.Thực tiễn triển khai quy định về nguồnvốn BHTG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 76)

3.2 .Thực trạng đầutƣ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

3.2.1 .Thực tiễn triển khai quy định về nguồnvốn BHTG

3.2.1.1. Giai đoạn từ 2012 trở về trước

Thứ nhất, quy định về nguồn vốn, quỹ BHTG

Nội dung về nguồn vốn, quỹ BHTG quy định tại Nghị định 89 và các văn bản hƣớng dẫn; đƣợc sửa đổi và bổ sung tại Nghị định 109 và các văn bản liên quan.Theo đó, vốn hoạt động của BHTGVN gồm có:(1)Vốn điều lệ (đƣợc bổ sung thêm 4.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng) do ngân sách Nhà nƣớc cấp; khi có yêu cầu thay đổi mức vốn điều lệ, Chủ tịch HĐQT báo cáo Bộ trƣởng Tài chính và Thống đốc NHNN trình Thủ tƣớng quyết định; (2) Vốn vay đƣợc Thủ tƣớng cho phép;

(3) Vốn tài trợ hợp phápcủa các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước(nếu có);

(4)Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định do Nhà nước cấp (nếu có); (5)Vốn khác; (6)Chênh lệch do đánh giá lại tài sản; và (7)Các quỹ.

Thứ hai, thực tiễn triển khai quy định về nguồn vốn, quỹ BHTG

Nghị định 109 và các văn bản hƣớng dẫn về cơ bản đã kế thừa nội dung của Nghị định 89 và các quy định đƣợc ban hành trƣớc đó và có nhiều điểm tiến bộ, trong đó có nội dung về nguồn lực hình thành nên vốn hoạt động của tổ chức BHTG, nghiệp vụ thu phí để tạo nguồn thu bổ sung hằng năm, trƣờng hợp vay và tiếp nhận vốn khi khó khăn hoặc thiếu hụt vốn hoạt động…Đối chiếu với Nguyên

tắc 11 - Cấp vốn của Bộ Nguyên tắc cơ bản phiên bản 2009 của IADI, BHTGVN

đƣợc đánh giá “phần lớn tuân thủ” nhờ áp dụng mơ hình lập quỹ trƣớc (cấp vốn trƣớc) và quy định pháp luật tƣơng đối đầy đủ về vốn dự phòng bổ sung cho tăng cƣờng năng lực tài chính và khả năng thanh khoản.

- Các nguồn hình thành vốn hoạt động của BHTGVN

Vốn điều lệ: Việc đảm bảo điều kiện về vốn điều lệ là một trong những

điều kiện giúp bổ sung cho sự tăng trƣởng nguồn vốn phục vụ hoạt động đầu tƣ. Mặc dù vốn điều lệ đƣợc điều chỉnh tăng lên 5.000 tỷ đồng từ năm 2008 nhƣng

đến hết năm 2012, BHTGVN chưa được bổ sung 4.000 tỷ đồng này, giảm cơ hội

đầu tƣ.

Bảng 2.1 Quy định và thực tế cấp vốn điều lệ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Vốn vay, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước: Mặc

dù văn bản pháp luật giai đoạn này đề cập trƣờng hợp tổ chức BHTG đƣợc vay và huy động vốn khi thiếu hụtnhƣng chƣa có quy định chi tiếtvề cơ chế huy động và vay vốn xử lý đổ vỡ, thẩm quyền phát hành trái phiếu BHTG nhƣ một số tổ chức BHTG trên thế giới đƣợc phép làm. Trong giai đoạn này, BHTGVN không phát sinh các khoản vốn vay, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.

Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản: Thực hiện đánh giá lại tài

sản hằng năm theo quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản sẽ làm tăng hoặc giảm nguồn vốn hoạt động của BHTGVN. Trong giai đoạn này, không phát sinh các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản để hạch toán tăng nguồn vốn hoạt động của BHTGVN.

