Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 78 - 82)

2.5. Đánh giá kết quả đạt đƣợc vềcơ chế, chính sách quản lýHTX trên địa bàn

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1. Hạn chế

- Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết của Trung ƣơng và Đề án của Thành ủy Hà Nội, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể của UBND thành phố Hà Nội của một số cấp ủy chính quyền, một số địa phƣơng cịn có hiện tƣợng làm lƣớt, chiếu lệ, nên chất lƣợng chƣa cao, chƣa đƣợc phổ biến nhiều đến HTX, xã viên và đông đảo tầng lớp nhân dân. Nhận thức của một bộ phận nhân dân, cán bộ và Đảng viên về bản chất, vị trí và vai trị của kinh tế tập thể, trong phát triển kinh tế xã hội chƣa đầy đủ; tâm lý của nhân dân, cán bộ Đảng viên, nhìn chung chƣa thật tin tƣởng vào HTX; khơng ít cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ và Đảng viên, chƣa nhận thức đầy đủ quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tập thể và về trách nhiệm của mình trong triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng, Đề án,

Kế hoạch của Thành ủy, UBND Thành phố; chƣa nhận thức đƣợc rõ và phát huy lợi thế của mơ hình HTX, trong tăng cƣờng sự hợp tác, nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho kinh tế hộ và các doanh nghiệp.

- Bản thân một bộ phận lớn các HTX, một mặt chƣa bứt ra hẳn mơ hình HTX

kiểu cũ, mặt khác cịn bị nhầm lẫn với mơ hình hoạt động theo luật doanh nghiệp hoặc nhƣ tổ chức xã hội, chƣa làm rõ động lực và tự phát triển của HTX và lợi ích của HTX đối với xã viên. Quy mơ HTX cịn nhỏ, hiệu quả thấp và quản lý yếu kém kéo dài từ nhiều năm nay. Cịn tồn tại tình trạng có các HTX hoạt động không đúng Luật HTX, sự hợp tác giữa các HTX cịn yếu, mơ hình Liên hiệp HTX chƣa phát huy hiệu quả cao.

- Công tác sơ kết, tổng kết việc chỉ đạo kinh tế tập thể cịn hình thức, khơng sâu sắc và chƣa đi sâu phân tích những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện. Sau sơ kết, tổng kết chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình, biện pháp cụ thể để khắc phục các tồn tại, khó khăn của kinh tế tập thể, khơng tạo nên đƣợc chuyển biến tích cực thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

- Việc tổ chức triển khai, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đã nêu trong Nghị quyết của Trung ƣơng và Đề án của Thành ủy ở các cấp, các ngành cịn chậm. Nhiều nội dung chính sách chƣa xây dựng, cụ thể hóa bằng văn bản pháp quy để thực hiện.

- Sự phối hợp giữa các Sở, Ngành, Quận, Huyện trong việc quản lý nhà nƣớc còn chồng chéo, hạn chế, một số Sở, Ngành không nắm chắc đƣợc các HTX thuộc lĩnh vực quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc từ thành phố đến quận, huyện cịn thiếu, lại kiêm nhiệm, chƣa có cán bộ chuyên trách nên việc quản lý và chỉ đạo chƣa đạt hiệu quả cao. Ở cấp quận, huyện việc phân cơng giúp cấp ủy, chính quyền theo dõi chỉ đạo kinh tế tập thể không rõ, chƣa huy động đƣợc sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp vào phát triển HTX, sự tham gia của các đồn thể chƣa tích cực trong khi đa số các hội viên của mình là thành viên của tổ chức kinh tế tập thể.

- Nhiều HTX cịn hoạt động hình thức, quy mơ vốn hoạt động sản xuất - kinh doanh còn nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp. Nhiều HTX chƣa thực hiện sửa đổi, bổ sung Điều lệ theo Luật HTX năm 2003, lúng túng trong xác định mơ hình, phƣơng thức hoạt động.

