4.3 .Một số kiến nghị
4.3.3 .Kiến nghị đối với VPBank
Hồn thiện chính sách tín dụng trong cho vay cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam bảo dảm cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo. Thơng qua chính sách tín dụng, các ngân hàng cũng định hướng cho mình lĩnh vực khuyến khích cho vay và lĩnh vực hạn chế cho vay, đồng thời xây dựng cơ cấu dư nợ một cách hợp lý để phát triển bền vững.
Thường xuyên đánh giá, phân loại tín dụng, xếp loại khách hàng: Phân loại tín dụng là q trình xác định cập độ rủi ro tín dụng theo một tiêu thức nhất định. Thơng qua việc phân loại tín dụng ngân hàng đánh giá được các khoản tín dụng đủ tiêu chuẩn, có khả năng trả nợ. Các khoản tín dụng được theo dõi là các khoản tín dụng tiềm ẩn rủi ro, cần được giám sát thường xuyên. Các khoản nợ có khả năng mất vốn: khó thu hồi được vốn và phải theo dõi, bám sát, thậm chí kiện ra tịa để có thể phát mãi tài sản, thu hồi nợ. Thông qua tiêu thức xếp loại khách hàng, ngân hàng có chính sách tín dụng thích hợp, đối với những khách hàng xếp loại cao, có uy tín trong thanh tốn nợ gốc và lãi ngân hàng sẽ có chính sách ưu đãi về lãi suất, phí cấp tín dụng, tài sản bảo đảm.. .Ngược lại, khách hàng xếp loại thấp ngân hàng cần thắt chặt các điều kiện tín dụng.
Ngân hàng nên tăng cường hơn nữa việc kiểm sốt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước trong và sau khi cho vay để phát hiện, xử lý kịp thời những tình huống có dấu hiệu ảnh hưởng đến an tồn vốn. Tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa kịp thời những sai sót trong q trình thẩm định.
Hồn thiện các cơng cụ quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Thực hiện cải tổ tồn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro, tái cơ cấu bộ máy tổ chức, đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lường. Tăng cường đào tạo về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN cho các quản lý cấp trung và cao của ngân hàng.
VPBank phải đề ra các chiến lược phát triển hợp lý và hiệu quả. Việc phân chia chỉ tiêu KPI phải phù hợp với năng lực của nhân viên.
Thường xuyên mở các khóa học đào tạo về nghiệp vụ lồng ghép với giáo dục đạo đức cho nhân viên tín dụng.
Trong Chương 4 tác giả đã đưa ra một số giải pháp đối với ngân hàng nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng. Bên cạnh đó, đưa ra những kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước, VPBank hồn thiện hơn mơi trường kinh doanh để VPBank Quảng Ninh thành cơng hơn nữa trong cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của mình.
KẾT LUẬN
Định hướng trở thành một trong ba ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam là một định hướng đúng đắn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới địi hỏi VPBank phải xác định được tầm quan trọng và có chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng nói riêng một cách hợp lý và khoa học, tạo tiền đề cho ngân hàng có sự phát triển mạnh mẽ và bền vững. Thấu hiểu được mục tiêu chung của toàn hệ thống, VPBank Quảng Ninh đã tích cực chú trọng cơng tác này và đạt được những kết quả nhất định trong việc hạn chế rủi ỏ trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế hiện nay, công tác quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức mà trong những năm tới cần tìm ra giải pháp cụ thể kịp thời để giải quyết. Cho nên, vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro là hoàn toàn cần thiết. Bám sát vào mục tiêu đó, Luận văn đã hồn thành được các nội dung sau:
Thứ nhất, Luận văn đã tìm hiểu những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng trong ngân hàng nói chung và trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
Thứ hai, Luận văn đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trang rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh. Với mục tiêu phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất có thể, luận văn đã đi sâu tìm hiểu phân tích những ngun nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng như mơi trường kinh tế, môi trường pháp lý không thuận lợi, sự nhận thức chưa đầy đủ, thực hiện chưa nghiêm túc các quy định hiện hành từ phía Ngân hàng, rủi ro đạo đức trong kinh doanh Ngân hàng, chưa phát huy hết vai trị cơng tác kiểm tra nội bộ, công tác giám sát và quản lý nợ sau khi cho vay cịn yếu, sự thiếu thơng tin về khách hàng, sự thiếu thiện chí trong trả nợ của khách hàng...
Thứ ba, trên cơ sở phân tích những nguyên nhân, những tồn tại trong hoạt động cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, luận văn đã tập trung đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của VPBank Quảng Ninh. Các giải pháp đó là: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho khâu thẩm
định trước, trong và sau cho vay.Thực hiện việc liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa VPBank chi nhánh Quảng Ninh với các chi nhánh ngân hàng thương mại cùng hoặc khác hệ thống. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng. Quản lý, giám sát và kiểm sốt chặt chẽ quá trình giải ngân vốn vay và sau khi cho vay. Quản lý danh mục tài sản đảm bảo. Tích cực giám sát và xử lý khoản vay có vấn đề. Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
Từ những giải pháp mà luận văn đã đưa ra, mong rằng VPBank Quảng Ninh có thể lựa chọn cho mình giải pháp khả thi nhất, phù hợp nhất để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng, góp phần phịng ngừa và hạn chế rủi ro từ các khoản vay tiêu dùng ở mức thấp nhất. Đảm bảo tăng trưởng tín dụng dựa trên ngun tắc an tồn, bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu Tiếng Việt:
1. Võ Thị Thúy Anh, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản tài chính.
2. Võ Huy Cường, 2011. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - Chi nhánh Bình Định. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng .
