làm cho ngƣời lao động trên địa bàn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, cách thủ đơ Hà nội gần 60 km về phía nam, tiếp giáp với Hà Nội, Hƣng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hồ Bình. Với vị trí địa lý nhƣ trên, Hà Nam tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tƣơng lai sẽ trở thành thành phố vệ tinh của thủ đơ.
Khơng chỉ có lợi thế về đƣờng bộ, đƣờng sắt, tỉnh Hà Nam cịn có hệ thống đƣờng thuỷ với với các con sông lớn chảy qua nhƣ sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ không chỉ là điều kiện thuận lợi cho giao thơng đƣờng thuỷ mà cịn thuận lợi cho việc tƣới tiêu trong sản xuất và đời sống. Tỉnh Hà Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 86,2 km2, có 6 đơn vị hành chính (gồm 5 huyện là Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục và một thành phố Phủ Lý), cùng với 116 xã, phƣờng, thị trấn.
Đặc điểm cấu tạo địa hình tỉnh Hà Nam có sự tƣơng phản giữa đồi núi và đồng bằng và có cả bãi bồi thuận tiện cho phát triển nông nghiệp với nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong đó chủ yếu là địa hình đồng bằng bao gồm huyện Duy Tiên, huyện Lý Nhân, huyện Bình Lục, thành phố Phủ Lý và phần phía Đơng hai huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm, độ cao trung bình từ 2m đến 3 mét, có đất đai mầu mỡ thích hợp cho phát triển ngành nơng nghiệp đa dạng, phong phú, phần còn lại là địa hình đồi núi bao gồm phía tây huyện Thanh Liêm và phần cịn lại của huyện Kim Bảng có độ cao trung bình từ 117
mét đến 459 mét có nguồn tài ngun đá vơi, đất sét phong phú với trữ lƣợng lớn thuận lợi cho việc khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.
Cũng nhƣ các tỉnh thuộc đồng bằng sơng Hồng, Hà Nam có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lƣợng mƣa trung bình mỗi năm từ 1.700 đến 2.200mm, nhiệt độ trung bình năm là 23 độ C, độ ẩm trung bình là 84% thuận lợi phát triển ngành trồng trọt.
Nhƣ vậy, với vị trí địa lý và đặc điểm địa hình, khí hậu nhƣ trên là điều kiện thuận lợi cho có thể thấy, Hà Nam là một tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế đa ngành, theo đó sẽ tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ 10 quốc hội khoá IX về phê chuẩn tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam thì đến ngày 01/01/1997 tỉnh Hà Nam đƣợc tái lập sau 32 năm hợp nhất . Sau khi đƣợc tái lập, Hà Nam gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh mới nhƣ : Kết cấu hạ tầng nghèo nàn lạc hậu, trình độ khoa học- kỹ thuật và quản lý kinh tế cịn thấp, 90% ngƣời dân sống ở nơng thơn, làm nghề nơng nghiệp, đời sống khó khăn, thiếu thốn. Song chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân Hà Nam nỗ lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng bộ về những nhiệm vụ trọng tâm, trƣớc mắt, tập trung khắc phục khó khăn, tạo sự chuyển biến tích cực về mọi mặt, đƣa kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển nhƣ : ngày càng thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ trong và ngồi nuớc, tốc độ tăng GDP bình qn đạt 9,28%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp, văn hố, giáo dục, y tế phát triển ổn định, cơng tác xố đói, giảm nghèo ngày càng đƣợc quân tâm, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội đƣợc giữ vững và tăng cƣờng, các tệ nạn xã hội ngày càng giảm.
Tuy nhiên kinh tế Hà Nam vẫn cịn mang nặng tính thuần nơng, đóng góp của ngành nơng nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng GDPcủa cả tỉnh ( 44%) điều đó chứng tỏ tốc độ chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nơng nghiệp cịn chậm; cơng nghiệp đƣợc quan tâm phát triển nhƣng năng suất lao động chƣa cao, sức cạnh tranh sản phẩm hàng hoá đƣợc sản xuất từ cơng nghiệp cịn yếu, ngành dịch vụ có sự biến chuyển ít.
Về dân số và nguồn nhân lực, nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phƣơng nói riêng. Quy mơ và tốc độ tăng của nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô và tốc độ gia tăng dân số. Theo số liệu điều tra dân số Hà Nam đến hết tháng 12 năm 2015 là 802.705 ngƣời, trong đó số dân từ 15 tuổi trở lên là 511.116 ngƣời, chiếm 58,39%. Số ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động bình quân hàng năm khoảng 12.200 ngƣời, chiếm 1,52% dân số.
Là một tỉnh có quy mơ dân số trung bình nhƣng tình hình kinh tế chƣa thực sự phát triển , các ngành công nghiệp, dịch vụ mới từng bƣớc phát triển, các doanh nghiệp đầu tƣ vào tỉnh để hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ, thu hút và tạo chỗ làm việc mới, làm việc thêm khơng nhiều, thu nhập bình qn của ngƣời lao động chƣa cao, chƣa thực sự hấp dẫn ngƣời lao động. Vì vậy hiệu quả của cơng tác giải quyết việc làm cịn có những hạn chế nhất định, đặt ra cho Hà Nam một thách thức địi hỏi tỉnh phải có những chủ trƣơng, chính sách và giải pháp cụ thể để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, đƣa kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển cao và ổn định.
