- Phải tìm được điểm đột phá để phát triển kinh tế
3.1.2. Quan điểm tạo điều kiện môi trường để xây dựng đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế thành vùng kinh tế hàng hóa phát triển
Thừa Thiên - Huế thành vùng kinh tế hàng hóa phát triển
Tạo điều kiện mơi trường thuận lợi sẽ kích thích thúc đẩy kinh tế vùng phát triển, từ đó gắn kết các yếu tố vật chất của các hoạt động kinh tế. Điều chỉnh, điều tiết định hướng các mối quan hệ kinh tế nảy sinh hình thành và phát triển theo những mục tiêu đã định. Tạo môi trường thể chế, mơi trường pháp lý, mơi trường cơng nghệ, mơi trường chính trị, mơi trường văn hóa xã hội, mơi trường sinh thái, mơi trường tài chính lành mạnh. Hồn thiện và mở rộng đồng bộ các loại thị trường, kết cấu hạ tầng xã hội như văn hóa, giáo dục, y tế... thực hiện công bằng xã hội. Đối với vùng trọng điểm để tạo môi trường thuận lợi cần "kết hợp phát triển các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng khác; tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển, phát huy được lợi thế của mỗi vùng; tránh chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng" [18, 169].
Muốn cho kinh tế vùng phát triển phải tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của vùng theo hướng sản xuất hàng hóa của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng từ độc canh sang đa canh, đa dạng. Đối với vùng đầm phá ni trồng thủy sản, có những diện tích đất ngập nước sử dụng trồng lúa kém hiệu quả, thực hiện "chuyển một số ruộng trũng thường bị lụt hoặc bị nhiễm mặn, năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Cải tạo con giống, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần về thức ăn, phòng chống dịch bệnh, từng bước áp dụng phương thức nuôi công nghiệp" [18, 176].
Tạo điều kiện môi trường vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế để thử nghiệm mơ hình ni tơm cao sản ở vùng cao triều có ao xử lý cấp nước, thoát nước, sử dụng máy quạt nước, sử dụng thức ăn công nghiệp để hạn chế sự ô nhiễm đáy ao ni. Cải tiến và tăng dần diện tích ni trồng thủy sản theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Khuyến khích ngư dân chuyển từ đánh bắt (khai thác) sang nuôi trồng thủy sản. Tạo điều kiện môi trường cho việc du nhập nghề mới, đối tượng nuôi, kỹ thuật công nghệ mới kết hợp với kinh nghiệm của ngư dân nhằm từng bước đưa ni trồng thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài; tạo điều kiện cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để đổi mới công nghệ, chế biến thủy sản xuất khẩu; chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Thừa Thiên - Huế mở rộng vùng nguyên liệu tạo thành trung tâm thu hút nguồn nguyên liệu của cả các tỉnh miền trung.
Để tạo điều kiện thuận lợi định hướng cho sự phát triển là phải xây dựng các quy phạm pháp luật, quy chế quản lý nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá Tam Giang. Đó chính là cơ sở để các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân thực hiện phấn đấu cho tương lai lâu dài và bền vững của nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá Tam Giang. Thực hiện phát triển đồng bộ các loại thị trường là điều kiện cần thiết để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa. Tổ chức thơng tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm tiêu thụ bảo đảm uy tín với khách hàng. Coi trọng thị trường để mở rộng lưu thơng hàng hóa là sản phẩm ni trồng.