Các bước đánh giá rủi ro và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.3. Tổng quan các phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro

1.3.3. Các bước đánh giá rủi ro và tiêu chí đánh giá

1.3.3.1. Các bước đánh giá rủi ro

* Phân nhóm khảo sát rủi ro

Phân nhóm khảo sát rủi ro là tiến hành khảo sát rủi ro theo từng nhóm cụ thể để đánh giá mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể xảy ra để từ đó xây dựng những biện pháp kiểm soát rủi ro để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại mơi trường.

Có nhiều cách để phân nhóm khảo sát rủi ro như sau: - Thời gian: Tần suất xảy ra các mối nguy hại.

- Dây chuyền cơng nghệ, máy thiết bị (máy, thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về an tồn): Như thiết bị nâng, thiết bị áp lực, vật liệu nổ…

- Khu vực: Có các mối nguy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự an toàn của người lao động trong phạm vi nơi làm việc như khu vực văn phòng, khu vực sản xuất, khu vực nhà kho…

- Các yếu tố nguy hiểm:

+ Yếu tố gây chấn thương cơ học

- Các bộ phận cơ cấu truyền động (đai truyền, bánh răng, trục khuỷu) - Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (bánh đá mài, cưa đĩa, máy li tâm, trục máy khoan, máy tiện, trục cán, ép…)

- Các bộ phận chuyển động tịnh tiến

- Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn ra - Vật rơi từ trên cao

- Trơn trượt, sa ngã…

+ Yếu tố gây nguy hiểm về điện, tĩnh điện gây điện giật, bỏng, cháy nổ

+ Yếu tố nguy hiểm về nhiệt cháy bỏng, cháy (ngọn lửa, tia lửa, vật

nung nóng, nấu chảy, hơi khí nóng…)

+ Yếu tố nguy hiểm về hóa học (các chất độc, thể rắn, lỏng, khí gây

nhiễm độc cấp tính, bỏng). + Yếu tố nguy hiểm nổ

- Nổ hóa học: Khi một hỗn hợp (bụi, khí, chất lỏng…ở một nồng độ nhất định trong khơng khí) tiếp xúc với nguồn lửa như nổ xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ…

- Nổ lý học: Phát sinh khi áp lực hơi khí, chất lỏng bị nén tăng vượt quá độ bền cơ học của vỏ dung tích chứa như nổ nồi hơi, bình khí nén…

Luận văn này tập trung khảo sát đánh giá rủi ro về an toàn máy, thiết bị được sử dụng đối với các công việc trên cao.

* Nhận diện mối nguy hiểm và xác định mức độ rủi ro

Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm.

Xác định mức độ rủi ro tức là xác định mức độ nguy hiểm và tần suất xảy ra.

- Mức độ nguy hiểm: là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai nạn nào đó. - Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong cơng việc đó.

* Đặt ra hàng loạt câu hỏi thường dùng trong quá trình đánh giá rủi ro

Để ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết thường sử dụng các câu hỏi: Ai? Làm gì? Khi nào? Tại sao? Và làm như thế nào? (Who? What?

Trả lời thấu đáo các câu hỏi What, When, Who, Why, How có nghĩa là chúng ta đã phân tích sự cố một cách tồn diện và sẽ tránh được các sự cố xảy ra hoặc giảm thiệt hại tới mức thấp nhất nếu xảy ra sự cố.

* Lập bảng đánh giá rủi ro

Bảng đánh giá rủi ro phải được ghi lại một cách rõ ràng cho từng công việc, thời gian cũng như địa điểm thực hiện. Bảng đánh giá rủi ro cần ghi rõ những nguy hiểm hiện hữu hoặc tiềm ẩn có thể tác động tới quá trình tiến hành cơng việc. Những tác động đó gây ra ở mức độ nào, đối tượng bị ảnh hưởng.

Bảng đánh giá rủi ro cũng cần nêu rõ tên những người đã tham gia quá trình đánh giá cũng như người có thẩm quyền phê duyệt.

1.3.3.2. Các tiêu chí ước lượng, đánh giá rủi ro

 Tiêu chí ước lượng khả năng nhận biết mối nguy hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)