển. Chủ trương Nhà nước hỗ trợ cho các cơ sở GDĐH công lập, hỗ trợ cho người học, thực hiện mục tiêu an sinh xã hội nên học phí chưa được xác định là giá dịch vụ đào tạo mà chỉ là sự chia sẻ chi phí giữa người học với cơ sở đào tạo cơng lập. Bởi vậy, học phí mới đáp ứng một phần chi phí cần thiết để cung cấp dịch vụ đào tạo đại học, nên chưa tạo điều kiện cho GDĐH phát triển, ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo. Duy trì mức học phí thấp cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học công lập phải xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu. Bởi vậy, cần thay đổi quan điểm về học phí để tăng thu học phí với những mức “trần” mới, giúp gỡ khó cho các đơn vị đào tạo. Việc tăng mức thu học phí cần căn cứ khả năng chi trả của người dân, dựa trên chính sách cải cách tiền lương trong giai đoạn vừa qua. Nhà nước cần cho phép các trường đa dạng hóa các mức thu học phí theo từng ngành và chuyên ngành đào tạo, theo hướng các ngành có nhu cầu xã hội cao thì thu học phí cao, các ngành có nhu cầu thấp thì thu thấp, vừa có tác dụng tăng thu hợp pháp cho các trường vừa điều tiết nhu cầu xã hội. Đối với các chương trình đào tạo theo nhu cầu của xã hội, theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ cho phép các trường được quyết định mức học phí, lệ phí trên cơ sở thỏa thuận 2 bên. Khuyến khích các trường đủ điều kiện mở các chương trình đào tạo tiên tiến, chương trình đào
tạo chất lượng cao có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho các trường tăng nguồn thu hợp pháp đồng thời tạo cơ hội học hỏi nâng cao trình độ cho giảng viên của trường.
Cho phép các trường thu hút các nguồn vốn từ xã hội để phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng ủng hộ tài chính cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường, song số tiền ủng hộ đó cần được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng tính vào chi phí và giảm trừ thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Nhà nước cũng cần xem xét việc cho phép các trường được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại thay vì bắt buộc phải mở tài khoản tại kho bạc, tạo điều kiện cho các trường thuận tiện trong giao dịch và hưởng lãi xuất trên nguồn tiền gửi.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết đào tạo để tăng cường xã hội hóa giáo dục.