CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.2. Kiến thức, thái độ về KSNK của ĐD
Nhiễm khuẩn bệnh viện là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám chữa bệnh và chăm sóc NB. NB có thể mắc NKBV do NVYT cịn hạn chế kiến thức và thái độ về KSNK. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá kiến thức, thái độ về KSNK của ĐD cũng như tìm ra một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về KSNK của ĐD tại một số khoa lâm sàng hệ ngoại- BV Đa khoa tỉnh Hải Dương. Chúng tôi thấy rằng kiến thức về KSNK của ĐD chưa đầy đủ. Vì vậy, ĐD cần phải bổ sung, cập nhật và phổ cập để từ đó có kỹ năng và thái độ tích cực chăm sóc NB, đảm bảo an toàn cho NB, cho NVYT và cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tìm ra một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về KSNK của ĐD như trình độ chun mơn và được đào tạo, tập huấn về KSNK hàng năm.
Về kiến thức, thái độ của ĐD về KSNK, nghiên cứu của chúng tôi phân loại điểm kiến thức thành 2 mức là ≥ 80% đạt và < 80% chưa đạt; thái
độ của ĐD cũng chia thành 2 mức là ≥ 80% tích cực và < 80% chưa tích cực. Mức phân loại này phù hợp để đánh giá về KSNK trên đối tượng là nhân viên y tế để đảm bảo an toàn NB, đây cũng là vấn đề quan trọng trong quản lý chất lượng chăm sóc. Nghiên cứu của chúng tơi có cùng điểm cắt như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai khi nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về KSNK của ĐD tại BV E năm 2016, cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) về VST của 9 BV tuyến Trung ương và tỉnh của khu vực phía Bắc, cùng quan điểm với nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng, Trần Đỗ Hùng về NKBV tại Vĩnh Long (2012), nghiên cứu về thực trạng quản lý chất thải y tế và kiến thức thực hành của nhân viên BV Đa khoa Đông Anh năm 2011 ,,,.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tơi, tỷ lệ ĐD có kiến thức đạt về KSNK là 43,9%. Trong đó, tỷ lệ ĐD có kiến thức đạt về phòng ngừa NKVM là 51%, phát hiện của chúng tơi có kết quả thấp hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Loan và cộng sự năm 2014 khi nghiên cứu về kiến thức và thực hành của ĐD về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ cho thấy: Tỷ lệ ĐD có kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ là 60% . Có sự chênh lệch kết quả giữa hai nghiên cứu này là do cách tính điểm đạt về kiến thức khác nhau. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Loan phần kiến thức gồm 21 câu hỏi, trả lời đúng được 1 điểm/ câu, ĐD được đánh giá là có kiến thức đúng về phịng ngừa nhiễm trùng vết mổ khi đạt từ 14 điểm trở lên. Như vậy đạt khoảng 66,67 % tổng điểm. Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng điểm cắt kiến thức ≥ 80% mới đạt. Vì vậy, có sự khác biệt về kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi với
nghiên cứu của tác giả trên. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tơi có kết quả cao hơn một nghiên cứu tương tự trong đơn vị phẫu thuật của BV giảng dạy đại học Obafemi Awolowo, Ile-Ife ở Nigeria năm 2014 về kiến thức phòng ngừa NKVM sau phẫu thuật của tác giả TT Famakinwa. Kết quả cho thấy chỉ có 32% ĐD có kiến thức tốt về dự phòng NKVM sau phẫu thuật. Tác giả cũng chỉ ra rằng đa số những người tham gia nghiên cứu có kinh nghiệm khiêm tốn trong lĩnh vực cơng tác chỉ từ 1- 5 năm . Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tơi khi nhóm ĐD có thâm niên cơng tác ≥ 10 năm có kiến thức cao hơn nhóm ĐD có thâm niên cơng tác < 10 năm (p< 0,05).