Về kết cấu hạ tầng, trình độ khoa học cơng nghệ. Kết cấu hạ tầng trong tỉnh ngày càng hoàn thiện và thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhƣ : tỉnh đã quy hoạch và xây dựng đƣợc nhiều khu, cụm cơng nghiệp có
diện tích lớn, có vị trí thuận lợi thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngồi, hệ thống đƣờng giao thơng ngày càng phát triển phục phụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của ngƣời dân, hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nơng ngày càng đƣợc kiên cố hố, hạ tầng mạng lƣới thông tin và truyền thông, mạng lƣới truyền tải và phân phối điện đƣợc đầu tƣ xây dựng theo hƣớng hiện đại và đồng bộ, hệ thống trƣờng học, bệnh viện, trạm y tế không ngừng đƣợc đầu tƣ nâng cấp và xây dựng mới. Trình độ khoa học cơng nghệ đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển, máy móc thiết bị đã lạc hậu hậu, việc ứng dụng khoa học cơng nghệ hiện đại vào trong q trình sản xuất đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp cịn hạn chế.
3.1.3. Đặc điểm lao động và việc làm
Tính đến năm 2016, dân số tỉnh Hà Nam có khoảng trên 800 nghìn ngƣời, trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động là 474.250 ngƣời, chiếm 59%(Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2016). Qua 6 năm (2011 – 2016), số ngƣời trong độ tuổi lao động của tỉnh có tăng nhƣng khơng đáng kể. Điều này phần nào đã làm giảm áp lực về giải quyết việc làm đối với các nhà quản lý. Tuy nhiên, nếu tính riêng cho từng khu vực thì tỷ lệ lao động ở khu vực thành thị giảm, cịn ở khu vực nơng thơn lại tăng lên. Nói đúng hơn, từ năm 2011 đến năm 2016, số lƣợng ngƣời lao động trong tồn tỉnh có sự tăng lên nhƣng mức độ tăng của khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Điều này khiến cho một bộ phận lao động nông thôn đổ xô ra thành thị để kiếm việc làm, gây bất ổn cho khu vực thành thị.
Lực lƣợng lao động ở Hà Nam khá trẻ (độ tuổi 15 – 34 chiếm 31,0%; 35-54 tuổi chiếm 47,1 %) (Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2016). Thực tế đó chứng tỏ tỉnh Hà Nam có tiềm năng và thế mạnh về lực lƣợng lao động ,
đây là cơ sở để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế nếu làm tốt công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Trình độ văn hố của lực lƣợng lao động tỉnh Hà Nam không cao, với 60,1% ngƣời tốt nghiệp Trung học cơ sở và 18,72 % ngƣời tốt nghiệp THPT. Đây là khó khăn lớn đối với cơng tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động bởi vì có nhiều ngành nghề có cơng nghệ tiên tiến hiện đại địi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ văn hố tốt nghiệp trung học phổ thơng trở lên thì mới tiếp thu đƣợc chun mơn kỹ thuật nghề nghiệp.
Trình độ chun mơn kỹ thuật của ngƣời lao động tỉnh Hà Nam có tăng nhƣng chậm, từ 201.514 ngƣời tƣơng đƣơng 44,33% (năm 2011) lên 265.171 ngƣời tƣơng đƣơng 55,92% (năm 2016) (Niên giám thống kê tỉnh
Hà Nam năm 2016).. Bình quân hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng
khoảng 2%/năm. Trong khi đó, số lao động qua đào tạo nhƣng khơng có bằng cấp chứng chỉ cịn nhiều. Tại thời điểm năm 2016, số lao động có trình độ dạy nghề có chứng chỉ và chƣa có chứng chỉ là 190.166 ngƣời (hay là công nhân lao động trực tiếp) chiếm 40,09%, số lao động có trình độ trung cấp là 5,15 %, số lao động có trình độ cao đẳng là 5,33 %, số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 5,31% và tập trung chủ yếu ở ngành giáo dục, đào tạo (gần 2000 ngƣời, chiếm hơn 40%), còn các ngành khác chiếm tỷ lệ rất ít.
Với trình độ nhƣ vậy, ngƣời lao động rất khó tiếp cận với những công việc địi hỏi về chun mơn kỹ thuật. Điều đó đồng nghĩa với việc ngƣời lao động rất khó tìm đƣợc việc làm, nhất là những cơng việc có thu nhập cao.
Từ thực tế nhƣ trên ,địi hỏi tỉnh phải có giải pháp cụ thể để nâng cao về trình độ chun mơn kỹ thuật cho ngƣời lao động của tỉnh mới đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao trong thời kỳ khoa học – công nghệ đang ngày càng phát triển hiện nay.
Tuy vậy, tại tỉnh Hà Nam những năm gần đây số lao động khơng có việc làm lại khá thấp so với cả nƣớc. Tỷ lệ thất nghiệp tại đây chỉ 2,28%/2011 ; 1.98%/2013 và 1,9% năm 2016 ( Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2016)