Phần 3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ - 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đơ Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia: Trung Quốc (dài 38,5km) và Lào (dài 360 km). Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang. Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu Quốc gia. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, 2020).
Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đơng. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m. Ở phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc. Trong đó, đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình (huyện Tủa Chùa). Ngồi ra cịn có các dạng địa hình thung lũng, sơng suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ,... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, 2020).
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Điện Biên
Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên (2020) Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đơng tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hố đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khơ và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17,7o
C - 27,2oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 16o
- 19oC), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (26oC) - chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.300 - 1.850mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ nắng bình quân từ 159 – 203 giờ trong năm; các tháng có giờ nắng thấp là tháng 1, 6, 7, 11, 12; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng 3, 4, 8, 9 (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, 2020).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên
3.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế
Cùng với xu thế hội nhập và đổi mới nền kinh tế của toàn quốc, trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế riêng, tỉnh Điện Biên đã và đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo sự phát triển chung của toàn quốc.
Cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất của các ngành tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 – 2019 được thể hiện qua bảng 3.1.
Tổng giá trị sản xuất tăng từ 15.551,5 tỷ đồng năm 2015 lên 19.468 tỷ đồng năm 2019 với tốc độ phát triển bình quân tương đối cao (119,86%). Trong đó:
- Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 là 7.444,7 tỷ đồng tăng lên đạt 11.546,3 tỷ đồng năm 2019 (chiếm 59,31% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh năm 2019). Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2015 - 2019 là 124,54% cho thấy thương mại và dịch vụ là ngành chiếm cơ cấu chính trong nền kinh tế của tỉnh. Đồng thời phản ánh tiềm năng, lợi thế của tỉnh về phát triển du lịch, để phát huy được thế mạnh này bên cạnh tiếp tục triển khai các chủ trương chính sách, biện pháp phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ nói chung, du lịch nói riêng cần có những nghiên cứu để đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp khai thác các tiềm năng, thế mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh.
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp có sự biến động tăng qua các năm (từ 18,93% tổng giá trị sản xuất tăng lên 19,5% năm 2017 và 19,01% năm 2019). Tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ cho thấy Điện Biên khơng có lợi thế về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, tỉnh Điện Biên đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thông qua các giải pháp căn bản: tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất cho sản xuất công nghiệp, hiện đại và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có sự biến động giảm dần qua các năm (năm 2015 chiếm 21,43% tổng giá trị sản xuất giảm xuống 17,24% năm 2019), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 107,49%. Đây là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng lớn về điều kiện tự nhiên, dịch bệnh do vậy đòi hỏi phải áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chú trọng áp dụng giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất và thực hiện tốt cơng tác phịng chống thiên tai, dịch bệnh.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2019 Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2015 2017 2019 So sánh Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2017/ 2015 2019/ 2017 BQC Tổng GTSX 13.551,5 100 16.394,3 100 19.468,0 100 120,98 118,75 19,86 1. GTSX Nông – Lâm – Thuỷ sản 2.904,4 21,43 3.078,6 18,78 3.355,9 17,24 106,00 109,01 7,49 2. GTSX CN, TTCN 2.564,7 18,93 3.139,8 19,15 3.701,6 19,01 122,42 117,89 20,14 3. GTSX Thương mại – Dịch vụ 7.444,7 54,94 9.451,4 57,65 11.546,3 59,31 126,95 122,16 24,54 4. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 637,7 4,71 724,5 4,42 864,2 4,44 113,61 119,28 16,41 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2019)
3.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội
- Giáo dục và Đào tạo
Là một tỉnh miền Núi, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí cịn thấp so với các địa phương trong cả nước. Tuy vậy, trong những năm vừa qua ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh đã được các cấp uỷ đảng và chính quyền quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tính đến tháng 12 năm 2019, tồn tỉnh có 515 trường học (trong đó có 4 trường cao đẳng), 7.176 lớp học từ mầm non đến THPT, 11.978 giáo viên (trong đó có 394 giảng viên thuộc 4 trường cao đẳng), 197.626 HSSV (trong đó có 1.782 HSSV trung cấp, cao đẳng). Hệ thống cơ sở giáo dục đảm bảo giảng dạy văn hố phổ thơng cũng như đáp ứng nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho con em các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh (Cục thống kê tỉnh Điện Biên, 2019).
- Y tế
Toàn tỉnh hiện có 163 cơ sở y tế, 2.670 giường bệnh, nhân lực ngành y tế và ngành dược là 2.727 người, đảm bảo cho trên 90,5 xã, phường, thị trấn có bác sỹ. Cả năm 2019 tổng số lượt khám bệnh ước đạt 850.000 lượt người, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú đạt trên 111.000 lượt và trên 17.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú, công suất sử dụng giường bệnh đạt 108%; ước tỷ lệ sinh 22,4‰, mức giảm tỷ lệ sinh 0,5‰; tỷ lệ các bà mẹ sinh con thứ 3 trở lên so với tổng số bà mẹ sinh con trong năm là 18,7%, giảm 0,37% so với cùng kỳ. Năm 2019, tỉnh Điện Biên có 693 bác sĩ, 768 y sĩ, 576 điều dưỡng, 266 hộ sinh, 144 kỹ thuật viên (Cục thống kê tỉnh Điện Biên, 2019). Nguồn nhân lực và vật lực về y tế hiện cịn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn địi hỏi phải có sự đầu tư hơn nữa để đảm bảo cơng tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.