3. Phan Thị Thu Hà, 2004. Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Lê Thu Hiền, 2012. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh. Luận văn thạc
sĩ.
Học viện Ngân hàng .
5. Trương Thanh Hiền, 2013. Phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Bình Định. Luận văn
thạc sĩ. Trường Đại học Đà Nẵng.
6. Hoàng Kim, 2006. Tiền tệ và ngân hàng. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
7. Nguyễn Thị Phương Liên, 2011. Quản trị tác nghiệp Ngân hàng
thương mại. Nhà xuất bản Thống Kê
8. Nguyễn Thị Mùi, 2006. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương
mại. Nhà xuất bản Tài chính.
9. Frederic. S.Mishkin, 1994. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài
chính. Dịch từ Tiếng Anh. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
10. Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2006. Nhập mơn tài chính
tiền tệ. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM.
11. Trần Ngọc Thơ, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê
12. Vũ Thị Trang, 2010. Nâng cao hiệu quản Quản trị rủi ro tại Ngân
13. Lê Văn Tư, 2001. Tiền tệ Ngân hàng Thị trường Tài chính. Nhà xuất bản Thống kê.
14. Các văn bản của NHNN và VPBank.
15. Luật các tổ chức tín dụng, Quốc hội, Luật số 47/2010/QH12 ngày
16/6/2010.
16. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Chi nhánh Quảng
Ninh, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm từ 2012-2015.
II. Các website:
1. www.vpb.com.vn
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK CHI NHÁNH QUẢNG NINH
Kính gửi các Anh/Chị!
Để góp phần tìm hiểu ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của VPBank chi nhánh Quảng Ninh để từ đó có những biện pháp làm hạn chế rủi ro tại Ngân hàng, tôi rất mong Anh/Chị sẽ tham gia vào việc hoàn thành phiếu khảo sát về rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại VPBank chi nhánh Quảng Ninh. Sự nhiệt tình và các thông tin quý báu mà Anh/Chị cung cấp sẽ giúp ích rất nhiều vào việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng mình.
Xin chân thành cảm ơn anh/chị!
(Anh/Chị hãy đánh dấu
vào phương án mà Anh/Chị cho là hợp lý)
Phần I: Thông tin cá nhân
Họvàtên:(khôngbắtbuộc).....................................................................................
Số năm làm cơng tác tín dụng ngân hàng của Anh (Chị):
□ Dưới 3 năm □ Từ 3 đến 6 năm □ Trên 6 năm
Bằng cấp chuyên môn của Anh (Chị):
Phần II: Các câu hỏi khảo sát trắc nghiệm
1. Anh/chị vui lòng cho ý kiến đánh giá về mức độ quan trọng của các tiêu chí về KHCN trong việc đưa ra quyết định cho vay.
Tiêu chí tính cách của khách hàng Tiêu chí về năng lực tài chính Tiêu chí tài sản đảm bảo Tiêu chí mục đích vay
2. Anh/chị vui lòng cho ý kiến đánh giá về mức độ nguy hiểm của các yếu tố đe
dọa khả năng hoàn trả của khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng?
Nội dung
Biến động kinh tế vĩ mô, rủi ro ngành kinh tế
Biến động thời tiết, thiên tai
Cấp tín dụng vượt quá khả năng trả nợ của khách hàng
Khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả, khơng đúng mục đích
Hạn chế trong việc quản lý khách hàng sau cho vay
3. Anh/chị vui lòng cho ý kiến đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố thuộc về nhân viên quan hệ khách hàng ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng?
Yếu tố
Đạo đức nghề nghiệp Nghiệp vụ chuyên môn Tinh thần, trách nhiệm
4. Anh/chị đánh giá thế nào về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại VPBank Quảng Ninh?
Công tác quản trị
Sử dụng thơng tin bên ngồi để đánh giá khách hàng
Nhận dạng rủi ro thơng qua phân tích định lượng (lương, tình hình kinh doanh…)
Thực hiện đảm bảo tiền vay (định giá tài sản bảo đảm, đóng bảo hiểm)
Lập phương án vay vốn phù hợp với khách hàng Thực hiện đúng quy trình giám sát sau vay
Xử lý khoản vay có vấn đề (quy trình phát mại tài sản, cơ cấu lại khoản vay…)
Phần III: Các câu hỏi lấy ý kiến
1.Theo ý kiến anh/chị, yếu tố nào là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh?
……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
2. Ngân hàng đã làm gì để hạn chế tác động của những yếu tố đó?
3. Những vấn đề nào cần được quan tâm nhiều nhất trong quá trình hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng?
……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………