- Q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố nhanh đã tác động, ảnh hƣởng mạnh đến các HTX - nhất là các HTX nông nghiệp; Năng lực nội tại, điều kiện triển khai các hoạt động của các HTX (đặc biệt là mặt bằng, vốn, công nghệ) thấp và yếu.

2.5.2.2. Nguyên nhân

- Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng của Đảng về kinh tế tập thể, Luật HTX và các chính sách đối với HTX làm chƣa tốt, chƣa chú trọng tổ chức thông tin, phổ biến đến dân, chƣa quan tâm đầy đủ đến công tác tổng kết và xây dựng mơ hình HTX phù hợp với điều kiện thực tế từng ngành, từng địa bàn hoặc lĩnh vực. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền chƣa đề cao ý thức trách nhiệm, chƣa xác định đƣợc phát triển kinh tế tập thể là một nhiệm vụ trong tâm và thƣờng xuyên. Còn một bộ phận cán bộ, đảng viên chƣa nhận thức đầy đủ vai trò, lợi thế của kinh tế tập thể trong quá trình hội nhập và chƣa dành sự quan tâm thỏa đáng để góp phần thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển đúng tiềm năng, theo yêu cầu.

- Năng lực nội tại, điều kiện trển khai các hoạt động, đặc biệt là mặt bằng, vốn, cơ sở vật chất, cơng nghệ và trình độ quản lý của các HTX cịn thấp yếu, nhiều HTX còn lúng túng, thiếu định hƣớng hoạt động rõ ràng, lợi ích mang lại cho xã viên ít, khơng đáp ứng đƣợc các nhu cầu của xã viên, thành viên về nguồn vật tƣ đầu vào, công nghệ sản xuất kinh doanh, vốn tín dụng, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm… của xã viên, thành viên cịn thờ ơ thiếu gắn bó với HTX; đội ngũ cán bộ quản lý HTX cũng còn nhiều yếu kém; tâm lý ỷ lại, dựa dẫm trong xã viên, HTX cịn lớn, mơ hình HTX cũ tồn tại quá lâu, in đậm trong nhận thức của nhân dân.

- Vẫn còn một bộ phận cán bộ, Đảng viên, xã viên HTX chƣa nhận thức đầy đủ về bản chất, mơ hình HTX kiểu mới, về vai trị, vị trí, lợi thế phát triển HTX trong quá trình hội nhập. Bản thân các HTX cũng cịn có tâm lý trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.

- Việc tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách về: đất đai làm trụ sở, vốn, khoa học công nghệ… đã nêu trong Nghị quyết Trung ƣơng và Đề án của Thành uỷ

ở các cấp, các ngành cịn chậm; Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ một số khó khăn nội tại của HTX chƣa đƣợc các cấp, ngành quan tâm giải quyết.

- Sự phối hợp giữa các sở, ngành, quận huyện trong việc quản lý nhà nƣớc và thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể còn chƣa thƣờng xuyên, chặt chẽ; chƣa quan tâm đầy đủ đến cơng tác tổng kết, xây dựng mơ hình HTX phù hợp với điều kiện thực tế từng ngành, địa bàn hoặc lĩnh vực. Nhiều điển hình, nhân tố mới xuất hiện chƣa đƣợc các cấp, chính quyền địa phƣơng kịp thời bồi dƣỡng, sơ kết để nhân rộng.

- Bộ máy quản lý nhà nƣớc về HTX mới chỉ đáp ứng đƣợc một số nội dung cơng việc trong q trình củng cố, phát triển kinh tế tập thể. Cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về HTX ở cấp quận, huyện thiếu lại kiêm nhiệm nhiều nên công tác kiểm tra, hƣớng dẫn HTX cịn có sự bất cập.

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ

QUẢN LÝ HTX TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển HTX và một số vấn đề về cơ chế quản lý HTX đặt ra trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w