Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh (Trang 55)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.1.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Mục đích của phƣơng pháp này là nhằm thu thập những số liệu cụ thể và chính xác từ các bộ phận chức năng của bộ, ngành và của doanh nghiệp qua đó có đƣợc những số liệu cụ thể để xem xét đánh giá đƣợc thực trạng vấn đề cần nghiên cứu lại luận văn.

Tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận văn là các tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và diễn giải, bao gồm: giáo trình, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê,... cụ thể:

Các số liệu về hoạt động có thu của 8 doanh nghiệp an ninh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015;

Luật Ngân sách Nhà nƣớc, các Nghị định của Chính phủ, các Nghị quyết, các Quy chế và Quyết định của Bộ Cơng an quy định về chính sách tài chính đối doanh nghiệp.

Giáo trình Quản lý nhà nƣớc về kinh tế, Giáo trình Tài chính cơng,...

2.1.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp: Bên cạnh những nhận xét căn cứ vào số liệu thực tế và qua tìm hiểu trên góc độ chủ quan của ngƣời nghiên cứu luận văn cịn có những đánh giá khách quan căn cứ vào số liệu điều tra những tổ chức và cá nhân là ngƣời trong cuộc gồm lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo và chuyên viên phịng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp an ninh.

2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin

Phƣơng pháp phân tích dữ liệu là việc tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá bằng cách đánh giá các kết quả điều tra trên mẫu và đƣa ra các nhận xét từ kết quả thu thập đƣợc. Từ đó rút ra các kết luận về khó khăn tồn tại để đƣa

ra các giải pháp hồn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu thức cấp là phƣơng pháp theo đó các dữ liệu đƣợc xử lý sẽ tiếp tục đƣợc đánh giá. Sử dụng các phƣơng pháp sau để phân tích dữ liệu:

2.1.2.1. Phương pháp thống kê so sánh

Là phƣơng pháp dựa trên những tài liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập đƣợc, tiến hành tổng hợp lại thành các bảng số liệu thống kê và bảng phân tích các số liệu đó là sản phẩm thu đƣợc của hoạt động thống kê đã đƣợc ngƣời điều tra tiến hành trong một không gian cụ thể. Phƣơng pháp này cung cấp các thơng tin một cách có hệ thống, theo chuẩn mực đảm bảo tính trung thực, khách quan và chính xác các vấn đề mà đề tài nghiên cứu.

2.1.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Mục đích của việc phân tích tổng hợp là có những nhận xét nhiều chiều về một vấn đề nghiên cứu. Qua đó có cách nhìn nhận khách quan để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin tổng hợp phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp là phƣơng pháp đánh giá phân tích dựa vào việc thu thập thơng tin từ việc phỏng vấn các chuyên gia về chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp trong 3 năm. Từ đó có cái nhìn sâu hơn, cụ thể chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu.

Sử dụng phƣơng pháp thống kê dữ liệu từ bảng hỏi để tổng hợp các ý kiến giống nhau và khác nhau về các nội dung của chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp

Đối tƣợng của việc nghiên cứu phân tích tổng hợp là tất cả những kết quả thu thập đƣợctừ phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp và thu thập số liệu sơ cấp cùng những ý kiến chuyên gia qua phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp để đánh giá đƣợc những tồn tại, những cái đã đạt đƣợc để từ đó có những giải pháp đề xuất một cách khách quan về đổi mới cơ chế quản lý tài chính.

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

Trong phƣơng pháp này, tác giải đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính mà cụ thể là phƣơng pháp tình huống làm phƣơng pháp nghiên cứu chính; sử dụng phƣơng pháo định lƣợng hỗ trợ thêm để làm sang tỏ thêm vấn đề cần nghiên nghiên cứu. Đây chính là dạng thiết kế hỗn hợp gắn kết “thiết kế hỗn hợp gắn kết là dạng thiết kế trong đó một phƣơng pháp (định tính hoặc định lƣợng) là chính và phƣơng pháp cịn lại gắn với phƣơng pháp chính. Nhƣ vậy, phƣơng pháp gắn kết (phụ) này đóng vai trị hỗ trợ thêm dữ liệu cho phƣơng pháp chính” (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 198).

