3.2.2.2. Phương pháp đo lường các biến
Để xem xét mối quan hệ giữa giới tính giám đốc và sự chấp nhận rủi ro của
doanh nghiệp, đề tài sử dụng các biến như sau:
a) Biến phụ thuộc – Chỉ số rủi ro
Đề tài sử dụng 2 biến để đo lường rủi ro:
- Chỉ số rủi ro của ngành
- Biến giả chỉ mức độ chỉ số rủi ro của các ngành lớn hơn 1 (Bằng 0 nếu chỉ số rủi ro ngành < =1; và bằng 1 nếu chỉ số rủi ro ngành > 1)
b) Biến độc lập – Giới tính giám đốc
Biến độc lập là biến giả thể hiện giới tính giám đốc, nhận giá trị bằng 1 nếu
doanh nghiệp có giám đốc là nữ và nhận giá trị bằng 0 nếu doanh nghiệp có giám đốc là nam.
c) Biến kiểm soát
Croson và Gneezy (2009), Lai Van Vo (2018) chỉ ra rằng đặc điểm cá nhân của giám đốc ảnh hưởng đến thái độ đối với rủi ro. Huang và Kisgen (2013), Faccio et al (2016), Trần Trọng Phong và các cộng sự (2015) đã sử dụng biến kiểm sốt là Fsize (quy mơ của doanh nghiệp), Ben David và cộng sự (2007) cũng kiểm sốt các đặc điểm của doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp).
Kế thừa những nghiên cứu trước, Luận án sử dụng các biến kiểm soát sau. Cụ thể các biến kiểm soát được chia thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Đặc điểm của giám đốc doanh nghiệp
- Tuổi của giám đốc, tuổi bình phương của giám đốc
- Dân tộc của giám đốc: được sử dụng để thể hiện dân tộc của giám đốc. Các nhóm dân tộc được xét gồm 3 nhóm: Dân tộc thiểu số, dân tộc Kinh, người nước
ngồi. Nhóm giám đốc có dân tộc là người thiểu số được chọn làm nhóm cơ sở.
- Bằng cấp của giám đốc: được sử dụng để thể hiện trình độ học vấn của giám
đốc doanh nghiệp. Các nhóm bằng cấp được xét gồm 3 nhóm khơng có bằng THPT và đào tạo nghề; có bằng THPT và đào tạo nghề; có trình độ cao đẳng và đại học. Nhóm
giám đốc khơng có bằng THPT và đào tạo nghề được chọn làm nhóm cơ sở.
Bao gồm có 5 loại hình sở hữu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi. Doanh nghiệp tư nhân được lựa chọn làm nhóm cơ sở
Nhóm 3: Quy mơ của doanh nghiệp
Để kiểm sốt hiệu ứng quy mơ, Luận án sẽ sử dụng các biến thể hiện quy mô
lao động và quy mô tài sản.
Các chỉ tiêu thể hiện quy mô lao động bao gồm:
- log của tổng số lao động: được tính bằng loogarit cơ số 10 (log) của số lao
động đang làm việc tại doanh nghiệp. Số lao động đang làm việc tại doanh
nghiệp = ( Tổng số lao động đầu năm + Tổng số lao động cuối năm)/2 - Tỷ lệ lao động nữ:
Tỷ lệ lao động nữ = Tổng số lao động nữ được tính ở cuối năm /Tổng số lao
động được tính ở cuối năm
- Tỷ lệ lao động đóng BHXH
Tỷ lệ lao động đóng BHXH = Số lao động có đóng BHXH được tính ở cuối năm / Tổng số lao động được tính ở cuối năm
Các chỉ tiêu thể hiện quy mô tài sản bao gồm:
- log của tổng tài sản: được tính bằng loogarit cơ số 10 (log) của tổng tài sản Chỉ tiêu Tổng tài sản được tính vào thời điểm cuối năm, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn = khoản nợ phải trả + nguồn vốn thuộc chủ sở hữu Chỉ tiêu Tổng vốn chủ sở hữu được tính vào thời điểm cuối năm - Tỷ lệ tài sản cố định/tổng nguồn vốn:
Chỉ tiêu Tài sản cố định được tính vào thời điểm cuối năm.
Nhóm 4: Tính chất địa lý và thời gian
Biến giả thành thị: Bằng 1 nếu ở thành thị, bằng 0 nếu ở nông thôn Biến giả thời gian: Bằng 1 nếu là năm 2013, bằng 0 nếu là năm 2011
3.2.2.3. Mơ hình hồi quy
Để kiểm tra xem liệu những doanh nghiệp có giám đốc là nữ có xu hướng hoạt động trong các ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro thấp hay khơng, tác giả sẽ ước tính
mơ hình kinh tế lượng sau:
Yi,j,t =β0+Femalei,j,tβ1+Xi,j,tβ2+Ttβ3+ui,j+vi,j,t, (5) Trong đó: t j i Y, ,
là chỉ số đo lường mức độ rủi ro của ngành j, doanh nghiệp i, trong năm t.
t j i
Female , , (Si,j,t) là biến giới tính của giám đốc của doanh nghiệp i, ngành j trong năm t (nữ = 1, nam = 0).
X là các biến kiểm soát, X bao gồm đặc điểm của giám đốc và đặc điểm
của doanh nghiệp.
t
T là biến thời gian, năm 2013 = 1, năm 2011 = 0.
ui,j là các biến không quan sát được, không đổi theo thời gian. vi,j,t là các biến không quan sát được, biến đổi theo thời gian.
