Thực trạng về sử dụng vốn và vốn đầu tư chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh thừa thiên - huế (Trang 45 - 46)

Vốn hiện nay đang là nguồn lực khan hiếm ở nước ta cũng như các nước đang phát triển. Vốn đầu tư tác động trực tiếp đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Vốn tạo điều kiện để đổi mới thiết bị, công nghệ, khai thác hợp lý và khôi phục tài nguyên môi trường sinh thái. Thực trạng nguồn vốn sử dụng cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản hiện nay ở vùng đầm phá còn gặp rất nhiều khó khăn. Dân vùng đầm phá rất nghèo để chuyển đổi từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, hoặc từ khai thác tự nhiên sang nuôi trồng thủy sản, vốn thiếu trầm trọng. Theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn một hộ nuôi trồng thủy sản được vay 10 triệu đồng không phải thế chấp. Với mức này nếu sản xuất nơng nghiệp có thể nói là nguồn vốn đầu tư lớn nhưng với ni trồng thủy sản mới chỉ đáp ứng được từ 20-30% nhu cầu của một hộ tùy theo diện tích ni trồng. Sự hỗ trợ của nhà nước còn rất nhỏ so với nhu cầu, từ năm 1995 - 2000 nguồn vốn hỗ trợ đạt 2,8%/năm.

Bảng 7: Nguồn vốn đầu tư của nhà nước

so với nhu cầu nuôi trồng thủy sản

Đơn vị: triệu đồng Thực hiện năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998

Nguồn: [36], [37], [38], [39], [40].

Nhu cầu vốn cho 1 ha ni tơm trung bình 35 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ theo chương trình 773 là 2,8%/ha, vốn của dân khoảng 33,7%, còn lại khoảng 66% vốn dân phải đi vay của ngân hàng, vay tín dụng và có cả vay nặng lãi. Trong những năm vừa qua nhờ có chính sách giao mặt nước, thị trường tiêu thụ ổn định, q trình thu hồi vốn nhanh từ ni trồng thủy sản. Vì vậy dù nguồn vốn đầu tư hỗ trợ rất thấp nhưng ngư dân đã mạnh dạn đầu tư để ni trồng thủy sản (hiệu quả 1 ha tơm có giá trị gấp từ 3-4 lần so với trồng lúa).

Song song với việc mở rộng diện tích ni trồng thủy sản, việc đầu tư chuyển giao công nghệ, cải tạo giống, ao hồ, kỹ thuật... đã được chú ý. Nhiều con giống thủy sản đã được du nhập thuần dưỡng và phát triển trên khắp vùng đầm phá đã góp phần từng bước tạo nên bộ giống thủy sản hồn chỉnh cho người ni. Các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản được triển khai và chuyển giao cho hầu hết các địa phương qua chương trình khuyến ngư. Nhờ vậy giúp cho người dân chủ động và mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay có 6 mơ hình ni tơm bán thâm canh tại các xã Vinh Giang (Phú Lộc), Phú Diên, Phú Xuân (Phú Vang), Quảng Ngạn (Quảng Điền), Hương Phong (Hương Trà). Đã tổ chức được 8 lớp tập huấn về nuôi tôm, 5 đợt hội thảo với 30 lớp về đẩy mạnh nuôi tôm bằng thức ăn công nghiệp. Tổ chức đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh phía nam. Các trạm khuyến ngư ở 3 huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc cùng với phòng thủy sản và chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản thường xuyên theo dõi tình hình ni trồng và khai thác trên từng địa phương để xử lý kịp thời. Từ thực trạng trên cho thấy dân cư đầm phá mở rộng diện tích ni trồng và tăng năng suất nuôi trồng là vấn đề rất khó khăn cần được sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc vay được nguồn vốn để sản xuất. Hiện tại chưa có sự đầu tư của nước ngồi trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh thừa thiên - huế (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w