T VIÊCC̣ LÀM CHO LAO ĐỘNG CÁC DÂN ƠCC̣ Í NGƢỜI RÊN ĐIẠ BÀN
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Tổng mạng lưới giao thông toàn huyện với 331,13 km, trong đó: Đường tỉnh 13,5 km, đường huyện 70,1 km, đường xã 216,53 km. Đến hết năm 2010 đã có tổng sớ 243,3 km đường được rải cấp phới, bê tông hoá và rải nhựa mặt đường, chiếm 73,47%. Về hạ tầng giao thơng: có 100% sớ xã có đường rải nhựa, đường bê tông đến trung tâm các xã, 100% đường giao thông nông thôn đến trung tâm thôn được rải đá cấp phối.
Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, hiểm trở nên hệ thống mạng lưới giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong vùng. Giao thông tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, duy tu thường
xuyên các công trình cầu, đường giao thông nông thôn; kịp thời xử lý các đoạn đường sụt, sạt do mưa lũ nhằm đảm bảo giao thông thông suốt. Tiếp tục tiến hành thống kê các điểm vi phạm hành lang an tịa giao thơng đường bộ đường bộ ( tuyến Quốc lộ 4D đi qua địa bàn huyện) để xử lý theo quy định.
Từ nhiều năm qua, thị trấn Sa Pa đã được tỉnh và huyện tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; đồng thời thống nhất việc quản lý trên địa bàn nhằm giữ gìn các nét đẹp của Sa Pa và mục tiêu phát triển bền vững. Trong 5 năm (2005 – 2010), toàn huyện đã có 363 dự án đầu tư với tổng vớn đăng ký hơn 4.600 tỷ đồng. Tháng 4/2012, UBND tỉnh Lào Cai công bố Quy hoạch đô thị du lịch Sa Pa với diện tích lớn gấp đơi hiện nay (khoảng 4.637ha), chưa kể vùng phụ cận mở rộng tới 9 xã ngoại vi (khoảng 35 nghìn ha). Theo đó, đơ thị du lịch Sa Pa sẽ gồm 9 phân khu chức năng: Khu đô thị trung tâm, khu đơ thị mới Ơ Quý Hồ, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu du lịch núi Hàm Rồng, khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, khu nông nghiệp sinh thái cảnh quan, khu sản xuất nông nghiệp đặc hữu, khu lâm viên và khu rừng bảo tồn. Đơ thị Sa Pa mới có năm vùng du lịch, phát triển trên cơ sở các không gian du lịch đặc trưng, gồm vùng du lịch đô thị cổ, vùng du lịch di sản gắn với cảnh quan sinh thái nông nghiệp, vùng du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc, vùng du lịch khám phá cảnh quan sinh thái nguyên sinh (Fansipan)… Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng quy hoạch phân khu chức năng; Nghiên cứu và xây dựng các chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội xây dựng các Trung tâm thương mại lớn, công viên...; Nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người, tạo việc làm cho họ góp phần vào chính sách xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
2.1.4. Sư c̣biến đổi cơ cấu kinh tếvàcơ cấu lao đôngc̣ do tác đôngc̣ của cơng nghiêpc̣ hố, hiêṇ đaị hố cơng nghiêpc̣ hố, hiêṇ đaị hố
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Sa Pa đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Là một huyện từ nền nông nghiệp lạc hậu độc canh thuần nông, tự cung, tự cấp dần trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển tương đới toàn diện theo hướng Du lịch và dịch vụ - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – Công
nghiệp và xây dựng. Trong năm qua, huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tập trung vào các sản phẩm đặc hữu như rau an toàn, hoa cao cấp, cá hồi, cá tầm nước lạnh… tạo ra sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng giá trị sản phẩm.
Trên cơ sởxác đinḥ vai tròquan trọng của ngành nông - lâm nghiêpc̣, Sa Pa đa ̃phát huy moịnguồn lưcc̣ , chuyển dicḥ cơ cấu cây trồng theo hướng tich́
cưcc̣. Những năm qua, ngành nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo quyết liệt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó tập trung chủn đổi giớng lúa, ngơ và một sớ cây trồng khác có năng suất, chất lượng thấp sang sản xuất bằng các giớng mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, các giớng lúa có năng suất, chất lượng cao đã đươcc̣ đưa vào gieo cấy với trên 95% diêṇ tích , do đó sản lượng lương thực có hạt tăng nhanh từ 23.581 tấn năm 2006 lên 35.440 tấn năm 2010, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1,77 triệu đồng/người năm 2006 lên 10,58 triệu đồng/người năm 2010; giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích canh tác năm 2010 đạt trên
32 triệu đồng. Sự thay đổi nhanh chóng trong việc chủn đổi giớng ngơ địa
phương sang ngô lai đã nâng sản lượng ngô của Sa Pa, hiện diện tích ngơ lai đã chiếm trên 60% cơ cấu giống ngô được gieo trồng. Điều quan trọng, ngô lai luôn cho năng suất ổn định và cao hơn ngô địa phương (trung bình 32 tạ/ha trong khi ngô địa phương là 26 tạ/ha), vì vậy việc tuyên truyền để người dân đưa vào canh tác rất thuận lợi.
