Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất tại thành phố hải phòng (Trang 96)

5. Cấu trúc luận văn

4.1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách

4.1.2.1 Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai

- Cụ thể hóa các giải pháp quy định tại Nghị quyết số

17/2011/QH11 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, như: xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ tổng thể đến các địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xác định ranh giới và cơng khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ cần bảo vệ nghiêm ngặt; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất đô thị.

- Tuyên truyền, phổ biến công khai rộng rãi phương án quy hoạch

sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Cơ quan tài nguyên và môi trường cấp thành phố, cấp huyện và

cán bộ địa chính cấp xã, phường trong thành phố có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện quy hoạch và cung cấp thơng tin có liên quan cho chủ sử dụng đất để thực hiện.

- Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch sử dụng đất: Bao gồm việc lập, thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất phải theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật quy định.

- Triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, thị trong khung

chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp thành phố và đảm bảo được các mục tiêu quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực, các chương trình dự án trên địa bàn thành phố.

4.1.2. 2 Chính sách khuyến khích đầu tư và huy động vốn để thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Đầu tư có trọng điểm và kịp thời trên các lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư để phát triển công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính, viễn thơng… Đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như dự án nâng cao chất lượng cây ăn quả, dự án chuyển đất canh tác năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản dự án phát triển rừng phòng hộ gắn với du lịch sinh thái và di tích lịch sử.

Đầu tư việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong sử dụng đất như các tiến bộ trong việc sử dụng đất, những tiến bộ trong xây dựng tiết kiệm đất, trong bảo vệ tài nguyên đất - môi trường và những tiến bộ thâm canh trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Huy động tối đa các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cơng trình, dự án từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi, vốn tự có của nhân dân. Huy động tổng hợp các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch thông qua vốn đầu tư cho từng ngành thực hiện quy hoạch của ngành đến năm

và sử dụng vốn tiết kiệm.

Tạo môi trường thuận lợi, chính sách đầu tư thơng thống nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngồi nước đầu tư vào thành phố, nhất là đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại, đơn giản hố các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư.

Thành lập quỹ hỗ trợ sự nghiệp công nghiệp và quỹ đầu tư phát triển của thành phố để huy động vốn đầu tư vào các dự án trọng điểm.

Tập trung chỉ đạo thu ngân sách ngay từ đầu năm, tăng cường kiểm tra, thanh tra ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong các hoạt động thu chi ngân sách, đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi để tăng cường vốn đầu tư cho phát triển.

Áp dụng mọi hình thức khuyến khích để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân như: Quỹ tiết kiệm, phát hành tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu cơng trình. Thực hiện cổ phần hố một số doanh nghiệp để kêu gọi cổ phần, bán cổ phiếu của các cơng trình dự kiến đầu tư xây dựng.

4.1.2. 3 Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sơ hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư

- Hồn thiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới, các khu chung cư.... Nhà nước ưu tiên dành vốn đầu tư phát triển chính thức (ODA) để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật về điện, cấp nước, thốt nước, giao thơng, xử lý chất thải... ở các khu vực trên.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư, quản lý, sử dụng

các nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, để nâng cao chất lượng và hạn chế thất thoát vốn đầu tư trong tất cả các khẩu của công tác đầu tư xây dựng.

4.1.2.4 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước

mới và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công

chức quản lý Nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành.

- Nghiên cứu, ban hành các chính sách đào tạo, nâng cao năng lực

cho đội ngũ cán bộ cơ sở, tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ thôn, xã, phường, quận, huyện về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Có chính sách thu hút cán bộ khoa học - kỹ thuật giỏi. Tạo điều

kiện về cấp đất, nhà ở tuyển dụng thẳng vào biên chế nhà nước, khơng qua tập sự. Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ cơng tác tại các huyện.

- Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cườg cán bộ thành phố,

quận, huyện về xã, phương đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt, thực hiện tốt chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương và phụ cấp, chính sách bổ nhiệm, bố trí cơng tác sau khi hồn thành nhiệm vụ.

- Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo nghề, đổi mới cơng tác hướng

nghiệp và tập trung đào tạo nghề gắn với các khu cơng nghiệp, khai thác khống sản, chế biến nông - lâm sản để đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo lao động

là người địa phương tại chỗ, sử dụng họ vào các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng để người lao động nghèo, tham gia xuất khẩu lao động.

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngành

Tài nguyên vàMôi trường, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, nhân viên địa chính cấp huyện, quận và cấp xã, phường.

2020 của thành phố được Chính phủ phê duyệt, UBND thành phố giao cho Sở Tài ngun và Mơi trường chủ trì phối hợp với UBND các huyện, quận và các ngành tổ chức công khai quy hoạch, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cấp, các ngành và nhân dân tham gia quản lý, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Triển khai, thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

được Chính phủ phê duyệt; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp trên cơ sở quy hoạch của thành phố được phê duyệt; gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư, quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp và các quy hoạch chuyên ngành khác.

- Kiên quyết triệt để thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục

đích sử dụng đất đúng quy hoạch sử dụng đất, đồng thời tăng cường kiểm tra chuyên đề này để chi tiêu sử dụng đất được đảm bảo.

- Tổ chức hướng dẫn các ngành, các cấp làm tốt công tác đăng ký

nhu cầu sử dụng đất cho các dự án đầu tư, các cơng trình cụ thể để xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của cấp huyện, quận, cấp xã, phường nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

- Triển khai thực hiện công tác đo đạc địa chính, chuẩn hố bộ hồ sơ

pháp lý giao đất nơng, lâm nghiệp trên địa bàn tồn thành phố, đo đạc chỉnh lý bổ sung đất đô thị theo Luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt.

