Phổ Raman của SP1, GQDs-1 và GQDs-5

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) tổng hợp xúc tác oxi hóa điện hóa trên cơ sở pt và chấm lượng tử graphen ứng dụng trong pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp alcohol (Trang 92 - 93)

Phổ Raman của các mẫu sản phẩm trước và sau tinh chế được trình bày trên Hình 3.16 cho thấy, hầu như khơng có sự khác nhau giữa phổ Raman thu được của mẫu GQDs-1 và GQDs-5. Phổ Raman của cả hai mẫu đều xuất hiện các dải D và G đặc trưng cho dạng vật liệu cấu trúc graphit, có cường độ và hình dáng tương đương nhau tương đương. Không quan sát thấy các đỉnh này trên phổ Raman của mẫu SP1. Điều này được lý giải là do SP1 chứa nhiều tạp chất như Na2SO4, NaNO3,.. Theo TLTK [134, 135], phổ Raman của Na2SO4, NaNO3 xuất hiện nhiều dao động khác nhau trong khoảng 1000-2000 cm-1. Chính sự che phủ của các dao động này khiến trên phổ Raman không quan sát thấy các đỉnh D và G gây nhiễu, SP1 chứa GQDs nhưng không được thể hiện trên giản đồ Raman.Các kết quả thu được cho thấy, quá trình tinh chế là cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm GQDs thu được từ phản ứng oxi hóa nguyên liệu đệm carbon.

Như vậy, điều kiện thích hợp cho q trình tổng hợp vật liệu GQDs bao gồm:

- Nhiệt độ phản ứng oxi hóa: 120oC

- Thời gian phản ứng oxi hóa: 12 giờ

- Điều kiện tinh chế động (bơm cấp nước deion 60 mL/phút): 24 giờ Kết quả đặc trưng tính chất của sản phẩm GQDs ở điều kiện tổng hợp đã lựa chọn.

Như vậy, vật liệu GQDs được tổng hợp trên cơ sở các thông số kỹ thuật đã lựa chọn, sản phẩm được đặc trưng các tính chất hóa lý bằng phương pháp TEM, HRTEM, IR, Raman,…. Các kết quả này được trình bày chi tiết sau đây.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) tổng hợp xúc tác oxi hóa điện hóa trên cơ sở pt và chấm lượng tử graphen ứng dụng trong pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp alcohol (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)