Quỹ dự phịng nghiệp vụ: Hình thành từ nguồn thu phí BHTG hằng năm

(từ năm 2004, 100% nguồn thu phí bổ sung cho Quỹ dự phòng nghiệp vụ)và số tiền thu đƣợc từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG (Tiết b, khoản 2, điều

11 Quyết định 13/2008/QĐ-TTg) dùng cho chi trả BHTG. Phí BHTG là điều kiện cần (đầu vào) để tạo nguồn cho hoạt động đầu tƣ của BHTGVN. Hệ thống văn bản pháp lý giai đoàn này đãbổ sung cơ sở hình thành và mục đích sử dụng nguồn

vốn Quỹ dự phịng nghiệp vụ, nhấn mạnh thu phí là một trong các yếu tố tạo

nguồn vốn, bổ sung ổn định NVTTNR sẵn có phục vụ đầu tƣ. Nguồn thu phí đã đóng góp nguồn lực tài chính quan trọng cho BHTGVN, với tăng trƣởng trung bình ở mức 41,2%/năm (đóng góp giá trị tuyệt đốitừ 33 tỷ đồng đến 2.057 tỷ đồng giai đoạn 2000-2012). Tuy nhiên, vẫn chƣa có quy định về cơ chế thiết lập quỹ mục tiêu và hệ thống thu phí theo rủi ro hay hƣớng xử lý khi quỹ BHTG vƣợt hoặc dƣới ngƣỡng mục tiêu gồm. Tính đến ngày 31/12/2012, Quỹ dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN đạt trên 8,1 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 33% so với cùng kỳ.

2500 2000 1500 1000 500 0

Hình 2.2 Kết quả thu phí hằng năm 2000-2012 (Tỷ đồng)

Nguồn: BHTGVN tổng hợp

Các loại quỹ khác: BHTGVN đƣợc lập, sử dụng các quỹđểđảm bảo

hoạt động và phát triển phù hợp với luật định. Các loại quỹ gồm quỹ dự phịng nghiệp vụ, dự phịng tài chính, dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ đầu tƣ phát triển. Quỹ dự phịng tài chính, dự phịng trợ cấp mất việc làm, quỹ đầu tƣ phát triểntrích từ thu chi hàng năm dựa trên chênh lệch thu chi.Đến ngày 31/12/2005, số dƣ Quỹ đầu tƣ phát triển là gần 108,8 tỷ đồng;Quỹ dự phịng tài chính trên 13,4 tỷ đồng; lợi nhuận chƣa phân phối hơn 61,1 tỷ đồng. Thời điểm 31/12/2009, Quỹ đầu tƣ phát triển,Quỹ dự phịng tài chính và lợi nhuận chƣa phân phối lần lƣợt đạt trên 337,7 tỷ đồng; trên 41,7 tỷ đồng và trên 623 tỷ đồng.

- Các khoản chi (làm giảm nguồn vốn cho đầu tư)

Các khoản chi trả BHTG: BHTGVN có trách nhiệm chi trả BHTGcho

ngƣời gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG khơng có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạnvà trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG với số tiền bảo hiểm đã chi trả. BHTGVN đƣợc tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG, giúp thu hồi một phần tài sản và giảm nguồn vốn bị thất thoát qua thanh lý. Từ khi thành lập đến cuối năm 2012, số tiền chi trả BHTG chƣa đến 22 tỷ đồng . Năm 2005, 2006, 2010 và 2012 BHTGVN không phát sinh chi trả; các năm còn lại chi trả khơng q 7 tỷ đồng/năm. Do đó, khơng ảnh hƣởng đến đầu vào sẵn có đem đầu tƣ.

Chi hoạt động: BHTGVN phải duy trì một khoản để trang trải chi phí

hoạt động hàng năm gồm chi hoạt động BHTG, chi quản lý; chi cho cán bộ; chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và khoản đóng góp khác theo quy định; chi cho tổ chức Đảng Đồn thể (nếu có); chi về tài sản - điều có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến NVTTNR đem đầu tƣ từng thời điểm. Tổng chi năm 2012 khoảng 233 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2011.

- Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư

NVTTNR của BHTGVN là vốn hoạt động thực có trên tài khoản tiền gửi thanh toán và các khoản vốn đầu tƣ đến hạn thanh toán sau khi trừ đi mức vốn cần thiết đảm bảo khả năng thanh khoản (gồm khoản chi trả BHTG và chi hoạt động).Trong giai đoạn 2012 trở về trƣớc, việc xác định NVTTNR do Phòng NVĐT thực hiện (tự cân đối vốn). Mức vốn cần thiết để đảm bảo khả năng thanh khoản đƣợc Tổng giám đốc phê duyệt tại phƣơng án đầu tƣ vốn do Phòng NVĐT đề xuất hoặc quy định ở từng thời kỳ trên cơ sở số vốn hoạt động. Tự cân đối vốn một mặt giúp Phòng NVĐT chủ động xây dựng và thực hiện phƣơng án đầu tƣ, nắm bắt cơ hội để nâng cao hiệu quả đầu tƣ; mặt khác tạo ra khó khăn trong quá trình theo dõi, cập nhật số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại các NHTM.