Tỷ lệ ĐD có thái độ tích cực về phịng ngừa NKVM là 54,1%, tương đối đồng đều với kiến thức đạt về phòng ngừa NKVM (51%), kết quả này là chưa cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng đồng ý với nghiên cứu của tác giả Oluwakemi Ajike Kolade và cộng sự khi nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành trong phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ của các ĐD hậu phẫu tại cơ sở y tế đại học ở bắc trung bộ Nigeria năm 2017 khi họ phát hiện rằng thái độ tương đối kém đối với cơng tác phịng ngừa nhiễm trùng vết mổ, trong nghiên cứu này thái độ của ĐD đối với cơng tác phịng chống nhiễm trùng vết mổ dao động từ 23,9%- 66,3% . Có thể luận giải về điều này là phần lớn các ĐD tham gia nghiên cứu có độ tuổi trẻ và thâm niên công tác trong đúng chuyên ngành đào tạo <10 năm (66,3%) nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc và phịng ngừa NKVM cho NB, từ đó có thái độ chưa tích cực về phịng ngừa NKVM.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi đưa ra câu hỏi để đánh giá kiến thức của ĐD về phịng ngừa NKTN, chúng tơi chú trọng đến phần kiến thức về lựa chọn ống thơng, cách theo dõi và chăm sóc ống thơng của ĐD. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Willson M và cộng sự (2009) khi nghiên cứu can thiệp ĐD để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu có liên quan đến ống thông, tác giả cũng kết luận rằng các yếu tố cần thiết của chương trình phịng ngừa NKTN bao gồm lựa chọn ống thông, theo dõi việc đặt ống thông, đảm bảo loại bỏ ống thông kịp thời, chú ý cẩn thận đến các kỹ thuật đặt ống thơng và chăm sóc ống thơng
Với tỷ lệ 42,9% ĐD có kiến thức đạt về phịng ngừa NKTN, đây cũng là phần mà kiến thức của ĐD đạt thấp nhất trong ba phần phòng ngừa NKVM, phịng ngừa NKTN và VST. Trong đó, tỷ lệ ĐD trả lời đúng ở đáp án thay thế ống thông tiểu là thấp nhất (40,8%). Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ y tế về biện pháp phịng ngừa NKTN là khơng thay thế định kỳ hoặc thường xuyên ống thông tiểu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi được hỏi về thời gian rút thông tiểu sau phẫu thuật, 77,6% người tham gia nghiên cứu trả lời đúng đáp án rút thông tiểu sớm nhất có thể. Kết quả này của chúng tơi thấp hơn của tác giả Drekonja DM và cộng sự năm 2009 khi khảo sát qua Internet về kiến thức và thực hành ống thông Foley giữa các ĐD ở bang Minnesota, kết quả cho thấy các ĐD nhận thấy loại bỏ ống thông sớm là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất để ngăn ngừa NKTN (điểm trung bình: 4,5; phạm vi 1- 5, tương ứng 90%), giáo dục đào tạo bổ sung với ĐD là biện pháp can thiệp để ngăn ngừa NKTN có hiệu quả . Luận giải về điều này là do thiếu cập nhật thơng tin mới nên nhiều ĐD chưa có kiến thức đầy đủ về lĩnh vực này.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Jain M và cộng sự (2015) về kiến thức, thái độ của ĐD và bác sỹ phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu có liên quan đến đặt thơng tiểu ở BV chăm sóc sức khoẻ đại học tại Ấn Độ. Trong nghiên cứu này 57% số người được hỏi có thể xác định tất cả các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến đặt thơng tiểu . Có thể lý giải điều này do sự khác biệt về đặc điểm đối tượng ở hai nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Jain M 154 nhân viên chăm sóc sức khỏe (bác sĩ = 49 và y tá = 105). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 31,9 năm và số năm kinh nghiệm trung bình là 7,94 năm. Những ĐD có thời gian cơng tác nhiều hơn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn nên họ có kiến thức đầy đủ hơn để chăm sóc NB. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của ĐD cao hơn họ cũng có kiến thức tốt hơn so với những ĐD ở trình độ thấp hơn. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi khi ĐD có thời gian cơng tác ≥ 10 năm thì kiến thức đạt về phịng ngừa NKTN cao hơn nhóm ĐD có thời gian cơng tác < 10 năm (p< 0,05) và nhóm ĐD có trình độ chun mơn là cao đẳng và đại học thì kiến thức đạt về phịng ngừa NKTN cao hơn nhóm ĐD có trình độ là trung cấp (p< 0,05).
