Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp đảm bảo an toàn và chất lượng cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 60 - 62)

2.3. Đánh giá an toàn và chất lƣợng cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn tạ

2.3.1. Kết quả đạt được

Qua mười năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn đã đạt được những kết quả quan trọng:

Thứ nhất, hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao, đã tạo được nguồn vốn

đáp ứng cho việc thực hiện chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV ngày càng được mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Tín dụng ưu đãi đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn đã góp phần giúp cho HSSV có hồn cảnh khó khăn khơng phải bỏ học vì khơng có tiền, đã hỗ trợ cho người dân nghèo có cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Vốn tín dụng được ủy thác cho

vay thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó các tổ chức này gắn kết nhiều với hội viên, nâng cao trách nhiệm đối với người nghèo, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Thứ hai, với các chuyên san, chuyên mục, chương trình riêng giới thiệu về

NHCSXH, về vốn tín dụng ưu đãi đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn phổ biến trên các kênh thông tin đại chúng, báo, đài địa phương và các chương trình lồng ghép thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội, vốn tín dụng chính sách ngày càng trở nên gần gũi với người nghèo, NHCSXH ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy của người nghèo khi cần vốn.

Thứ ba, chương trình tín dụng HSSV có hồn cảnh khó khăn đã đạt được mục tiêu

đề ra. Đến nay đã có gần 2 triệu HSSV có hồn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập. Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được ban hành kịp thời, hợp lịng dân, góp phần tạo sự bình đẳng về học tập trong xã hội. Vì vậy quá trình tổ chức triển khai choa vay, NHCSXH đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là bà con nhân dân trong cả nước.

Thứ tư, khi triển khai Chương trình, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực để

chỉ đạo, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và NHCSXH, hướng dẫn thực hiện, bố trí nguồn vốn cho vay. Vì vậy, đã có sự phối hợp chặt chẽ và đồng thuận giữa các cơ quan, ban ngành trong suốt quá trình tổ chức thực hiện Quyết định, cụ thể:

+ Những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình đều được các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp cùng NHCSXH kịp thời tháo gỡ.

+ Về nguồn vốn cho vay của Chương trình tín dụng đối với HSSV đã được Thường trực Chính phủ trực tiếp chỉ đạo thơng qua các cuộc họp giao ban hàng tháng do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trực tiếp chủ trì, có lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phịng Chính phủ tham dự đã kịp thời giải quyết các vướng mắc.

Thứ năm, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội đã rất quan tâm phối hợp triển khai, nhất là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bố trí vốn kịp thời để cho vay trong những ngày đầu tiên triển khai và trong suốt quá trình thực hiện giải ngân.

Thứ sáu, sự chỉ đạo tích cực của UBND các cấp, nhất là chính quyền cấp xã về chủ

trương chính sách cho vay đối với HSSV đến với người dân và đến với những người được thụ hưởng.

Thứ bẩy, sự phối hợp và thực hiện của các tổ chức chính trị - xã hội, trực tiếp là 4

tổ chức Hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thơng qua việc quản lý và giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV ở thôn, bản, trong việc trực tiếp nhận thủ tục xin vay vốn của các hộ gia đình có đủ điều kiện vay vốn, để bình xét gửi UBND xã phê duyệt.

Thứ tám, chương trình tín dụng HSSV đã có sự kiểm tra, giám sát của các Bộ,

ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và Mặt trận Tổ quốc tại cơ sở. Đặc biệt nội dung chính sách cho vay ưu đãi và kết quả thực hiện cho vay đều được cơng khai tại UBND các xã, vì vậy, chương trình tín dụng chính sách đã nhận được sự kiểm tra, giám sát của người dân.

Thứ chín, mạng lưới hoạt động của NHCSXH được tổ chức giao dịch đến tận xã thông

qua 203.538 Tổ TK&VV nằm tại các thôn, ấp, bản, làng, với 10.974 điểm giao dịch tại xã của NHCSXH đã kịp thời nắm bắt được đối tượng và nhu cầu vay vốn từ cơ sở. Việc tổ chức giải ngân cho vay tại xã, cùng với phương thức ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội là một nhân tố quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến độ cho vay đối với HSSV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp đảm bảo an toàn và chất lượng cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w