Nội dung quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 26 - 47)

1.3. Quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng

1.3.2.Nội dung quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng là việc phát hiện, xác định được các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động tín dụng.

Nhận diện rủi ro qua đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tín dụng ln phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:

Thứ nhất : Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng:

- Trì hỗn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình

kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà khơng có sự giải thích minh bạch,

thuyết phục.

- Có dấu hiệu khơng thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong quan hệ tín dụng.

- Các báo cáo tài chính gửi cho ngân hàng khơng đầy đủ hoặc gửi chậm, trì hỗn mà khơng có lý do thuyết phục.

- Chậm thanh toán các khoản nợ đến hạn, xuất hiện nợ quá hạn do khơng có

khả năng hồn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ do việc tiêu thụ hàng, thu hồi cơng nợ chậm hơn dự tính.

- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu

dự kiến.

- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so

với định giá khi cho vay. Tài sản có dấu hiệu bị bán, trao đổi, mất mát khơng cịn tồn tại.

- Không trả lời hoặc trả lời quanh co các cuộc gọi của Ngân hàng; Tránh gặp

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của Khách hàng:

- Có tranh chấp trong q trình quản lý: bao gồm các mối quan hệ tranh chấp giữa hội đồng quản trị và giám đốc điều hành với các cổ đông khác, với chính

quyền địa phương, nhân viên, khách hàng.

- Khơng có khả năng hoạch định kế hoạch hoặc dự thảo ngân sách.

- Thiếu nhận biết về vị trí của cơng ty trên thị trường hoặc vị thế của đối thủ

cạnh tranh.

- Có các chi phí quản lý bất hợp lý, ban giám đốc xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí

kinh doanh và tài chính cá nhân – biểu hiện như: thiết bị văn phịng q hiện đại, phương tiện giao thơng q đắt tiền.

- Thuyên chuyển cán bộ cấp cao và/hoặc những cán bộ chủ chốt thôi việc.

- Các hoạt động khơng bình thường của các lãnh đạo như: chơi bạc nhiều, nghiện rượu hoặc ma túy, đồn đại xấu trên thị trường về hoạt động kinh doanh hoặc về các lãnh đạo…

- Ban lãnh đạo thiếu kinh nghiệm.

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách hàng:

- Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ; sản phẩm, dịch vụ tung ra thị trường không đúng lúc.

- Sản phẩm của khách hàng mang tín thời vụ cao.

- Mất quyền đại lý, nhà cung cấp hoặc quyền cung cấp.

- Bị kiện cáo, báo chí đưa tin tiêu cực.

- Về tài sản cố định: Giảm sút tài sản cố định; Có biểu hiện cắt giảm các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế.

- Sự xuống cấp trông thấy của nơi sản xuất kinh doanh.

- Giá cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi.

- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu vốn cổ phần trên

nợ vay), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện hành), hay mức độ hoạt động (ví dụ chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn kho).

- Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, hàng tồn

kho tăng lên quá mức, doanh số bán giảm sút cùng các khoản cơng nợ gia tăng, điều đó làm cho khả năng thanh tốn giảm sút.

- Khách hàng khơng kể ra được chính xác và đầy đủ thơng tin tài chính, đặc biệt là những thơng tin về những món nợ ghi trong danh mục.

Thứ hai : Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía Ngân hàng

- Sự đánh giá và phân loại khơng chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, ví dụ như đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực thế,

đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin do khách hàng cung cấp từ báo cáo tài chính, tài sản đảm bảo. .. mà thiếu đi các thông tin thông tin về thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh… và các thông tin nhạy cảm từ những kênh khác. Bên cạnh đó, ngân hàng bỏ qua các nghi ngờ khi phân tích các dữ liệu tài chính, có dấu hiệu che đậy việc đảo nợ của khách hàng thơng qua việc cấp tín dụng mới thường xuyên và liên tục cho khách hàng, che dấu nợ quá hạn thông qua điều chỉnh kỳ hạn

nợ và gia hạn nợ thiếu căn cứ xác thực…

- Ngân hàng cấp tín dụng dựa trên những cam kết khơng chắc chắn và thiếu

tính bảo đảm của khách.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng q nóng, vượt q khả năng và năng lực kiểm

sốt cũng như nguồn vốn của ngân hàng.

- Cho vay tập trung quá lớn vào một lĩnh vực, một số nhóm khách hàng.

- Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng.

- Chính sách tín dụng cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẽ hở bị khách hàng lợi

dụng.

- Hồ sơ tín dụng khơng đầy đủ, khơng tn theo quy định hiện hành về phê

duyệt tín dụng.

- Có khuynh hướng giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch vụ để giữ chân khách hàng mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn rủi ro cao.

1.3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Phân loại nợ

Việc xếp hạng chất lượng cho các khoản vay được thực hiện cho tất cả các khách hàng ngay sau khi xuất hiện khoản vay để ngân hàng có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro trong từng trường hợp, từ đó phân tích và đưa ra phương án xử lý kịp thời. Phân loại nợ theo quy định nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, phục vụ cho cơng tác quản lý rủi ro tín dụng. Việc phân loại nợ hiện nay được thực hiện căn cứ theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và căn cứ theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, cụ thể như sau:

- Các khoản nợ trong hạn và ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi

đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và ngân hàng đánh giá là có khả năng

thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn đúng thời hạn còn lại.

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là

doanh nghiệp, tổ chức thì ngân hàng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng

trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo

thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá

hạn hoặc đã quá hạn;

Mơ hình 6C là mơ hình thường được sử dụng nhiều nhất. Đây là mơ hình mang tính truyền thống, dựa vào đánh giá chủ quan của người cho vay.