Trong phƣơng pháp tình huống, cơng cụ tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu đó chính là khảo sát quan sát. “ Phân tích dữ liệu định tính là q trình đi tìm ý nghĩa của dữ liệu”.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP AN NINH

3.1. Khái quát chung về doanh nghiệp An ninh

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp an ninh

Doanh nghiệp an ninh là những doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động cơng ích, có tƣ cách pháp nhân và thực hiện chế độ hoạch tốn kinh tế độc lập, có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh các thiết bị, sản phẩm phục vụ ngành Công an và tham gia thị trƣờng.

Các doanh nghiệp an ninh hoạt động tập trung trong các lĩnh vực: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; sửa chữa, đại tu ô tô, xe máy; in ấn tài liệu, sách báo; may mặc quân trang; thiết kế, thi cơng lắp đặt thiết bị bảo vệ, phịng cháy, chữa cháy; xuất nhập khẩu thiết bị phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ; kinh doanh lĩnh vực điện tử, viễn thông…

Doanh nghiệp an ninh ngồi vai trị đóng góp vào phát triển nền kinh tế quốc dân, tham gia các hoạt động cung - cầu trên thị trƣờng, góp phần làm tăng của cải vật chất cho xã hội,… cịn có vai trị quan trọng đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ đặc thù chuyên ngành, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lƣợng Cơng an nhân dân là giữ vững an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nƣớc, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Những lĩnh vực, những sản phẩm do các doanh nghiệp an ninh sản xuất chủ yếu là các lĩnh vực mà thị trƣờng không đáp ứng đƣợc nhƣ: đảm bảo quân trang, nhu yếu phẩm (quần áo quân phục, giầy, mũ, quân hàm, quân hiệu,…) cho tồn lực lƣợng Cơng an nhân dân, quần áo phạm nhân; nhập khẩu vũ khí, khí tài, cơng cụ hỗ trợ, thiết bị nghiệp vụ chuyên dung; sản xuất biển phản quang các loại xe cơ giới; lắp ráp, sửa chữa ô tô chuyên dung; lắp ráp, sản xuất các loại công cụ hỗ trợ (nhƣ áo giáp, mũ chống đạn, lá chắn, đèn quay cịi ủ cảnh sát, gậy điện, khóa cịng,…).

3.1.2. Số lượng, cơ cấu, quy mô doanh nghiệp an ninh

Qua thời gian hơn 30 năm tồn tại và phát triển, qua nhiều lần sáp nhập, giải thể, hợp nhất, hiện nay Bộ Cơng an có tổng số 9 doanh nghiệp an ninh, trong đó có 1 doanh nghiệp đang thực hiện tái cấu trúc theo chủ trƣơng của Chính phủ và của lãnh đạo Bộ (Tổng Cơng ty Viễn thơng tồn cầu Gtell). Ngoài 06 doanh nghiệp thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 19/5, Cơng ty cơ khí ơ tơ xe máy Thanh Xuân, Công ty Thăng Long, Công ty Bạch Đằng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên in Ba Đình, Tổng cơng ty Viễn thơng tồn cầu, cịn có 03 doanh nghiệp khác do các đơn vị, địa phƣơng quản lý về mặt tổ chức, hành chính và nhân sự là Cơng ty Nam Triệu thuộc Cơng an Hải Phịng (Tháng 6/2015 đã sáp nhập về Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật); Công ty Tháng 8 thuộc Công an Hà Nội, Công ty 990 thuộc Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra Bộ Cơng an cịn có các doanh nghiệp của các đơn vị nghiệp vụ (An ninh, Tình báo) hoạt động theo hình thức bình phong, các doanh nghiệp này khơng tính vào cơ cấu các doanh nghiệp Cơng an.

3.1.3. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp an ninh

Tính đến 31/12/2011, tổng số cán bộ công nhân viên của 9 doanh nghiệp an ninh là 4.132 ngƣời. Trong đó, biên chế Cơng an 439 ngƣời, hợp đồng lao động 3.693 ngƣời.

Do đặc thù là các đơn vị sản xuất, kinh doanh nên số lƣợng cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp an ninh tuy đơng, nhƣng tỷ lệ biên chế Cơng an rất ít (439/4139), chiếm tỷ lệ 9,4%, còn lại là nhân viên hợp đồng lao động.