Trong chăn nuôi, Sa Pa luôn phát huy ưu thế trong chăn nuôi đại gia súc. Đàn trâu của Sa Pa đã được bình tuyển là một trong giống trâu nội tốt của Quốc gia. Phát triển chăn nuôi đại gia súc trong những năm qua luôn gắn liền với phát triển kinh tế hộ gia đình, ngoài việc cung cấp sức kéo, thực phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, hàng năm Sa Pa luôn xuất bán ra ngoài tỉnh hàng nghìn con trâu, nhiều hộ gia đình có thu nhập kinh tế cao từ chăn ni đại gia súc. Hiện nay, huyện đang phối hợp với các ngành chức năng xây dựng thương hiệu đàn trâu Sa Pa, với sự đầu tư có trọng điểm sẽ hứa hẹn một kết quả khả quan. Cùng với phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hoá thì chăn nuôi lợn, gia cầm cũng đang được rất chú trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, sản phẩm chăn nuôi cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường tại chỗ. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản là một hướng đi mới và đang được chú trọng. Diện tích ni trồng thuỷ sản toàn hụn hiện có 270 ha và đang được tiếp tục mở rộng từ những diện tích đất trồng lúa nước khơng hiệu quả. Một sớ xã có điều kiện về nguồn nước đang đưa vào nuôi trồng thử nghiệm giống cá tầm nước lạnh, bước đầu kết quả khả quan.
Lâm nghiệp là một thế mạnh của địa phương, cùng với việc tập trung giao đất, giao rừng cho nhân dân, chú trọng công tác phát triển trồng rừng kinh tế, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, Sa Pa luôn chú trọng công tác phát triển trồng, khoanh ni, bảo vệ rừng phịng hộ. Kinh tế lâm nghiệp đã có những bước phát triển đột phá, góp phần tăng giá trị sản xuất trên diện tích; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Việc phát triển rừng kinh tế gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động đã tạo động lực mới cho phong trào phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện. Người lao động làm lâm nghiệp từng bước gắn bó với rừng, làm giàu từ rừng. Giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 đạt 19,2%, giá trị sản xuất năm 2010 đạt 142,7 tỷ đồng, chiếm 35,3 % trong nội bộ ngành nơng nghiệp. Đến năm 2010,
đất có rừng đạt đã 44.296,79 ha (rừng trồng 16.674,87 ha); tỷ lệ tán che phủ rừng tăng từ 35,32 % năm 2006 lên 51,7 % năm 2010. Phát triển kinh tế lâm nghiệp đã thực sự trở thành thếmạnh, được nhân dân tích cực hưởng ứng. Sản phẩm từ rừng đang được tiêu thụ khá ổn định.
Chuyển dicḥ cơ cấu kinh tếởSa pa còn đươcc̣ thểhiêṇ trên các linh ̃ vưcc̣ sản xuất công nghiệp - tiểu thủcông nghiêpc̣ (CN - TTCN) và các ngành nghề truyền thống . Trước những năm 2006, sản xuất CN - TTCN mới bước đầu hình thành, chủ yếu là sản xuất và chế biến lâm sản, nguyên liệu giấy với quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu. Đến nay, sản xuất CN - TTCN đã từng bước chuyển biến cả về chất và lượng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Công nghiệp chế biến và khai thác được chú trọng, quy mô sản xuất, chủng loại, chất lượng sản phẩm từng bước được cải thiện; một số sản phẩm đang được xây dựng thương hiệu; các sản phẩm truyền thống tiêu biểu đang được quan tâm khôi phục và phát triển. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 100 cơ sở chế biến, sản xuất và sửa chữa; trên 50 cơ sở khai thác nhỏ, cơ bản đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công nghiệp năng lượng đang được hình thành, công trình thủy điện Vĩnh Hà với công suất thiết kế trên 21 MW và công trình thủy điện Cuông 3 công suất thiết kế trên 5 MW đang được thi công. Công nghiệp khai khoáng bước đầu được khảo sát và khai thác thăm dị. Từ năm 2006 đến nay, nguồn vớn đầu tư ước đạt trên 2.000 tỷ đồng (bình quân 200 tỷ đồng/năm).
Với mucc̣ tiêu duy trì m ức tăng trưởng kinh tếđaṭbình quân trên
13%/năm giai đoạn 2010 – 2015. Phấn đấu: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5%; CN, TTCN - XDCB tăng 19,2%; Thương mại - dịch vụ tăng 18,2%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Nông - lâm - ngư nghiệp 37 %; Thương mại - dịch vụ 35 %; Công nghiệp - xây dựng 28%; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 41.000 tấn; giá trị sản xuất/ha canh tác/năm đạt trên 40 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng vào năm 2015.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế tác động mạnh mẽ tới cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang sản xuất các ngành nghề khác, thông qua các chương trình phát triển hàng hóa cây trồng, vật ni gắn với việc xây dựng các cơ sở chế biến đã tạo ra nhiều việc làm.
