Biến số và chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng tăng huyết áp ở người 18 69 tuổi tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh và hiệu quả can thiêp, 2018 2020 (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3.Biến số và chỉ số nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.Biến số và chỉ số nghiên cứu

2.2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu mục tiêu 1

* Biến số và chỉ số nghiên cứu thực trạng THA ở người 18 - 69 tuổi:

- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Tỷ lệ % đối tượng theo tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, nơi ở (phường cư trú), nghề nghiệp, thu nhập trung bình/tháng.

- Trị số HATT và HATTr trung bình của 3 lần đo ( ± SD); Tỷ lệ % đối tượng THA đã được chẩn đoán và điều trị, trong đó tỷ lệ % đạt HAMT; Tỷ lệ % THA mới phát hiện trong mẫu điều tra; Tỷ lệ % HA tối ưu, tiền THA; THA (THA độ 1, 2, 3, đơn độc); Tỷ lệ % THA theo đặc điểm nhân khẩu học (dân tộc, giới, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập); Tỷ lệ % hiện mắc THA theo địa dư/phường nghiên cứu (THA đã chẩn đoán và THA mới phát hiện).

* Biến số và chỉ số nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến THA ở người 18 - 69 tuổi:

- Biến số và chỉ số về một số yếu tố liên quan đến THA ở các đối tượng 18 - 69 tuổi thuộc mẫu điều tra cộng đồng tại 3 phường:

+ Tỷ lệ % đối tượng có các hành vi nguy cơ THA như hút thuốc lá; uống rượu/bia; không hoạt động thể lực thường xuyên; thường xuyên thêm muối, gia vị mặn hoặc nước xốt mặn vào thức ăn; có thói quen tiêu thụ mỡ động vật; không theo dõi thành phần dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày; thừa cân, béo phì; tỷ lệ vịng bụng/vịng mơng.

+ Liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học (giới, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập) với tỷ lệ THA (2

, p).

+ Phân tích đơn biến và đa biến các yếu tố về tuổi; giới; BMI; tỷ lệ vòng bụng/vòng mơng; hút thuốc lá; thói quen ăn mỡ động vật; đái tháo đường; tăng cholesterol máu; bệnh tim mạch; nhận biết THA, nhận biết tăng

cholesterol máu, nhận biết tăng đường máu; theo dõi thành phần dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày liên quan đến THA (OR, 95%CI, p).

- Biến số và chỉ số về một số yếu tố liên quan đến THA ở người 18 - 69 tuổi được xác định mắc THA trong mẫu điều tra cộng đồng tại 3 phường:

+ Liên quan giữa yếu tố nhân trắc (BMI, tỷ số vòng bụng/vịng mơng) với tỷ lệ THA ở nam và nữ.

+ Liên quan giữa yếu tố hành vi lối sống (hút thuốc lá, thói quen ăn mặn) với tỷ lệ THA ở nam và nữ.

+ Liên quan giữa yếu tố rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng cholesterol máu) với tỷ lệ THA ở nam và nữ.

+ Liên quan giữa yếu tố hành vi quan tâm đến THA (biện pháp nhận biết THA, tăng cholesterol, đường máu và theo dõi thành phần dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày) với tỷ lệ THA ở nam và nữ.

2.2.3.2. Biến số và chỉ số nghiên cứu mục tiêu 2

* Biến số, chỉ số nghiên cứu hiệu quả CT dự phòng THA tại cộng đồng:

- Hiệu quả cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống THA:

+ HQCT (%) kiến thức về ngưỡng HATT và HATTr cao, 4 biểu hiện của THA, 4 biến chứng, 6 hành vi nguy cơ của THA, 5 đối tượng có nguy cơ mắc THA, 10 biện pháp phòng bệnh và 3 biện pháp điều trị THA.

+ HQCT (%) thực hành đến cơ sở y tế để kiểm tra HA, cholesterol, đường máu, hoạt động thể lực, theo dõi thành phần dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh/củ/quả.

+ HQCT (%) các hành vi nguy cơ THA như: hút thuốc lá; uống rượu/bia; không hoạt động thể lực thường xuyên; thường xuyên thêm muối, gia vị mặn hoặc nước xốt mặn vào thức ăn; thói quen ăn/tiêu thụ mỡ động vật; không quan tâm theo dõi thành phần dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày; thừa cân, béo phì; tỷ lệ vịng bụng/vịng mơng.

* Biến số, chỉ số nghiên cứu hiệu quả CT điều trị THA tại TYT phường:

- Sử dụng thuốc điều trị THA cho BN tại TYT: Tỷ lệ % BN sử dụng thuốc đơn trị liệu hoặc phối hợp 2 thuốc lúc khởi đầu và thay đổi trong quá trình điều trị.

- Một số chỉ số cận lâm sàng (trước và sau CT 18 tháng): Chỉ số sinh hóa máu (glucose, cholesterol, triglycerid, HDL, LDL, creatinin); điện giải (K+

, Na+, ...). Chỉ số sinh hóa nước tiểu (glucose, proteine). Chỉ số Sokolow - Lyon trên điện tâm đồ.

- Kiến thức về biến chứng THA (trước và sau CT 18 tháng): Tỷ lệ % BN biết các biến chứng của THA (đột quỵ/TBMMN, nhồi máu cơ tim/suy tim, suy thận, giảm thị lực, mù lòa).

- Hành vi nguy cơ tim mạch (trước và sau CT 18 tháng): Tỷ lệ % BN hút thuốc lá; uống nhiều rượu/bia; ít vận động thể lực; ăn mặn; thừa cân/béo phì; rối loạn lipid máu. Tính tổng mức nguy cơ.

- Các chỉ số về tuân thủ điều trị (trước và sau CT 3, 6, 12, 18 tháng): Tỷ lệ % BN tuân thủ sử dụng thuốc hạ HA; kiểm tra HA thường xuyên; tái khám định kỳ; tuân thủ chế độ ăn, uống (ăn giảm mặn, ăn nhiều rau/củ/quả; giảm chất béo từ mỡ động vật); thay đổi lối sống (hạn chế uống rượu/bia; ngưng hút thuốc lá); tuân thủ tập thể dục thường xuyên.

- Chỉ số về HAMT: Tỷ lệ % BN đạt HAMT tại các thời điểm T3, T6, T12 và T18 so với T0. Mối liên quan giữa giới tính, nhóm tuổi và đạt HAMT tại các thời điểm T3, T6, T12 và T18 so với T0.

- Tác dụng phụ của thuốc điều trị THA: Tỷ lệ % BN có các triệu chứng tác dụng phụ của thuốc điều trị THA (ho, phù chân, nóng mặt) tại các thời điểm T0, T3, T6, T12 và T18. Các biến chứng nguy hiểm hoặc tử vong trong quá trình điều trị: Tỷ lệ % bị NMCT, đột quỵ/TBMMN, tử vong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thực trạng tăng huyết áp ở người 18 69 tuổi tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh và hiệu quả can thiêp, 2018 2020 (Trang 50 - 52)