Cán bộ chiến sỹ, công nhân viên trong các doanh nghiệp an ninh có trình độ chun mơn đa dạng, nhiều ngƣời có chun mơn về kinh tế, thƣơng mại, điện tử, viễn thơng,... nhƣng ít ngƣời đƣợc đào tạo cơ bản, chính quy về nghiệp vụ Cơng an. Do vậy trong quá trình thực hiện nhiệm

vụ và tiếp xúc với đối tác nƣớc ngồi cịn nhiều hạn chế về mặt nghiệp vụ. Bên cạnh đó, khâu yếu nhất của cán bộ các doanh nghiệp, kể cả cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp là năng lực quản lý, điều hành chƣa cao, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp chƣa có tầm nhìn chiến lƣợc về phát triển doanh nghiệp Công an. Đội ngũ cán bộ doanh nghiệp Công an hoạt động chƣa chuyên nghiệp, rất thiếu cán bộ có trình độ chun mơn giỏi, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng doanh nghiệp thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

3.1.4. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp an ninh

Các doanh nghiệp an ninh đƣợc hình thành và phát triển từ sớm nhƣng không ổn định, trải qua nhiêu lần giải thể, sáp nhập, hợp nhất, sắp xếp và đổi mới. Việc liên tục giải thể, sắp xếp lại làm cho doanh nghiệp ln trong tình trạng chờ đợi, gây tâm lý lo lắng cho ngƣời lao động, không ổn định để tập trung sản xuất kinh doanh. Bản thân một số doanh nghiệp cũng dựa vào tình hình này để dựa dẫm, ỷ lại hoặc có doanh nghiệp tranh thủ lợi dụng tình hình này để “làm giàu” cho cá nhân hoặc cho một bộ phận nhỏ cán bộ.

Các doanh nghiệp an ninh hoạt động vừa theo mệnh lệnh hành chính của lực lƣợng vũ trang, vừa theo cơ chế thị trƣờng nên doanh nghiệp thƣờng xuyên bị động, khơng đƣợc tự chủ hồn tồn trong tất cả mọi lĩnh vực. Trong cơ chế hiện nay, doanh nghiệp bị “sức ép” từ nhiều phía đƣa lại nhƣ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong huy động vốn, trong sử dụng lao động, trong việc sử dụng kết quả làm ra, trong đầu tƣ đổi mới cơng nghệ,... Có rất nhiều cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp, nhƣng lại thiếu cơ chế và sự phối hợp chặt chẽ nên các doanh nghiệp hoạt động cịn rất lúng túng trong q trình thực hiện theo cơ chế mới. Mặt khác, dù đã ra đời nhiều năm nhƣng đến nay hoạt động của các doanh nghiệp an ninh chƣa ổn định theo ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chƣa có sản phẩm mũi nhọn, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu vững chắc trên thị trƣờng, các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình thử nghiệm tìm tịi. Do vậy, trong

q trình hoạt động các doanh nghiệp an ninh cịn thể hiện sự lúng túng trong chiến lƣợc kinh doanh và chƣa có giải pháp để doanh nghiệp phát triển đột phá.

Các doanh nghiệp an ninh chủ yếu có mơ hình sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, đƣợc hình thành từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp hoặc đƣợc tiếp quản từ cơ sở sản xuất do chế độ cũ để lại, vốn đầu tƣ thấp, công nghệ lạc hậu nên sản phẩm công nghệ an ninh của ta lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực, chƣa đáp ứng đƣợc u cầu cơng tác và chiến đấu. Bên cạnh đó các lực lƣợng nghiệp vụ cũng coi trọng việc mua sắm thiết bị tổng thành của nƣớc ngồi phục vụ cơng tác Công an quan trọng hơn là tiếp nhận, sử dụng các sản phẩm, phƣơng tiện, kỹ thuật do ta nghiên cứu sản xuất. Chính vì thế các doanh nghiệp an ninh càng khó phát triển, khơng có điều kiện cọ sát thực tiễn để trƣởng thành.