3.2.1.2. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay

Thứ nhất, quy định về nguồn vốn, quỹ BHTG

Vốn hoạt động của tổ chức BHTG đƣợc quy định tại Điều 30 Luật BHTG và các văn bản hƣớng dẫn.Theo đó, nguồn vốn hoạt động của BHTGVN đƣợc tích lũy từ 4 cấu phần:(1) Vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng do ngân sách Nhà nƣớc cấp; (2) Thu từ phí BHTG; (3) Thu từ hoạt động đầu tƣ NVTTNR; và (4) Thu khác. Đây là những nguồn lực cần thiết đối với BHTGVN trong vai trị của tổ chức tài chính Nhà nước

loại đặc biệt.Các loại quỹ gồm Quỹ dự phòng nghiệp vụ, Quỹ đầu tƣ phát triển, Quỹ

khen thƣởng phúc lợi v.v… Quy định pháp luật đã phát huy những nội dung cơ bản của Nghị định 89, 109 và các văn bản ban hành ở giai đoạn 1999-2012, đặc biệt xác định rõ loại hình doanh nghiệp của BHTGVN là Cơng ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ, bảo đảm an toàn

vốn và tự bù đắp chi phí. Đây là sự thay đổi căn bản về chính sách pháp luật về BHTG.

Thứ hai, thực tiễn triển khai quy định về nguồn vốn, quỹ BHTG

Luật BHTG và văn bản dƣới luật thể hiện nỗ lực hồn thiện chính sách BHTG tại Việt Nam và đáp ứng ở mức nhất định thông lệ quốc tế về nguồn vốn và vấn đề liên quan. Theo Đoàn chuyên gia SATAP và BHTGVN trong đợt làm việc và đánh giá tuân thủ Bộ Nguyên tắc cơ bản của IADI, đối chiếu vớiNguyên tắc 9phiên bản 2014 của IADI – Nguồn vốn và sử dụng Quỹ“Một hệ thống bảo hiểm tiền gửi phải có sẵn các quỹ và cơ chế cấp vốn nhằm đảm bảo hoạt động chi trả nhanh chúng, bao gồm cả cơ chế cấp vốn thanh khoản được bảo đảm.Ngân hàng chịu trách nhiệm đóng phí BHTG”,quy định hiện hành của BHTGVNphần lớn tuân thủtiêu chuẩn quốc tế.

- Các nguồn lực hình thành vốn hoạt động

Vốn điều lệ: Từ nguồn vốn đƣợc cấp ban đầu 1.000 tỷđồng, tính đến

31/06/2018, tổng nguồn vốn của BHTGVN đạt khoảng 45 nghìn tỷ đồng, trong đó: vốn điều lệ chính thức đƣợc tăng lên 5.000 tỷ đồng (thêm 4.000 tỷ đồng) trong năm 2015theo hình thức hạch tốn chuyển số dƣ Quỹ đầu tƣ phát triển và Quỹ dự phịng tài chính sang vốn điều lệ. Nhƣ vậy, thực chất nguồn vốn của BHTGVN không tăng thêm từ cơ sở cấp vốn này. Việc nâng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng năm 1999 lên 5.000 tỷ đồng năm 2008 (quy chế quản lý tài chính đối với BHTGVN) đã phải chờ 7 năm đểđƣợc thực cấp bổ sung - ít nhiều ảnh hƣởng đến nguồn vốn và cân đối NVTTNR để đầu tƣ và quay vòng vốn. Pháp luật hiện hành cũng chƣa quy định lộ trình tăng vốn theonhu cầu cấp bách của tổ chức BHTG ở từng thời kỳ.BHTGVN hiện áp dụng cơ chế cấp vốn trƣớc.

