Thiết kế bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hành vi người tiêu dùng đối với điện thoại di động thương hiệu việt (Trang 50)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.4. Công cụ nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi

Theo Hoàng Trọng (2005), để tiến hành thu thập dữ liệu điều tra các nghiên cứu định lƣợng, ngƣời nghiên cứu phải sử dụng nhiều loại thang đo lƣờng khác nhau. Tuy nhiên do sự phức tạp của các hiện tƣợng kinh tế - xã hội nên việc lƣợng hóa các khái niệm nghiên cứu địi hỏi phải có những thang đo đƣợc xây dựng công phu và đƣợc kiểm tra độ tin cậy trƣớc khi vận dụng.

Nội dung bảng câu hỏi trong nghiên cứu này đƣợc tác giả lựa chọn và kế thừa các biến quan sát để đo lƣờng các khái niệm, nghiên cứu về hành vi của ngƣời tiêu dùng, đặc biệt là ý định mua sản phẩm mới từ các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài. Ngoài phần giới thiệu và phần quản lí, nội dung chính của bảng hỏi bao gồm các câu hỏi đánh giá về điện thoại thƣơng hiệu Việt nhƣ đặc điểm sản phẩm, thƣơng hiệu, ảnh hƣởng của xã hội và giá cả của ngƣời tiêu dùng, ý định mua sản phẩm điện thoại thƣơng hiệu Việt và các thông tin nhân khẩu học (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập).

Các biến quan sát đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm điện thoại thƣơng hiệu Việt đƣợc các chuyên gia nghiên cứu thị trƣờng có kinh nghiệm và kiến thức về các thƣơng hiệu điện thoại di động tại thị trƣờng Việt Nam tƣ vấn và đọc góp ý nhằm đảm bảo nội dung của bảng hỏi phù hợp với những các thang đo, cách diễn đạt câu hỏi không gây hiểu lầm, sai lệch cho kết quả điều tra. Giá trị thang đo của các biến quan sát đƣợc đƣa vào bảng hỏi dƣới dạng Likert với thang điểm 5 (1 = Hồn tồn khơng chính xác, 5 = Hồn tồn chính xác).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hành vi người tiêu dùng đối với điện thoại di động thương hiệu việt (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w