Nguồn: Tính tốn của tác giả khi sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và năm 2013
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho thấy các nữ giám đốc thường trẻ và có trình độ học vấn thấp hơn so với các giám đốc nam (Tergesen và cộng sự, 2009). Tại Việt Nam, nữ giám đốc cũng có trình độ học vấn thấp hơn các nam giám đốc. Chỉ có 36,4% doanh nhân nữ có bằng đại học, trong khi tỷ lệ này của các doanh nhân nam là 45,4%; tương tự như vậy, tỷ lệ có bằng tiến sĩ của các doanh nhân nữ và doanh nhân
nam tương ứng lần lượt là 0,2% và 0,6%, bằng thạc sĩ là 1,5% và 2,6% (VCCI, 2012). Năm 2013, tỷ lệ hoàn thành cao đẳng hoặc đại học là 62,7% đối với giám đốc nam và 58,4% đối với giám đốc nữ. Học vấn thấp hơn là một nguyên nhân khiến cho số giám
đốc nữ thấp hơn số giám đốc nam
Hình 4.3 trình bày tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp do nữ quản lý được
phân loại theo độ tuổi. Tuổi trung bình là 42,0 cho nam giám đốc và 40,5 đối với
nữ giám đốc.
Vì mỗi cơng ty có một giám đốc nên con số này cũng có nghĩa là tỷ lệ nữ giám
đốc tính theo độ tuổi. Nó cho thấy mối tương quan tiêu cực mạnh giữa độ tuổi và tỷ lệ
nữ giám đốc. Ở tuổi 20, có 48,4% các giám đốc là nữ. Tỷ lệ nữ giám đốc giảm xuống còn 34% ở tuổi 25; 25% ở tuổi 35; 24,5% ở tuổi 45 và còn 16,7% ở độ tuổi từ 75 trở
lên. Xu hướng tỷ lệ các nữ giám đốc giảm dần khi độ tuổi tăng lên có thể được giải
thích bởi một số lý do có thể xảy ra như sự gia tăng về số nữ giám đốc gần đây, tuổi nghỉ hưu thấp hơn của phụ nữ. Nhưng có lẽ, lý do lớn cho sự suy giảm rõ rệt của các giám đốc nữ theo độ tuổi có lẽ là do phụ nữ khi đến tuổi kết hơn và lập gia đình, họ đã phải dành nhiều thời gian và sức lực của mình để chăm lo cho gia đình, con cái, nên họ khơng cịn dành sự ưu tiên của mình cho việc tham gia vào kinh doanh nữa. Ngồi
giáo dục, niềm tin thì những giai đoạn trong cuộc đời của người phụ nữ có tác động đáng kể đến việc khả năng họ tham gia vào thị trường lao động nói chung và cơng việc
kinh doanh nói riêng. Đối với phụ nữ, khả năng này sẽ giảm xuống khi họ lập gia đình, có thêm con, cũng như có con đến độ tuổi đi học (Maglad, 1998). Phụ nữ thường có nhiều khả năng chỉ làm việc bán thời gian hoặc thâm chí rời khỏi thị tường lao động
sau khi sinh con (Beccker, 1993).
Theo cuộc điều tra của VCCI năm 2012, hơn 73% doanh nhân nữ được khảo sát tin rằng độ tuổi không phải là yếu tố bất lợi cho họ khi họ bắt đầu tham gia hoạt động kinh doanh. Các doanh nhân nữ cho rằng tuổi tác không phải là yếu tố cản trở họ khi khởi sự doanh nghiệp, nhưng lại là yếu tố có thể gây trở ngại trong giai đoạn họ duy trì và phát triển kinh doanh, khi họ đã lập gia đình và có con. Sự phân chia nghĩa vụ gia
đình giữa nam giới và phụ nữ ở Việt Nam không đồng đều, phụ nữ Việt Nam phải
gánh vác hầu hết nghĩa vụ gia đình, và điều này ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thời gian mà họ có thể dành cho cơng việc kinh doanh hay những hoạt động khác (World Bank, 2004). Như đã trình bày ở chương trước, VCCI cũng đã chỉ ra rằng thời gian
làm việc của phụ nữ có tương quan ngược chiều với số con mà họ có. Chính vì vậy, ở
độ tuổi 20, khi phụ nữ chưa vướng bận với chuyện gia đình thì tỷ lệ phụ nữ tham gia
nữ. Với những độ tuổi lớn hơn, phụ nữ Việt Nam có xu hướng phải dành một phần lớn thời gian của mình cho cơng việc nội trợ gia đình và chăm sóc con cái. Trong khi nam giới Việt Nam, theo truyền thống, không bị ràng buộc nhiều bởi nghĩa vụ gia đình, và vì vậy họ có thể dành phần lớn thời gian của mình đầu tư cho cơng việc kinh doanh.