Chiến lược phát triển hoàn thiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chiến lược phát triển của tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí đến năm 2025 và định hướng đến 2035 (Trang 95 - 98)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1. Chiến lược phát triển hoàn thiện

Căn cứ vào định hƣớng phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015 đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, cũng nhƣ dựa trên năng lực cốt lõi của DMC, tác giả đề xuất Tổng công ty DMC nên phối hợp thực hiện “chiến lƣợc tích hợp theo chiều dọc” và “chiến lƣợc liên minh”. Sở dĩ hai giải pháp chiến lƣợc này theo tác giả là phù hợp với DMC trong giai đoạn mới vì những lý do sau:

Một là, khi thực hiện chiến lƣợc tích hợp theo chiều dọc, DMC có thể

khai thác tốt nhất năng lực cốt lõi của mình trong lĩnh vực khai thác và thăm dò dầu khí. Hiện nay, DMC đang có đội ngũ kỹ thuật có chun mơn sâu và tay nghề cao, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật khắt khe trong dịch vụ của các nhà thầu dầu khí. Do vậy, dịch vụ hóa kỹ thuật, trong đó có dịch vụ dung dịch khoan, đƣợc coi là khâu đột phá trong chiến lƣợc phát triển của DMC. Từ khâu đột phá này, DMC có thể tiếp tục phát triển các hƣớng kinh doanh khác bằng phƣơng án tích hợp theo chiều dọc cả ngƣợc và xuôi chiều nhƣ tham gia nhiều hơn vào khâu cung cấp các sản phẩm hóa chất phục vụ hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí hay tham gia phân phối các sản phẩm hóa dầu.

Hai là, DMC đã có hệ thống nguồn lực về cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ

cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của DMC đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ, có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu trong các lĩnh vực hoạt động. Cụ thể:

- Dịch vụ Dung dịch khoan: 2 đơn vị thành viên của DMC là MIVN và DMC-WS có trụ sở đặt tại Vũng Tàu. MI-VN đã có căn cứ bơm cắt pha trộn tại cảng PTSC Vũng Tàu với tổng giá trị đầu tƣ khoảng 5 triệu USD. DMC WS đang tiến hành đầu tƣ “Căn cứ dịch vụ DMC tại cảng VSP” bao gồm hệ thống bồn bể chứa, khuấy trộn, bơm cắt… phục vụ cho dịch vụ dung dịch khoan và các hoạt động dịch vụ kỹ thuật khác của DMC cho VSP và các nhà thầu dầu khí với tổng mức đầu tƣ khoảng 60 tỷ đồng. Ngoài ra, cả 2 đơn vị đã thực hiện đầu tƣ các thiết bị, dụng cụ phục vụ cung cấp dung dịch khoan và hóa chất khai thác với giá trị đầu tƣ gần 4 triệu USD, đủ đảm bảo cung cấp dịch vụ dung dịch khoan theo yêu cầu của khách hàng.

- Dịch vụ làm sạch: Tổng công ty DMC đã đầu tƣ đồng bộ thiết bị làm sạch hiện đại đƣợc sản xuất tại Mỹ với tổng mức đầu tƣ 5 triệu USD. Hệ thống thiết bị này đảm bảo đƣợc dịch vụ cung cấp đạt chất lƣợng quốc tế, phục vụ làm sạch các bồn bể chứa dầu thô, sản phẩm, các tàu chở dầu thô, FSO, FPSO; Thiết bị có khả năng phân tách thu hồi phần lớn lƣợng dầu lẫn trong cặn, giảm lƣợng cặn thải ra. Toàn bộ hệ thống thiết bị đƣợc tập kết tại kho của DMC Dung Quất;

- Dịch vụ xử lý môi trƣờng: Hiện nay DMC đang nghiên cứu công nghệ

xử lý và đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất hiện có ở 3 khu vực Vũng Tàu, Dung Quất, Nghi Sơn để có phƣơng án đầu tƣ vì hầu hết các cơ sở xử lý trong quy hoạch đều đã đƣợc đầu tƣ.

- Dịch vụ chống ăn mòn: hiện nay DMC chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tận dụng các thiết bị thí nghiệm đã có, sử dụng phƣơng tiện thiết bị thuê ngoài, sản phẩm của đối tác nƣớc ngồi để tổ chức thực hiện.

- Lĩnh vực hóa chất: Tổng cơng ty đang lập dự án đầu tƣ xƣởng pha trộn

hóa chất, đầu tƣ trung tâm phân tích thí nghiệm hóa chất với tổng mức đầu tƣ 80 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014.

- Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Ngoài hơn 30.000 m2 hệ thống nhà xƣởng và kho bãi tại Yên Viên, Tổng công ty DMC đã đầu tƣ xây dựng Nhà máy Hóa phẩm Dầu khí Cái Mép tại KCN Cái Mép – trên diện tích 26.132m2 với tổng mức đầu tƣ 173,9 tỷ đồng với hệ thống nhà xƣởng và dây chuyền thiết bị sản xuất Bentonite, Xi măng G, Silica… Nhà máy đã hoàn thành và bàn giao cho Công ty DMC- Miền Nam quản lý, sản xuất. Tổng công ty DMC sẽ tiếp tục đầu tƣ để cải tạo hệ thống kho tàng với diện tích 18.345 m2 tại 24/8 Lê Thánh Tơng để phát triển dịch vụ logistic. Tại Quảng Ngãi, DMC đã xây dựng tổng kho hóa chất với diện tích 5.400m2 trên diện tích trên 30.000 m2, hiện tại cơ sở vật chất này đang giao cho DMC- Miền Trung quản lý, khai thác. Trong thời gian tới DMC đồng thời sẽ phát triển căn cứ cung ứng dịch vụ làm sạch tại đây.

Vì vậy, khi thực hiện chiến lƣợc tích hợp theo chiều dọc, DMC có thể khai thác các cơ sở này một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí nguồn lực.

Ba là, chiến lƣợc liên minh sẽ giúp DMC có đƣợc cơ hội và điều kiện

phát triển tốt hơn năng lực cốt lõi của mình khi tìm đƣợc đối tác phù hợp. Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của DMC là 745 ngƣời nhƣng số lƣợng cán bộ kỹ thuật có trình độ phục vụ cho lĩnh vực dịch vụ còn chiếm tỷ trọng chƣa cao, chiếm 13,5% tổng số. Trong khi đó, để có thể vƣơn ra thị

hỏi hàm lƣợng kỹ thuật công nghệ cao thì DMC còn thiếu tiềm lực. Vì vậy, DMC cần liên minh với một đối tác khác có năng lực cơng nghệ cao để tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, từ đó củng cố năng lực của bản thân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chiến lược phát triển của tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí đến năm 2025 và định hướng đến 2035 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w