Khoảng chênh lệch về giới trong lo ngại rủi ro được đo bằng hệ sốFemalei,j,t . Một vấn đề nan giải là giới tính của giám đốc không phải là biến ngoại sinh. So với các doanh nghiệp do nam quản lý, các doanh nghiệp do nữ quản lý có thể khác nhau không chỉ về các đặc điểm quan sát được như lao động và vốn, mà cịn có thể
khác nhau về các đặc điểm không quan sát được, chẳng hạn như thể chế, hệ thống.
Cũng có thể có những thành kiến với phụ nữ. Để giải quyết sự sai lệch này, tác giả sử dụng hồi quy hiệu ứng cố định, mơ hình này có ưu điểm là loại bỏ các biến không
quan sát được không thay đổi theo thời gian ui,j (Wooldridge, 2010). Quan trọng,
những biến không quan sát được, không thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như các
biến văn hóa và địa lý có thể ảnh hưởng đến cả sự lo ngại rủi ro và định kiến đối với phụ nữ, được loại bỏ khỏi hồi quy hiệu ứng cố định.
3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của rủi ro doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp
Để kiểm tra xem liệu những doanh nghiệp có chỉ số rủi ro thấp có mang lại kết
quả hoạt động kinh doanh tốt hơn khơng, tác giả sử dụng mơ hình kinh tế lượng sau: log(Yit) = α + Betaitβ + Xitγ + Yeartθ + ui + vit (6)
Trong đó:
)
log(Yit là log của chỉ số kết quả hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, ROA, ROE) của doanh nghiệp i vào năm t.
Betait là biến giả thể hiện mức độ rủi ro của doanh nghiệp
X là các biến kiểm soát, bao gồm đặc điểm của giám đốc doanh nghiệp,
loại hình sở hữu của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, và biến giả chỉ thành phố.
t
Year là biến giả chỉ thời gian, với giá trị là năm 2013 = 1, năm 2011 = 0 Sai số của mơ hình được tách ra làm 2 phần: uivà vit
i
u là những biến không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng, không thay
đổi theo thời gian.
it
v là những biến không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng, thay đổi theo thời gian.
Mơ hình (6) giả định rằng các biến kinh tế vĩ mơ có tác động tương tự đối với các doanh nghiệp có giám đốc là nam và các doanh nghiệp có giám đốc là nữ. Nếu
khơng có giả định này, các ước tính có thể bị sai lệch. Tuy nhiên, vì trong mơ hình đã kiểm sốt hiệu ứng xu hướng thời gian (Yeart) và tất cả các biến bất biến theo thời gian (ui) nên tác giả hy vọng độ lệch này không đáng kể.
Tác giả sẽ khảo sát ảnh hưởng của rủi ro đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được dùng trong mơ hình để đo lường kết quả hoạt động của
doanh nghiệp là: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,ROE, ROA. Tác giả chạy mơ hình hồi quy tương tự lần lượt cho các chỉ tiêu trên.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4. 1. Thực trạng giới tính giám đốc và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam nghiệp tại Việt Nam
4.1.1. Thực trạng giới tính giám đốc doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến sự phát
triển của doanh nhân nữ. Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực rất đáng khen ngợi trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và thực thi các đạo luật cũng như các văn
bản hướng dẫn thực hiện có liên quan đến việc khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Mục đích của những việc làm này là tạo một sân chơi bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể đóng góp nhiều hơn trong phát
triển kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, những trở ngại đối với phụ nữ trong việc tham gia vào hoạt động
kinh tế ( bao gồm cả việc khởi sự kinh doanh và việc vận hành doanh nghiệp) không nằm trong những yếu tố pháp lý hay pháp luật mà là từ các yếu tố mang tính chất truyền thống và bản thân người phụ nữ (UNIDO và VCCI, 2012). Chính các yếu tố truyền thống đề cao sự phục tùng của người phụ nữ, sự phân chia nghĩa vụ gia đình
giữa nam giới và phụ nữ ở Việt Nam không đồng đều, phụ nữ Việt Nam phải gánh vác hầu hết nghĩa vụ gia đình (World Bank, 2004), và những điều này ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thời gian mà họ có thể dành cho công việc kinh doanh hay những hoạt
động khác. Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là
làm quản lý vẫn còn hạn chế và vẫn còn kém khi so với nam giới. Tính tốn của tác giả cũng trùng hợp với những nghiên cứu trước đó. Mặc dù đã được cải thiện nhưng
vẫn còn nhiều hiện tượng bất bình đẳng giới ở Việt Nam (Nguyễn, 2012). Mọi người thường thích con trai hơn con gái. Nguyễn và Trần (2017) thấy rằng các gia đình có khuynh hướng có con cho đến khi sinh được một bé trai. Mức lương cho phụ nữ thấp hơn khoảng 17% so với nam giới có trình độ học vấn và kinh nghiệm tương tự
(Gallup, 2002, Nguyen, 2012). Những lý do này có thể giải thích một phần cho vấn đề tại sao tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ ở Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nam.
Hình 4.1 trình bày tỷ lệ phần trăm của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ
trong năm 2011 và 2013.
Tỷ lệ trong hai năm gần như giống nhau. Gần 25% doanh nghiệp có giám đốc là nữ (tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý lần lượt là 24,7% và 24,8% trong năm 2011 và 2013).