(1) Tư cách người vay (character) :Cán bộ tín dụng phải chắc chắn về lịch sử tín dụng của khách hàng, kinh nghiệm của các tổ chức tín dụng khác với khách hàng, mục đích khoản vay, mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, phân loại tín dụng và mức độ tín chấp của khoản vay cũng như phẩm chất của người lãnh đạo hay tổ chức bảo lãnh nó.

(2) Năng lực người vay (capacity): Phải chứng minh được năng lực hành vi và năng lực dân sự của chủ thể đi vay và người bỏ lãnh. Thu thập các hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng. Mơ tả q trình hoạt động, đặc điểm của DN đến thời điểm hiện tại, bao gồm: lợi nhuận, chi phí, cơ cấu vốn sản phẩm, khách hàng chính…

(3) Thu nhập của người đi vay(cash): Xác định nguồn trả nợ của khách hàng, liệu có đảm bảo khả năng trả nợ hay không.

(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn thu thứ hai có thể được sử dụng để trả nợ ngân hàng. Các khoản đảm bảo tiền vay cũng cần được xác minh tình trạng đảm bảo, các điều kiện về bảo hiểm.

(5) Các điều kiện (conditions) : Ngân hàng xem xét các điều kiện tuỳ theo

chính sách tín dụng theo từng thời kỳ. Các điều kiện này có thể bao gồm : Địa vị cạnh tranh của khách hàng, kết quả kinh doanh so với đối thủ khác, tình hình cạnh tranh sản phẩm, ảnh hưởng của lạm phát, các yếu tố ngoại sinh khác...

(6) Kiểm sốt (control) : Để có thể kiểm sốt chặt chẽ hoạt động tín dụng, trước hết NHTM cần đảm bỏ yếu tố pháp lý của khoản vay này thông qua việc nắm vững các bộ luật, quy đinh, quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng được xem xét; có đầy đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho cơng việc kiểm sốt.

1.3.2.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Để hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, NHTM cần có những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả.

Thứ nhất: Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tổng hợp các quy trình phân loại khách

hàng theo ngành nghề kinh tế, quy mơ hoạt động, loại hình sở hữu, mục đích vay vốn, căn cứ vào các tiêu chí tài chính và phi tài chính để chấm điểm khách hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, hỗ trợ việc phân loại nợ, từ đó có các biện pháp quản lý đối với khoản nợ xấu và xây dựng quy định nội bộ về quản lý chất lượng tín dụng, đảm bảo an tồn cho hoạt động của tổ chức tín dụng.

Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để chấm điểm tín dụng được chính xác, khoa học hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cụ thể riêng cho ba nhóm đối tượng khách hàng gồm:

- Khách hàng doanh nghiệp

- Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể

- Khách hàng định chế tài chính

Mỗi nhóm khách hàng có một bộ chỉ tiêu để đánh giá và xếp hạng riêng. Tổng số điểm của khách hàng được xác định theo thang điểm tối đa là 100, được chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định.

+ Chỉ tiêu tài chính: Bao gồm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu

phản ánh hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu phản ánh khả năng tự tài trợ (cân nợ), chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (thu nhập). Các chỉ tiêu này được tính tốn dựa trên các Báo cáo tài chính của Khách hàng (Bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

+ Chỉ tiêu phi tài chính: Là những chỉ tiêu khơng phải là chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu này được đánh giá trên các tiêu chuẩn định tính dựa vào kết quả thẩm định của cán bộ chấm điểm về khả năng trả nợ của khách hàng, về trình độ quản lý và môi trường nội bộ khách hàng, về quan hệ với Ngân hàng, về các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng, về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng...

Trên cơ sở tổng số điểm được xác định từ bộ chỉ tiêu xếp hạng khách hàng, tổ chức tín dụng xếp hạng rủi ro của khách hàng thành 10 hạng với mức rủi ro từ

thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D.

Sau khi phân loại khách hàng, căn cứ vào điểm, xếp hạng mà Ngân hàng có chính sách tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng.

Thứ hai: Xây dựng chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động tín dụng do các ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN.

Về cơ bản, chính sách tín dụng bao gồm các nội dung sau đây:

- Chính sách khách hàng

- Chính sách quy mơ và giới hạn tín dụng

- Lãi suất và phí suất tín dụng

- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ

- Chính sách tài sản đảm bảo

- Thẩm quyền phán quyết

Ngân hàng có thể áp dụng chính sách tín dụng mở rộng được áp dụng trong hồn cảnh tình hình nền kinh tế tăng trưởng, hoạt động quản lý tín dụng được đảm bảo tốt, thể hiện ở những nội dung sau: Lãi suất cho vay ở mức thấp, vừa phải; Tỷ lệ tham gia vốn của ngân hàng cho vay so với tổng nhu cầu vốn của khách hàng cao (trên 70%); Quy trình đánh giá và xét duyệt cho vay nhanh chóng và tương đối dễ dàng. Hoặc ngân hàng có thể áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt được áp dụng trong hồn cảnh hoạt động quản lý tín dụng kém hiệu quả hoặc nền kinh tế có dấu hiệu suy thối, thể hiện ở những nội dung sau: Lãi suất cho vay ở mức cao; Tỷ lệ tham gia vốn của ngân hàng cho vay so với tổng nhu cầu vốn của khách hàng thấp (dưới 60%); Quy trình đánh giá và xét duyệt cho vay kỹ và chọn lọc. Nhìn chung, chính sách tín dụng phù hợp là chính sách tín dụng có sự chuyển đổi linh hoạt giữa hai trạng thái mở rộng và thắt chặt, phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng đồng thời có liên hệ mật thiết với chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lãi suất, tỷ lệ lạm

phát và tốc độ tăng GDP.

Chính sách tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 26 - 47)