Tổng hợp khách hàng vay vốn từ 2007-2016

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp đảm bảo an toàn và chất lượng cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 55)

Đơn vị: tỷ đồng, ngàn hộ, ngàn HSSV Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng

(Nguồn: Theo báo cáo NHCSXH đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chương trình tín dụng ưu đãi đối với Học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)

Qua bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn 10 năm, tổng dư nợ chương trình tăng lên 6,8 lần, trong đó riêng năm thứ 2(2018) tăng lên 3,5 lần so với năm đầu tiên 2007, tăng trưởng dư nợ vẫn tiếp tục cho đến năm 2012, giai đoạn này vẫn là giai đoạn tiếp tục cho vay sinh viên đang theo học đã được vay ngay từ những năm đầu tiên nhập học, chưa ra trường và chưa đến kỳ hạn thanh toán nợ. Từ sau năm 2013 đến nay là dư nợ thực hiện chương tình chững lại và có xu thế giảm dần do số học sinh ra trường đến kỳ hạn trả nợ tăng cao, số học sinh sinh viên mới nhập học đủ điều kiện vay vốn, co nhu cầu vay vốn giảm sút, số học sinh được vay hàng năm từ trên 500 ngàn hộ đến năm 2016 chỉ còn 35 ngàn HSSV được vay trong năm, đến cuối năm 2016 còn 870 ngàn HSSV cịn dư nợ.

Về chất lượng tín dụng- nợ quá hạn cho thấy: Nợ quá hạn tăng dần qua các năm từ 18 tỷ đồng đến 151 tỷ đồng, nhưng về số tương đối, nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ từ 0,23 % đến 0,78% trên tổng dư nợ chương trình cho vay. Về chỉ tiêu này sẽ phân tích rõ hơn trong phần tiếp theo.

2.2.2.3. Nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HSSV

Tình hình nợ quá hạn chương trình tín dụng Học sinh sinh viên tại NHCSXH trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014 thể hiện qua bảng số liệu 5.

Nợ quá hạn cho vay HSSV từ năm 2009 đến năm 2013 có xu hướng tăng dần, năm 2009 tỷ lệ NQH chiếm tỷ lệ 0,26% so với tổng dư nợ cho vay HSSV, đến cuối năm 2012 với tổng dư nợ cho vay HSSV, năm 2014 chiếm 0,48% so với tổng dư nợ cho vay HSSV.

Năm 2014 tỷ lệ nợ q hạn các chương trình tín dụng tại NHCSXH chiếm 0,52% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn hộ nghèo chiếm 0,72% tổng dư nợ cho vay hộ nghèo. Nếu so sánh tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV với tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo và tỷ lệ nợ quá hạn của tất cả các chương trình tín dụng tại NHCSXH thì tỷ lệ nợ q hạn cho vay HSSV chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chiếm khoảng 0,11% tổng dư nợ các chương trình, qua đó cho thấy chất lượng cho vay HSSV vẫn được đảm bảo.

Bảng 2.5: Dƣ nợ q hạn một số chƣơng trình tín dụng tại NHCSXH

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

- Tổng dư nợ

- Dư nợ cho vay HSSV

- Dư nợ cho vay HN + NQH các chương trình + NQH cho vay HSSV + NQH cho vay HN + Tỷ lệ NQH các chương trình/tổng dư nợ (%) + Tỷ lệ NQH hộ nghèo /Tổng dư nợ HN (%) + Tỷ lệ NQH HSSV /Tổng dư nợ HSSV (%)

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm tỷ lệ nợ q hạn chương trình tín dụng HSSV tăng trong những năm gần đây là do nhiều HSSV ra trường chưa có việc làm, hộ gia đình vay vốn khó khăn khơng trả được nợ đã được NHCSXH cho gia hạn nợ với thời gian tối đa theo qui định, nhưng vẫn chưa khắc phục được khó khăn nên chưa trả được nợ. Bên cạnh đó, một số sinh viên ra trường ý thức trả nợ chưa cao, hoặc sinh viên cung cấp sai địa chỉ nơi ở, nơi làm việc cho ngân hàng hoặc do chia tách địa giới hành chính dẫn đến việc những thơng báo nợ đến hạn, đơn đốc trả nợ của NHCSXH không đến được những sinh viên này, một số HSSV chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng ở các vùng có điều kiện khó khăn, thu nhập thấp khơng có nguồn để trả nợ nhưng không đến để làm thủ tục xin gia hạn nợ.

Như vậy, tỷ lệ nợ q hạn Chương trình tín dụng HSSV có hồn cảnh khó khăn của NHCSXH mặc dù đạt tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ nhưng chưa thực sự phản ánh đúng thực

- Việc hạch toán và quản lý phân loại nợ của NHCSXH không thực hiện phân loại nợ theo chất lượng tín dụng như các NHTM khác. Phân loại nợ của NHCSXH được theo dõi không chi tiết mà chỉ được hạch toán trên 2 tài khoản là nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú

ý Cách quản lý này chưa phản ánh đúng tính chất các khoản nợ, gây khó khăn trong cơng

tác quản trị và phân loại khách hàng của ngân hàng, vì vậy tỷ lệ này chưa đánh giá chính xác chất lượng tín dụng.