Nguồn thu từ phí BHTG:

7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0

Trước Luật BHTG Sau Luật BHTG

5867 4897 4044 3400 3252 2802 2057 1618 1199 950 684 33 86 106 149 192 253 348 481

Hình 2.3 Kết quả thu phí hằng năm giai đoạn 2000-2018 (30/6/2018), tỷ đồng Ngu ồn: BH TG VN tổng hợp

Nguồn thu từ phí BHTG là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của BHTGVN. Tính đến ngày 30/06/2018, tổng số phí lũy kế thu đƣợc đạt khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2013-2017 từ khi Luật BHTG có hiệu lực, tốc độ tăng trƣởng bình quân năm nguồn thu từ phí đạt 21,5%, đóng góp nguồn lực quan trọng hình thành NVTTNR có sẵn cho đầu tƣ.Mặc dù tốc độ tăng trƣởng bình qn năm của thu phí giai đoạn 2013-2017 giảm mạnh so với 2000-2012, nguồn thu phí vẫn đóng góp giá trị tuyệt đối từ 2.802 tỷ đồng (2013) đến 5.867 tỷ đồng (2017); riêng 6 tháng đầu năm 2018 là 3.252 tỷ đồng. Việt Nam hiện chƣa thiết lập hệ thống thu phí theo rủi ro vì

3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2 21

Hình 2.4 Kết quả thu lãi hằng năm giai đoạn 2000-2018 (30/6/208), tỷ đồng

Nguồn:

BHTGVN tổng hợp

Nguồn thu từ hoạt động đầu tư NVTTNR:Đây là nguồn

quan trọng thứ

hai chỉ sau thu phí BHTG, góp phần bổ sung vốn để duy trì hoạt động và tăng cƣờng năng lực tài chính. Thu từ đầu tƣ NVTTNR (thu lãi) luôn tăng trƣởng đều, riêng năm 2013 thu giảm khoảng 20% so với năm 2012 do BHTGVN chuyển đổi danh mục đầu tƣ theo Luật BHTG (từ hình thức gửi tiền tại NHTM sang TPCP, trong khi lãi suất tiền gửi kỳ hạn tại NHTM cao hơn lãi suất TPCP cùng kỳ hạn).Giai đoạn 2013-2017, tốc độ tăng trƣởng bình quân năm của thu lãi đạt 19,7% - đóng góp đáng kể vào NVTTNR có sẵn phục vụ tái đầu tƣ. Đến ngày 30/6/2018, tổng số tiền đầu tƣ lũy kế đạt gần 42,8 nghìn tỷ đồng - chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn.

chênh lệch do đánh giá lại tài sản (nếu có); chênh lệch thu chi chƣa phân bổ các quỹ (nếu có); vốn hợp pháp khác. Từ khi thành lập, BHTGV N chƣa xảy ra trƣờng hợp thiếu hụt vốn cần đến sự hỗ trợ hay vay vốn bên ngoài. Giai đoạn

2013-30/6/2018 ghi nhậngiá trị tiếp nhận hỗ trợ, tài trợ và vay các tổ chức và cá nhân là

1 tỷ đồng.

- Các quỹ của BHTGVN

BHTGVN đƣợc lập và sử dụng các quỹ để đảm bảo cho quá trình hoạt động và phát triển phù hợp với quy định pháp luật, trong đó:(a)Quỹ dự phịng nghiệp vụ hình thành chủ yếu từ nguồn thu phí BHTG hằng nămđể trả tiền bảo hiểm cho ngƣời gửi tiền. Đến ngày 31/12/2013, Quỹ dự phịng nghiệp vụ của BHTGVN đạt trên 10,9 nghìn tỷ đồng và ln tăng trƣởng qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân trên 30% (giai đoạn 2013-2017) và đạt trên 38,9 nghìn tỷ đồng tính đến ngày 30/6/2018 (tăng hơn 12% so với cuối năm 2017); (b)Quỹ đầu tƣ phát triển, khen thƣởng phúc lợi, thƣởng ngƣời quản lý trích từ chênh lệch thu-chi tài chính. Đến ngày 31/12/2017, Quỹ đầu tƣ phát triển là khoảng 624 tỷ đồng (tăng gần 5% so với cùng kỳ), giá trị tính đến 31/12/2016 là khoảng 597 tỷ đồng; Quỹ khen thƣởng phúc lợi trên 13 tỷ đồng (tăng hơn 200% so với cùng kỳ), số liệu tính đến 31/12/2016 là hơn 4 tỷ đồng