Hiện nay các doanh nghiệp an ninh đang tăng cƣờng xây dựng, nghiên cứu, sản xuất các phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ, tăng cƣờng hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài.... để triển khai hoạt động khu công nghiệp an ninh của Bộ Cơng an. Q trình hoạt động có sự liên doanh liên kết với các đối tác nƣớc ngoài: Israel, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Đây về nội bộ ta, tìm hiểu và nắm bắt đƣợc các kỹ thuật, phƣơng tiện của ta. là yếu tố thuận lợi để ta huy động vốn, tranh thủ đƣợc tiềm lực khoa học, cơng nghệ, nhƣng cũng có yếu tố bất lợi là phía đối tác nƣớc ngồi có điều kiện tìm hiểu về nội bộ ta, tìm hiểu và nắm bắt đƣợc các kỹ thuật, phƣơng tiện của ta.

Tất cả các doanh nghiệp an ninh hiện nay đều có mối quan hệ kinh doanh làm ăn, buôn bán với các đối tác nƣớc ngoài. Trong điều kiện hiện nay, việc mua sắm phƣơng tiện, kỹ thuật của nƣớc ngồi có điểm yếu là vừa bị động, vừa lộ bí mật phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ, đối phƣơng biết rõ ta có loại phƣơng tiện gì, số lƣợng bao nhiêu, trình độ cơng nghệ

thế nào và rất dễ vơ hiệu hóa. Mặt khác, các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bao giờ cũng có “cửa hậu”, nghĩa là các nhà sản xuất bao giờ cũng có phƣơng án giải mã, vơ hiệu hóa các thiết bị do chính mình sản xuất ra, trong khi đứng đằng sau các nhà sản xuất vũ khí, phƣơng tiện kỹ thuật là ai thì chúng ta chƣa thể biết đƣợc.

3.1.5. Đóng góp của doanh nghiệp an ninh

Kinh nghiệm của Việt Nam và của các nƣớc trên thế giới đã chứng minh có sản phẩm hàng hóa, có sản xuất kinh doanh thì ngành cơng nghiệp sản xuất hàng nghiệp vụ chiến đấu mới phát triển đƣợc. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều sản phẩm của cơng nghiệp quốc phịng và cơng nghiệp an ninh đã trở thành hàng hóa có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm hàng hóa thuộc các ngành và lĩnh vực công nghiệp dân dụng. Thực tế cũng chứng minh tất cả những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất đều đƣợc nghiên cứu đƣa vào ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực an ninh, tình báo và quốc phịng. Sức mạnh của lực lƣợng vũ trang đƣợc thể hiện qua các loại vũ khí, phƣơng tiện, thiết bị đƣợc trang bị. Để tăng cƣờng sức mạnh cho lực lƣợng Công an nhân dân và xây dựng lực lƣợng Cơng an trở thành một lực lƣợng chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, hội nhập với lực lƣợng Cảnh sát, An ninh trong khu vực và trên thế giới thì ngành Cơng an phải nhanh chóng đầu tƣ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nghiên cứu, phát minh, cải tiến và sản xuất ra các phƣơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, cơng cụ hỗ trợ, từng bƣớc hiện đại hóa phƣơng tiện hoạt động và điều kiện làm việc cho lực lƣợng Công an nhân dân.

Quá trình đổi mới và phát triển, các doanh nghiệp Cơng an ngồi vai trị đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân, cịn có vai trị chính là đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ đặc thù chuyên ngành, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lƣợng Công an nhân dân. Hoạt động của các doanh nghiệp cơ bản có hiệu quả, bảo tồn đƣợc vốn Nhà nƣớc giao và tự bổ sung vốn cho doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận các năm đều tăng so

với năm trƣớc. Tính từ năm 2001 đến năm 2010 các doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc 482 tỷ 473 triệu đồng. Nhìn chung các doang nhiệp đảm bảo đƣợc việc làm cho ngƣời lao động, đời sống, thu nhập ngày càng đƣợc nâng cao. Hàng năm quỹ lƣơng cho cán bộ, cơng nhân viên trong các doanh nghiệp bình qn khoảng 170 tỷ đồng.

Hiện nay các doanh nghiệp an ninh đã cơ bản ổn định về tổ chức và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp an ninh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w