Bên cạnh đó, việc gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ cho các khoản vay của HSSV có hồn cảnh khó khăn được thực hiện với rất nhiều lý do chưa phù hợp với những quy định chung như:

+ Theo quy định người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khóa học, số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, nhưng rất nhiều HSSV ra trường chưa có việc làm nên khơng có thu nhập để trả nợ Ngân hàng. Trong khi đó có hộ vay lần đầu tiên tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, nên khi vay chưa xác định đúng thời hạn trả nợ ngân hàng dẫn đến tình trạng đến kỳ hạn trả nợ phải xin gia hạn nợ.

+ Do đặc điểm của hộ nghèo phần lớn là thiếu kiến thức về sản xuất, kinh doanh, mọi hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, … hoặc làm ăn không thuận lợi sẽ dẫn đến việc mất vốn hay bị thua lỗ, người dân khơng có tiền trả nợ khi đến hạn phải xin gia hạn nợ.

+ Một số hộ vay có tâm lý ỷ lại vào nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ nên tuy có khả năng trả nợ nhưng lại xin gia hạn nợ để kéo dài thời gian vay vốn được ưu đãi, trong khi cán bộ ngân hàng không kiểm tra kỹ nên hộ vay vẫn được chấp thuận.

2.3. Đánh giá an toàn và chất lƣợng cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn tạiNHCSXH Việt Nam NHCSXH Việt Nam

2.3.1. Kết quả đạt được

Qua mười năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn đã đạt được những kết quả quan trọng:

Thứ nhất, hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao, đã tạo được nguồn vốn

đáp ứng cho việc thực hiện chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV ngày càng được mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Tín dụng ưu đãi đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn đã góp phần giúp cho HSSV có hồn cảnh khó khăn khơng phải bỏ học vì khơng có tiền, đã hỗ trợ cho người dân nghèo có cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Vốn tín dụng được ủy thác cho

vay thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó các tổ chức này gắn kết nhiều với hội viên, nâng cao trách nhiệm đối với người nghèo, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Thứ hai, với các chuyên san, chuyên mục, chương trình riêng giới thiệu về

NHCSXH, về vốn tín dụng ưu đãi đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn phổ biến trên các kênh thông tin đại chúng, báo, đài địa phương và các chương trình lồng ghép thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội, vốn tín dụng chính sách ngày càng trở nên gần gũi với người nghèo, NHCSXH ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy của người nghèo khi cần vốn.

Thứ ba, chương trình tín dụng HSSV có hồn cảnh khó khăn đã đạt được mục tiêu

đề ra. Đến nay đã có gần 2 triệu HSSV có hồn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập. Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được ban hành kịp thời, hợp lòng dân, góp phần tạo sự bình đẳng về học tập trong xã hội. Vì vậy quá trình tổ chức triển khai choa vay, NHCSXH đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là bà con nhân dân trong cả nước.

Thứ tư, khi triển khai Chương trình, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực để

chỉ đạo, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành và NHCSXH, hướng dẫn thực hiện, bố trí nguồn vốn cho vay. Vì vậy, đã có sự phối hợp chặt chẽ và đồng thuận giữa các cơ quan, ban ngành trong suốt quá trình tổ chức thực hiện Quyết định, cụ thể:

+ Những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình đều được các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp cùng NHCSXH kịp thời tháo gỡ.

+ Về nguồn vốn cho vay của Chương trình tín dụng đối với HSSV đã được Thường trực Chính phủ trực tiếp chỉ đạo thơng qua các cuộc họp giao ban hàng tháng do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trực tiếp chủ trì, có lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phịng Chính phủ tham dự đã kịp thời giải quyết các vướng mắc.

Thứ năm, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội đã rất quan tâm phối hợp triển khai, nhất là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bố trí vốn kịp thời để cho vay trong những ngày đầu tiên triển khai và trong suốt quá trình thực hiện giải ngân.

Thứ sáu, sự chỉ đạo tích cực của UBND các cấp, nhất là chính quyền cấp xã về chủ

trương chính sách cho vay đối với HSSV đến với người dân và đến với những người được thụ hưởng.

Thứ bẩy, sự phối hợp và thực hiện của các tổ chức chính trị - xã hội, trực tiếp là 4

tổ chức Hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thơng qua việc quản lý và giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV ở thôn, bản, trong việc trực tiếp nhận thủ tục xin vay vốn của các hộ gia đình có đủ điều kiện vay vốn, để bình xét gửi UBND xã phê duyệt.

Thứ tám, chương trình tín dụng HSSV đã có sự kiểm tra, giám sát của các Bộ,

ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và Mặt trận Tổ quốc tại cơ sở. Đặc biệt nội dung chính sách cho vay ưu đãi và kết quả thực hiện cho vay đều được cơng khai tại UBND các xã, vì vậy, chương trình tín dụng chính sách đã nhận được sự kiểm tra, giám sát của người dân.