- Các khoản chi (làm giảm nguồn vốn đầu tư)

Các khoản chi trả BHTG:BHTGVN trở thành chủ nợ của tổ chức tham

gia BHTG đối với số tiền phải trả cho ngƣời đƣợc bảo hiểm kể từ ngày chi trả; đƣợc phân chia giá trị tài sản theo thứ tự nhƣ ngƣời gửi tiền và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG (Điều 28 Luật BHTG). Điều này cho phép BHTGVN thu hồi một phần tài sản, giảm nguồn vốn bị thất thoát qua thanh lý. Trong giai đoạn này, số tiền chi trả BHTG không lớn (chỉ hơn 4,9 tỷ đồng trong năm 2013; thời kỳ 2014-30/6/2018 không phát sinh nghĩa vụ chi trả). Tính đến ngày 30/6/2018, tổng số tiền lũy kế BHTGVN đã chi trả là hơn 26,7 tỷ đồng và số tiền đã chi trả thuộc diện phải thu hồi là gần 6 tỷ đồng. Từ năm 2015, BHTGVN xây dựng hạn mức dự phòng chi trả hằng năm và ln duy trì mức này trên tài khoản tiền gửi thanh tốn tại NHTM - điều có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến NVTTNR đem đầu tƣ.

Các khoản chi cho hoạt động của BHTGVN: Thông tƣ 312/2016/TT-

BTC (thông tƣ này thay thế Thông tƣ 41/2014/TT-BTC) quy định chi tiết chế độ tài chính đối với BHTGVN, các khoản chi của BHTGVN bao gồm chi trả lãi tiền vay; chi phí dịch vụ than tốn ủy thác; chi phí dịch vụ thu nợ (nếu có); chi chênh lệch tỷ giá; chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính

sách về BHTG; chi cho cán bộ, nhân viên; chi hoạt động quản lý; chi về tài sản; các khoản chi phí khác. Tại mỗi thời điểm, BHTGVN phải duy trì một khoản để trang trải các loại chi phí hoạt động- điều nảy sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến NVTTNR đem đầu tƣ ở từng thời kỳ. Tổng chi phí của BHTGVN năm 2017 là trên 357,7 tỷ đồng (tăng khoảng 8% so với năm 2016).

- Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗiđem đầu tư

NVTTNR để đầu tƣ là NVTTNR sau khi để lại mức vốn đảm bảo khả năng thanh khoản (là mức vốn dự kiến để đảm bảo khả năng trả tiền bảo hiểm và thực hiện chi cho hoạt động của BHTGVN theo quy định).

Trong giai đoạn này, việc xác định NVTTNR để đầu tƣ do PhòngTC-KT cân đối thực hiện và lấy trên tất cả các tài khoản có sẵn. Căn cứ nhu cầu vốn đảm bảo thanh khoản định kỳ, Phòng TC-KT xác định và cung cấp kịp thời cho Phòng NVĐT số liệu về NVTTNR thực tế để đầu tƣ theo quy định, tránh tình trạng ứ đọng vốn trên tài khoản tiền gửi thanh toán. HĐQT quy định mức vốn khả dụng của tổ chức để đảm bảo chi phí hoạt động và hạn mức dự phòng trả tiền BHTG.Việc cân đối vốn để thực hiện đầu tƣ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phịng TC-KT nênPhịng NVĐT hồn toàn bị động về số tiền đầu tƣ và thời gian thực hiện đầu tƣ, do đó có thể bỏ lỡ cơ hội đầu tƣ và ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động đầu tƣ vốn nếu khơng có sự phối hợp tốt giữa hai Phịng.Trên thực tế, NVTTNR lũy kế sẵn có để đầu tƣ thậm chí cao hơn giá trị tích lũy của quỹ dự phịng nghiệp vụ.

3.2.2.Thực tiễn triển khai quy định về đầu tư của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Có ba hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động đầu tƣ NVTTNR của BHTGVN: (1) hệ thống văn bản trực tiếp liên quan và điều chỉnh hoạt động đầu tư

của BHTGVN; (2) hệ thống văn bản về điều kiện đầu tư trên thị trường tài chính; và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w