Xây dựng kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh thừa thiên - huế (Trang 85 - 86)

Huy động vốn và các nguồn lực trong vùng, trong tỉnh và đầu tư nước ngoài để xây dựng mới đi đôi với nâng cấp, cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng bị thiệt hại do lũ lụt 1999. Hoàn chỉnh quy hoạch thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản, đây là giải pháp quan trọng để đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, đê bao và ao hồ ni trồng thủy sản. Hình thành các tuyến đê ngăn mặn và phịng chống lũ lụt, xây dựng hệ thống ao hồ mới, cải tạo ao hồ cũ để nuôi trồng thủy sản. Xây dựng hệ thống giao thông đường thủy vùng đầm phá theo các tuyến đò dọc nối đầm phá với thành phố Huế, các tuyến đò ngang nối các khu vực với nhau đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư trong vùng và vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Đầu tư nâng cấp cảng Thuận An; xây dựng các bến neo đậu tàu thuyền, xây dựng bến cá phục vụ mua bán hàng hóa tươi sống một cách nhanh chóng thuận tiện, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, nhanh chóng khởi công xây dựng cảng Chân Mây. Xây dựng hệ thống

giao thơng đường bộ vùng biển, đầm phá, hình thành

hệ thống giao thông đường bộ liên huyện, liên xã dọc ngang trong nội bộ vùng và nối với trung tâm thành phố Huế. Xây dựng tàu tốc độ nhanh phục vụ đi lại của nhân dân và phục vụ du khách. Từ nay đến năm 2005 cần có kế hoạch dự án đề nghị chính phủ cho xây dựng

một số cầu vượt phá

Tam Giang.

Thông tin liên lạc được trang bị tương đối hiện đại và đến hầu hết các xã. Hệ thống trường học, cơ sở giáo dục và dạy nghề đang gặp nhiều khó khăn cần được đầu tư xây dựng trường lớp, cần có chính sách thu hút giáo viên về cơng tác tại vùng này. Hệ thống bệnh viện trạm xá đã được xây dựng phục vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

trên toàn vùng. Tuy nhiên điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các bệnh viện, trạm xá bị xuống cấp nghiêm trọng. Trình động và số lượng đội ngũ y, bác sĩ thiếu, vì vậy cần phải đầu tư cho lĩnh vực này tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe, tạo nguồn nhân lực cho toàn vùng phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh thừa thiên - huế (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w