Thứ chín, mạng lưới hoạt động của NHCSXH được tổ chức giao dịch đến tận xã thông

qua 203.538 Tổ TK&VV nằm tại các thôn, ấp, bản, làng, với 10.974 điểm giao dịch tại xã của NHCSXH đã kịp thời nắm bắt được đối tượng và nhu cầu vay vốn từ cơ sở. Việc tổ chức giải ngân cho vay tại xã, cùng với phương thức ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội là một nhân tố quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến độ cho vay đối với HSSV.

2.3.2. Hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng

2.3.2.1. Hạn chế

Trong quá trình hoạt động của mình, bên cạnh những thành tích đã đạt được, NHCSXH vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn. Hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH chưa phát triển so với tiềm năng hoạt động của Ngân hàng và yêu cầu thực tiễn đặt ra. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất, quy mơ tín dụng chưa tương xứng với nhu cầu và số lượng các đối tượng

vay vốn. Theo kết quả hoạt động cho thấy, số HSSV được vay vốn tăng lên khá nhanh, tuy nhiên nếu so sánh con số này với số HSSV thuộc đối tượng vay vốn của tất cả các trường trong cả nước thì con số này cịn chiếm tỷ lệ thấp, theo ý kiến của các trường có quan hệ thường xun với NHCSXH thì cịn khoảng 30% - 40% số HSSV thuộc đối tượng đủ điều kiện vay nhưng chưa được vay, đây là một trong những hạn chế đòi hỏi phải được xem xét.

Thứ hai, số lượng khách hàng chưa nhiều, chưa đồng đều giữa các vùng miền. Mặc

dù chương trình tín dụng được triển khai từ năm 1998 đến nay và Chính phủ đã có những Quyết định bổ sung, thay đổi chính sách đầu tư nhưng khối lượng tín dụng và số lượng HSSV vay vốn chưa nhiều và chỉ tập trung ở một số tỉnh, thành phố ở khu vực Bắc Trung Bộ như: Thanh Hóa (154.659 HSSV), Nghệ An (164.637 HSSV), Hà Tĩnh (82.791

HSSV),…. Số lượng HSSV vay vốn tại một số tỉnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên còn thấp: Lai Châu (4.110 HSSV), Hà Giang (5.337 HSSV), Bắc Kạn (7.825 HSSV), Kon Tum (8.937 HSSV),…

Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn còn chưa được phản ánh đúng các khoản nợ quá hạn, một

số HSSV sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích.

Hoạt động tín dụng chính sách ln tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhưng đến nay cơ chế xử lý khoanh nợ và xử lý rủi ro đối với chương trình cho vay HSSV chưa được cụ thể. Việc chỉ huy động được những nguồn vốn trong ngắn hạn nhưng ngân hàng lại phải cho vay khơng có tài sản thế chấp cũng như khơng có sự tham gia của vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất của những hộ vay vốn, nên khi xảy ra rủi ro đối với các hộ vay thì khả năng mất vốn của ngân hàng là rất lớn. Vì vậy việc thu hồi vốn để tiếp tục cho vay rất khó khăn và ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn vốn cũng như khả năng thanh toán của ngân hàng.

Thứ tư, Chất lượng tín dụng có nơi, có lúc chưa tốt. Nhiều nơi còn xảy ra tệ xâm tiêu,

tham nhũng, phân phối vốn theo phương thức chia đều xẻ mỏng … Công tác thu hồi nợ quá hạn nhất là các khoản nợ chây ỳ phát sinh từ trước khi nhận bàn giao còn nhiều lúng túng.

2.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng

a. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, chính sách cho vay chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn

Có thể thấy, tín dụng đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn của NHCSXH cịn thực hiện dàn trải, cào bằng. Mức cho vay bình quân tuy có tăng qua các năm nhưng so với số vốn vay tối đa được phép vay là quá nhỏ. Do đó, HSSV được vay vốn ở mức hạn chế dẫn đến nhiều trường hợp HSSV vay vốn không đủ để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt tại trường.

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cịn do các nhu cầu chi tiêu trong gia đình buộc họ phải dùng số tiền vay được để trang trải các chi phí cấp thiết, khơng đưa vào đầu tư cho giáo dục.

Bên cạnh đó, chính sách lãi suất ưu đãi của NHCSXH làm nảy sinh nhiều bất cập, cụ thể là: với mức lãi suất cho vay HSSV như hiện nay còn thấp hơn cả lãi suất NHCSXH huy động vốn trên thị trường, điều này dẫn đến những tiêu cực từ phía người vay và cả những người liên quan đến q trình xét duyệt cho vay.

Chính sách lãi suất thấp, ưu đãi đối với HSSV chỉ có thể hỗ trợ trong thời gian có hạn, khơng thể là cơng cụ lâu dài giúp cho HSSV. Trường hợp ngân hàng có khả năng huy động vốn với lãi suất thấp bất kỳ khi nào cần thì việc ngân cho vay với lãi suất ưu đãi là

chấp nhận được. Tuy nhiên điều này không thể đối với NHCSXH, bởi NHCSXH chỉ có thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp đảm bảo an toàn và chất lượng cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w