Khuyến khích mạnh hơn việc phát triển các ngành, nghề truyền thống hoặc nghề mới như làm du lịch cộng đồng..., để dần từng bước chuyển một số lao động nông nghiệp sang làm các ngành nghề khác. Trong những năm qua, sự phát triển của hoạt động Du lịch mang lại hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Quy mơ cơ sở vật chất phục vụ du lịch có sự tăng trưởng nhanh chóng, đến năm 2012 trên địa bàn huyện đã có 268 cơ sở kinh doanh dịch du lịch, trong đó có 2.228 phịng nghỉ với 600 phịng đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2005. Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng có chất lượng cao, khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Năm 2009 Sa Pa đón hơn 465.000 lượt khách du lịch, tăng 64% so với năm 2005, thu từ dịch vụ du lịch đạt 409 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân về lượng khách giai đoạn 2005-2009 là 25,42%/năm, từ năm 2010 – 2012 là 43,67% doanh thu thu tăng bình quân 31%/năm. Khách q́c tế đến Sa Pa có xu hướng tăng trưởng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18%/năm, đặc biệt là khách đến từ rất nhiều nước trên thế giới với trên 80 quốc tịch.
Khách du lịch tăng đồng nghĩa với việc cần nhiều lao động có trình độ hơn nữa về du lịch, nên vấn đề cần đặt ra là phải đào tạo một lớp hướng dẫn viên có đủ kinh nghiệm, am hiểu lịch sử Sa Pa cũng như có trình độ ngoại ngữ cơ bản, tăng đào tạo con em dân tộc ít người để vừa tận dụng được nguồn lao động dư thừa vừa quản lý được dân sớ Sa Pa.
Ví dụ:
Làng Cát Cát có 360 người H’Mơng mà có tới 112 người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch chiếm tỷ lệ 31,11% dân sớ. Làng Lý Lao Chải có 102 người tham gia dịch vụ du lịch trong tổng số 561 người H’Mông chiếm 18,18% dân sớ nhưng tính theo đơn vị hộ gia đình thì tỷ lệ sớ hộ có người tham gia dịch vụ du lịch rất cao. Số người trực tiếp tham gia dịch vụ du lịch khá đơng . Đó là chưa kề số người gián tiếp tham gia các dịch vụ này như sản xuất, mua bán thổ cẩm, hàng lưu niệm,...
Trong các ngành nghề mới xuất hiện, có nghề hướng dẫn viên du lịch và phục vụ khách du lịch (mang đồ, dẫn đường cho khách du lịch) phát triển khá nhanh, nhất là trong tầng lớp thanh niên. Mỗi một làng người H’Mơng có một vài thanh niên làm nghề hướng dẫn viên tự phát. Đặc biệt một số công ty du lịch đã tuyển người H’Mông ở các làng đào tạo trở thành đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Làng Cát Cát có 5 hướng dẫn viên người H’Mơng chun nghiệp, làng Lao Chải có 12 hướng dẫn viên, xã Hầu Thào có 7 hướng dẫn viên...v.v. 16 làng người H’Mơng cịn thành lập các đội văn nghệ phục vụ khách du lịch, thu hút khoảng 200 nam nữ diễn viên không chuyên tham gia. Một số đội văn nghệ ở Lao Chải, Sa Pa, San Sả Hồ khơng chỉ biểu diễn ở làng mà cịn trở thành đội văn nghệ không chuyên của các khách sạn Victorya, BamBoo, khách sạn Châu Long, khách sạn Hàm Rồng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.
Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở Sa Pa thời kỳ từ 2006- 2010
Nguồn: Phòng Lao động - Thương Binh và xã hội Huyện Sa Pa.
Qua bảng số liệu cho thấy:
Tỷ trọng lao động ngành nông-lâm-thủy sản giảm đáng kể từ 80.2% năm 2006 x́ng cịn 70.9% năm 2010. Đồng thời tỷ lệ lao động trong công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng nhanh chóng: cơng nghiệp-xây dựng tăng từ 2. % năm 2006 lên 6.93% năm 2010 và dịch vụ tăng từ 17.36% năm 2006 lên 22.17% năm 2010.
Bên cạnh đó, trong nội bộ cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá.. Tỷ lệ hộ nông nghiệp đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2012, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn Sa Pa có 3.600 hộ, tăng 62% so với năm 2005.
Số lượng lao động làm việc trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 1.900 người, chất lượng và tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch đã nâng lên. Tổng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ đã đạt 3.600 người, tăng gấp 2,1 lần sau 5 năm và đưa tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực này từ 8%
năm 2005 lên 13,5% vào năm 2010. Nhưng đa số lao động là người dân tộc ở các khu vực xa thành thị chủ yếu dựa vào nông nghiệp, theo thời vụ, nên thời gian nơng nàn cịn dài vấn đề giải quyết việc làm trở thành cấp bách.