- Ban hành, điều chỉnh kịp thời giá các loại đất trên địa bàn thành

phố, chỉ đạo các ngành Tài nguyên và Mơi trường, Xây dựng, Tài chính, Thuế, UBND các huyện, quận và các ngành có liên quan tổ chức thực hiện tốt việc định giá đất, đấu thầu giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất (cho thuê đất) đối với các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng đất nhằm tăng nguồn

thu cho ngân sách lấy nguồn tiền thực hiện các cơng trình dự án đã được lập ra trong thơi kỳ quy hoạch.

- Giải quyết tốt việc bồi thường kinh tế, hỗ trợ vốn, quy hoạch đất

tái định cư cho nhân dân khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các cơng trình dự án.

- Quản lý chặt chẽ, thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc

chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các loại đất khác, đặc biệt là chuyển sang đất phi nông nghiệp.

- Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu

công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh phi nơng

nghiệp phải thực hiện theo hướng sử dụng có kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi

phạm pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, thực hiện nghiêm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xác định.

- Định kỳ hàng năm Ủy ban nhân dân thành phố có báo cáo kết quả

thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phục vụ chương trình kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố, Bộ Tài nguyên và Mơi trường, Chính phủ và Quốc hội.

- Cương quyết, hạn chế và nhanh chóng chấm dứt việc giao đất đầu

tư xây dựng trong khi chưa có các kế hoạch cụ thể để thực hiện đầu tư hạ tầng. đây là tình trạng dễ dẫn đến việc xây dựng các khu dân cư không hồn chỉnh, gây ra những tổn hại về mơi trường do thiếu cơng trình cơ sở hạ tầng.

vốn với các đơn vị sử dụng đất thực hiện các cơng trình dự án, đào tạo nghề, sử dụng lao động đối với những người có đất bị thu hồi.

- Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu giống cây

trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Duy trì và đảm bảo cho người dân có đất canh tác và đất ở ổn định

tạo điều kiện để sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai theo pháp luật

và chế độ, chính sách của nhà nước, nhanh chóng khắc phục những vướng mắc, tồn tại về quản lý đất đai trên địa bàn toàn thành phố. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện việc khai thác sử dụng đất có hiệu quả.

- Có chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính

đặc thù như: ưu tiên dành đất cho các nhu cầu đặc biệt quốc phòng - an ninh, các cơng trình quốc gia, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

- Chính sách về thuế sử dụng đất và các khoản tiền có liên quan đến

sử dụng đất, có ưu tiên theo ngành nghề, đặc biệt chính sách thuế mở theo hướng thu hút đầu tư, tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm việc chuyển đổi đất đai với chuyển đổi lao động.

- Giải pháp huy động vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các cơng

trình dự án: khó khăn lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của phương án là vốn đầu tư. Vì vậy, cần có giải pháp cụ thể trong việc thu hút đầu tư, cụ thể như:

Tạo mơi trường, chính sách thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngồi nước đầu tư vào thành phố Hải Phòng bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại, cải tiến, đơn giản hố các thủ tục hành chính.

Thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất bằng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất làm mục đích kinh doanh thơng qua tổ chức phát triển quỹ đất.

Huy động vốn trong nhân dân thơng qua các cơng trình xã hội hố (Nhà nước và nhân dân cùng làm).

- Giải quyết tốt việc bồi thường kinh tế, hỗ trợ vốn, quy hoạch đất

tái định cư cho nhân dân khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các cơng trình dự án.

4.3 Các kiến nghị liên quan Quy hoạch sử dụng đất

4.3.1 Kiến nghị hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất chung

Cần nghiên cứu xây dựng lại hành lang pháp lý về các vấn đề chưa hoàn thiện như:

Nội dung thẩm định quy hoạch, nôi dung xác định phương án quy hoạch cần quan tâm chặt chẽ tới vấn đề xác định nguồn kinh phí để xây dựng các cơng trình, dự án. Cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về phương pháp đánh giá hiệu quả quy hoạch về mặt kinh tế, về xã hội, về môi trường. Thông qua việc xây dựng định mức sử dụng đất các ngành cần phương pháp khảo sát xác định nguồn kinh phí đi kèm để lập phương án Quy hoạch sử dụng đất được khả thi hơn nữa.

Để xác định sâu sắc hơn các vấn đề còn khiếm khuyết trong Quy hoạch sử dụng đất nói chung, Quy hoạch sử dụng đất Thành Phố Hải Phịng nói riêng cần có nguồn kinh phí nhất định cho việc thực hiện đề tài này. Đồng thời để sát thực tế hơn nữa đề tài cần được triển khai tiếp tục tại một vài tỉnh khắc ở mỗi vùng đặc trưng cả nước để có cái nhìn khách quan, sâu sắc nhất những khiếm khuyết về Quy hoạch sử dụng đất và đề xuất khắc phục hiệu quả nhất đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cuộc sống.

Để phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Hải Phịng có hiệu lực, đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát các ngành, Quận huyện trong việc quản lý đất đai của UBND thành phố đồng thời cũng là căn cứ để UBND thành phố bố trí sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất... Đề nghị Trung ương có trụ sở cơ quan, xí nghiệp... đóng trên địa bàn thành phố cần có sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu với UBND thành phố trong việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm để nâng cao tính khả thi, tính thực tiễn và hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất tại thành phố hải phòng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w