Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí hà nội HAMECO giai đoạn 2015 2020 (Trang 33 - 36)

1.3 Phân tích các căn cứ hình thành chiến lƣợc kinh doanh :

1.3.2 Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp

1.3.2.1 Hệ thống sản xuất, máy móc thiết bị cơng nghệ

Tình trạng, trình độ của hệ thống máy móc thiết bị và cơng nghệ của doanh nghiệp có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh cuả doanh nghiệp đó. Nó là yếu tố quan trọng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới chất lƣợng sản phẩm. Các yếu tố này bao gồm: Tình hình cung cấp nguyên vật liệu, giá cả, chất lƣợng vật liệu, hệ thống kho hàng, mức độ chu chuyển hàng tồn kho, việc bố trí phƣơng tiện sản xuất...

Nếu nhƣ doanh nghiệp có máy móc thiết bị hiện đại, cơng nghệ sản xuất tiên tiến thì doanh nghiệp đó có thể nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân cơng làm cho doanh nghiệp có lợi thế trong việc sử dụng giá cả làm công cụ xây dựng chiến lƣợc kinh doanh để cạnh tranh trên thị trƣờng.

1.3.2.2 Hoạt động marketing và thị phần

Chức năng bộ phận marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chƣơng trình liên quan đến việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ trao đổi với khách hàng theo ngun tắc hai bên cùng có lợi. Phân tích về chủng loại sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm, thị phần, giá sản phẩm, niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, hiệu quả quảng cáo và xúc tiến bán... cho phép doanh nghiệp đánh giá đƣợc khả năng riêng biệt của mình về mức độ thích ứng của sản phẩm với nhu cầu thị trƣờng và vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

1.3.2.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp:

Đây là yếu tố quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và cũng là nền tảng để hoạch định chiến lƣợc kinh doanh nói riêng của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ƣu thế trong việc

đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh.

Điều kiện tài chính đƣợc xem là cơ sở đánh giá tốt nhất vị thế cạnh tranh của công ty và là điều kiện thu hút đối với các nhà đầu tƣ. Để xây dựng chiến lƣợc cần xác định những điểm mạnh, điểm yếu của cơng ty. Các yếu tố tài chính thƣờng làm thay đổi các chiến lƣợc hiện tại và việc thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán, các khoản nợ, vốn lƣu động ,lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, lƣợng tiền mặt và vốn cổ phần của cơng ty có thể làm cho một số chiến lƣợc trở nên hả thi hơn.

1.3.2.4 Tổ chức quản lý, nhân sự và các yếu tố khác

Con ngƣời là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp. Yếu tố con ngƣời bao trùm lên trên mọi hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ quản lý và những ngƣời lao động. Đội ngũ lao động tác động tới việc soạn thảo các chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố về năng xuất lao động, ý thức của ngƣời lao động trong sản xuất, sự sáng tạo... các nhân tố này ảnh hƣởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực có vai trị hết sức quan trọng đối với sự thành công của công ty. Con ngƣời cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch địch mục tiêu, phân tích bối cảnh mơi trƣờng, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lƣợc của công ty. Nguồn nhân lực của công ty bao gồm: Lực lƣợng nhà quản trị các cấp và nhân viên thừa hành ở các bộ phận. Công ty đánh giá chặt chẽ nguồn nhân lực trong từng thời kỳ về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu,trình độ chuyên môn, tay nghề...

Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE)

Yếu tố nội bộ đƣợc xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lƣợc kinh doanh và các mục tiêu là doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ, nhà quản trị chiến lƣợc cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu. Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa điểm mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những

phƣơng thức cải tiến điểm yếu này. Việc xây dựng đƣợc mà trận này có thể pháp triển theo 5 bƣớc sau:

Bƣớc 1: Lập một danh mục từ 10-20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu đƣợc cho là có thể ảnh hƣởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/lĩnh vực kinh doanh. Sử dụng các yếu tố bên trong chủ yếu bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu.

Bƣớc 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1.0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng đƣợc ấn định cho mỗi yếu tố nhất định cho thấy tầm quan trọng tƣơng đối của yếu tố đó đối với sự thành cơng của doanh nghiệp trong ngành, các yếu tố đƣợc xem là có ảnh hƣởng lớn nhất đối với thành quả hoạt động của doanh nghiệp phải đƣợc cho là có tầm quan trọng nhất. Tổng của tất cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0.

Bƣớc 3: Phân loại từ 1-4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân lọai bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4). Sự phân loại này dựa trên cơ sở doanh nghiệp trong khi mức độ quan trọng ở bƣớc 2 dựa trên cơ sở ngành.

Bƣớc 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định điểm số quan trọng cho mỗi biến sô.

Bƣớc 5: Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của doanh nghiệp.

Không kể ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) có bao nhiêu yếu tố, số điểm quan trọng tổng cộng có thể đƣợc phân loại từ thấp nhất là 1,0 đến cao nhất là 4,0 và số điểm trung bình là 2,5. Số điểm quan trọng tổng cộng thấp hơn 2,5 cho thấy doanh nghiệp yếu về nội bộ và số điểm cao hơn 2,5 cho thấy doanh nghiệp mạnh về nội bộ.

Bảng 1.3: Ma trận các yếu tố nội bộ

TT Yếu tố nội bộ chủ yếu

1 1…..

Ưu điểm: Hình thành bức tranh tổng thể về nội bộ doanh nghiệp với các

điểm mạnh,yêu đặc thù mà các yếu tố này ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhược điểm: Việc cho từng điểm yếu tố cũng nhƣ xác định mức độ

quan trọng của các yếu tố cịn mang tính chủ quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí hà nội HAMECO giai đoạn 2015 2020 (Trang 33 - 36)