Tỷ lệ ĐD có thái độ tích cực về phịng ngừa NKTN là 83,7%. Kết quả của chúng tôi cũng nhất quán với nghiên cứu của Jain M và cộng sự (2015) về thái độ của ĐD phịng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu có liên quan đến đặt thơng tiểu ở BV chăm sóc sức khoẻ đại học tại Ấn Độ. Trong đó, hơn 90% người tham gia nghiên cứu tin tưởng rằng giáo dục về chăm sóc ống thơng cơ bản cũng sẽ giúp ngăn ngừa NKTN. Gần 40% ĐD thấy rằng
có thể đặt ống thơng ngay để thuận tiện cho ĐD. Gần 10% số người được hỏi cho thấy không tin tưởng việc ngăn ngừa NKTN liên quan đến đặt ống thơng tiểu. Điều này có thể được cải thiện bằng cách giáo dục họ và cho họ thấy bằng chứng rõ ràng về việc phịng ngừa NKTN bằng các biện pháp phịng ngừa thích hợp . Với 83,7% ĐD có thái độ tích cực về phịng ngừa NKTN, cao hơn tỷ lệ ĐD có thái độ tích cực về phịng ngừa NKVM, cho thấy ĐD BV có thái độ khả quan hơn về phòng ngừa NKTN, họ đã coi trọng đến cơng tác kiểm sốt nhiễm trùng tiết niệu liên quan đến đặt thông tiểu BV, tuy nhiên kết quả này cũng cần được phát huy để đảm bảo an tồn cho NB.
Với tỷ lệ 49% ĐD có kiến thức đạt về VST, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai tại BV E năm 2016 có kiến thức VST đạt 60,1% . Luận giải điều này là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại 5 khoa lâm sàng hệ ngoại của BV, số lượng NB đơng, tính chất cơng việc đặc thù vất vả hơn, áp lực công việc cao hơn nên ĐD chưa có nhiều thời gian để tự nghiên cứu, tự trau dồi kiến thức về VST. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của BV Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành đánh giá thực trạng kiến thức về KSNK của 110 học viên học tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong đó kiến thức VST chỉ có 5/8 nội dung có tỷ lệ học viên trả lời đúng trên 80%, có nội dung về VST học viên trả lời với tỷ lệ thấp nhất là 16,4% . Trong các câu hỏi chúng tôi đưa ra khi phỏng vấn thì các câu hỏi về thời điểm VST, vị trí cần trang bị dung dịch VST chứa cồn là khá tốt (91,8%; 89,8%). Tuy nhiên, khi được hỏi về thời gian sát khuẩn tay bằng dung dịch
VST chứa cồn nhiều ĐD trả lời thời gian VST nhanh hơn so với quy định. Có thể lý giải kết quả này do ĐD công tác trong lĩnh vực ngoại khoa của BV làm việc với áp lực công việc cao hơn nên chưa dành thời gian để tự nâng cao kiến thức về phòng chống NKBV. Kết quả này cũng gợi mở cần thiết bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo liên tục cho các ĐD về KSNK để họ cập nhật kiến thức mới về KSNK.
Tỷ lệ ĐD có thái độ tích cực về VST đạt 49% đồng đều với kiến thức đạt về VST (49%). Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả trong nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hiệu quả của ĐD đối với VST trong BV tại Iran năm 2016 của Alireza Sharif và cộng sự: thái độ tích cực là 70,5% . Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai nghiên cứu tại BV E năm 2015 (92,6%) . Lý giải sự khác biệt này có thể do bộ câu hỏi thiết kế khác nhau nên nghiên cứu cùng nội dung nhưng có tỷ lệ đạt cao hơn.