Điều kiêṇ tư c̣nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện sa pa – tỉnh lào cai (Trang 49 - 51)

T VIÊCC̣ LÀM CHO LAO ĐỘNG CÁC DÂN ƠCC̣ Í NGƢỜI RÊN ĐIẠ BÀN

2.1.1. Điều kiêṇ tư c̣nhiên

Về vị trí địa lý:

Nằm ởphiá tây bắc của TổQ́c, Sa Pa làmôṭhuyêṇ vùng cao của tinh̉ Lào Cai ở độ cao 1500 đến 1650 mét trên sườn núi Lô Suây Tông, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây – Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m và thấp nhất là suối Bo cao 400m so với mặt biển. Hiện nay việc giao thông chỉ được thực hiện duy nhất bằng đường bộ, hạn chế việc phát triển kinh tế - xã hội của Huyêṇ.

Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng:

- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 % diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở.

- Tiểu vùng độ cao trung bình là 1.500m: Diện tích 20.170ha, chiếm

29,72% diện tích của huyện. Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan Xi Păng, , địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp.

- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: có diện tích 31.120ha, chiếm 45,86% diện tích của huyện. Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp sâu.

Cấu trúc địa hình đa dạng thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây, như trồng ngô trên những thửa ruộng bậc thang và thu hoạch thảo quả , lấy phong lan từ những cánh rừng gần đó.

Nhưng địa hình chia cắt, độ dớc lớn cũng gây nhiều khó khăn cho việc trồng lúa của người dân tộc ở Sa Pa. Người dân chú yếu trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang nâng suất thấp, theo thời vụ, ngày nơng nhàn khơng có việc làm thường đến trung tâm thị trấn Sa Pa bán những mặt hàng thổ cẩm hay đặc sản cho khách du lịch.

Về khí hậu:

Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ơn đới và cận nhiệt đới, khơng khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bớn mùa, nhiệt độ khơng khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 10. Điều kiện thời tiết quanh năm mát mẻ đã thúc đẩy sản xuất rau an toàn tập trung ở khu vực thị trấn Sa Pa, xã San Sả Hồ, Sa Pả, Tả Van và Bản Khoang. Các loại rau sản xuất ở đây chủ yếu là su su, bắp cải, cải thảo, đậu ngọt, đậu Hà Lan, súp lơ… Sản xuất rau chuyên canh tại Sa Pa hiện có nhiều thành phần kinh tế tham gia thu hút được nhiều lao động, trong đó có hình thức mới là các doanh nghiệp thuê đất của người dân để tổ chức trồng rau xuất khẩu. Do chất lượng sản phẩm tốt hơn, an toàn trong sử dụng bởi ít sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật, nên các loại rau ở Sa Pa sản xuất ra được tiêu thụ thuận lợi và giá thành cao hơn so với rau cùng loại ở nơi khác.

Sa Pa có khí hậu mát lạnh mang nhiều sắc thái tự nhiên của vùng ơn đới càng có khả năng thu hút du khách, điều đó làm tăng sớ lượng lao động hướng dẫn viên du lịch, tạo điều kiện cho lao động nơng nhàn có việc làm.

Về đất đai:

Năm 2010, Sa Pa có tổng diện tích tự nhiên là 68.329,2ha, chiếm 10,7% diện tích đất tự nhiên cả Tỉnh. Trong đó: đất trồng cây hàng năm ( lúa, mầu, rau đậu), đất trông cây lâu năm, cây ăn quả, mặt nước nuôi trồng thủy

sản, đất rừng ( chiếm 69% diện tích tự nhiên của Huyện). Đất chưa sử dụng 21, 5% diện tích tự nhiên của Huyện. Đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang, nương rẫy, ruộng nước chủ yếu sản xuất 1 vụ, năng suất cây trồng thấp, bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đời sống của đa số nhân dân các dân tộc gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, Huyện đã triển khai một số dự án, mô hình thử nghiệm để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi song kết quả thu được chưa như mong đợi, chưa chọn được giống vật nuôi, cây trồng mũi nhọn, chủ lực vừa phù hợp với điều kiện khí hậu Sa Pa mà mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước nâng cao đời sớng cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Ví dụ: Gia đình chị Nguyễn Thị Hải, tổ 1, thị trấn Sa Pa đang khai hoang thêm diện tích đất để trồng Atiso, đây là một loại dược liệu để làm thuốc. Với hơn 2ha, gia đình chị thu được 8 tấn sản phẩm và bán cho công ty Traphaco cũng được hơn 200 triệu đồng/năm. Vì vậy, gia đình chị Hải đã liên kết với một số bà con dân tộc, khai hoang đất để trồng thêm dược liệu. Dự kiến, gia đình chị Hải cùng bà con nơi đây năm nay sẽ trồng thêm hơn 2ha cây Atiso nữa để cung cấp cho nhà máy. Theo chị Hải cây Atiso là một dược liệu dễ trồng, sau hơn 4 tháng có thể thu hoạch cả lá và rễ, hoa của Atiso đều có thể bán được và chế biến thành một lại thuốc Boganich chữa bệnh rất tớt. Điều đó góp phần tạo cơng ăn việc làm cho người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện sa pa – tỉnh lào cai (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w