Phần 3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án
3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích cơ bản
3.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn lực sinh kế
Các chỉ tiêu về nguồn vốn sinh kế được so sánh trước và sau khi có hoạt động du lịch tại địa phương.
a. Chỉ tiêu nguồn lực tự nhiên
- Thay đổi diện tích và cơ cấu đất;
- Thay đổi diện tích đất nơng nghiệp bình qn (theo hộ, nhân khẩu, lao
động);
- Thay đổi nguồn nước sử dụng.
b. Chỉ tiêu nguồn lực con người
- Tổng số lao động, thay đổi cơ cấu lao động theo nghề nghiệp; - Tỷ lệ lao động qua đào tạo;
- Tỷ lệ lao động tham gia vào hoạt động du lịch;
- Tỷ lệ hộ làm thuê, làm chủ các cơ sở kinh doanh du lịch (KDDL);
- Chất lượng lao động: Trình độ chủ hộ, đào tạo nghề chủ hộ, lao động chính, trình độ lao động chính, đào tạo nghề của lao động chính.
c. Nhóm chỉ tiêu nguồn lực tài chính
- Các nguồn thu nhập của hộ, cơ cấu nguồn thu nhập; - Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động du lịch so với tổng thu nhập; - Số lượng và tỉ lệ vốn vay;
- Khả năng tiếp cận vốn vay;
- Cơ cấu sử dụng vốn của hộ theo các hoạt động sinh kế.
d. Nguồn lực vật chất
- Tổng số trạm y tế, trường học, chợ;
- Tổng số km đường được bê tơng hóa, tỷ lệ km đường được bê tơng hóa
theo nguồn vốn;
- Thay đổi chất lượng nhà ở, tài sản phục vụ sản xuất, tài sản phục vụ sinh hoạt.
e. Nguồn lực xã hội
- Tỷ lệ hộ tham gia vào các tổ chức kinh tế – xã hội;
- Tỷ lệ hộ tham gia vào các nhóm sở thích, câu lạc bộ tại địa phương.
3.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu về chiến lược sinh kế
- Tỷ lệ hộ dân có hoạt động sinh kế là du lịch; - Thay đổi số lượng hoạt động sinh kế của hộ;
- Thay đổi cơ cấu hộ nông dân phân theo các hoạt động sinh kế; - Tỷ lệ hộ dân thay đổi phương thức canh tác;
- Số lượng lao động di cư hoặc trở về địa phương làm việc; - Số hoạt động sinh kế khơng/ít dựa vào nguồn lực tự nhiên.
3.3.4.3. Nhóm chỉ tiêu về kết quả sinh kế
- Tỷ lệ hộ nông dân tăng thêm thu nhập từ hoạt động du lịch; - Tỷ lệ rủi ro được giảm thiểu trong các hoạt động sinh kế;
- Đánh giá của người dân về: mức độ ổn định của các hoạt động sinh kế; - Đánh giá của người dân về sự thay đổi về chất lượng các nguồn tài ngun nước, khơng khí, đất.
TĨM TẮT PHẦN 3
Phần 3 tập trung mô tả những thông tin và đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu nhằm thấy được những điểm có liên quan tới những vấn đề nghiên cứu, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi, dân số chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ dân trí cịn nhiều hạn chế.
Khung phân tích của luận án được xây dựng dựa trên lý thuyết về sinh kế bền vững và phát triển du lịch. Thành phố Điện Biên phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé được chọn làm địa bàn nghiên cứu. Để tổng hợp các thông tin về kinh tế - xã hội, tác giả đã sử dụng các tài liệu là các báo cáo của các sở, ban ngành, các bài báo khoa học, sách, tạp chí, các nghiên cứu trước đó.
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số mẫu điều tra sơ cấp được thiết kế để đảm bảo tính địa diện, ngẫu nhiên cho các địa bàn, thu thập trên 622 hộ nông dân được điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Các số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Excel, SPSS. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích cụm, phương pháp phân tích ảnh hưởng dựa vào chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI, phân tích biệt số, phương pháp kiểm định Chi_square cùng các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân.