THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào chăm ninh thuận (Trang 30 - 49)

CHỐT HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN

2.2.1. Về lãnh đạo chính trị

- Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở, các tổ chức cơ sở ở địa bàn vùng đồng bào Chăm đã xác định rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó tổ chức Đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Nhiều cấp ủy quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội để ổn định chính trị đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội nhằm phát triển kinh tế nâng cao đời sống cho nhân dân. Do đó tình hình dân sinh, dân chủ từng bước được nâng lên. Việc lãnh đạo và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh và từng bước đi vào nền nếp. Thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, nhân dân đã thực hiện quyền làm chủ của mình trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nâng cao ý thức trách nhiệm, cải tiến lề lối phong cách làm việc của cán bộ đảng viên cơ sở. Đa số xã đã thành lập ban thanh tra nhân dân và xây dựng được qui ước, hương ước. Nhiều nơi đã thực hiện việc công khai các khoản thu, chi ngân sách địa phương, nhất là việc thu, chi từ nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp để dân biết và giám sát. Tổ chức để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình thơng qua bầu trưởng thơn. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở ở các thôn. Huy động đông đảo nhân dân tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học, trạm xá, xây dựng làng văn hóa, các cơng trình phức lợi cơng cộng…

Kết hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) với chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và đưa cuộc vận động này đi vào nền nếp.

Hầu hết các cấp ủy đã tiến hành rà sốt, bổ sung và hồn thiện qui chế làm việc của cấp ủy và chi đảng bộ, giáo dục đảng viên ý thức tự giác trong rèn luyện phấn đấu, nhất là năng lực tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, thường xuyên kiểm tra thực hiện nhiệm vụ đảng viên và những điều đảng viên không được làm. Hàng năm đánh giá chất lượng đảng viên, các cấp ủy, tổ chức đảng đã tập trung chỉ đạo và thực hiện chỉ thị 29 của Ban Bí thư và kế hoạch hướng dẫn của Ban tổ chức Trung ương về việc đổi thẻ đảng viên.

Công tác xây dựng đảng ngày càng được chú trọng hầu hết các cấp ủy đảng, cơ sở đã tiến hành đại hội đảng bộ, chi bộ theo qui định điều lệ đảng và tiến hành rà soát, bổ sung hóa thêm chương trình hành động của chi, đảng bộ cả nhiệm kỳ. Xây dựng qui chế làm việc của đảng ủy, chi ủy, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của ban chấp hành, ban thường vụ và của chương trình cấp ủy viên - đa số cấp ủy xây dựng được chương trình cơng tác tháng, q, đã có chuyển biến rõ về việc ra nghị quyết và tổ chức lãnh đạo thực hiện nghị quyết có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên mới, thường xuyên kiểm tra đảng viên thực hiện nghị quyết và chấn chỉnh lề lối sinh hoạt chi đảng bộ.

Về hoạt động của HĐND các xã vùng đồng bào Chăm sinh sống hiện nay đã có nhiều tiến bộ, nhất là từ khi triển khai qui chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; chất lượng các kỳ họp của HĐND từng bước được nâng lên. Công tác chuẩn bị cho các kỳ họp đã được chuẩn bị khá kỹ. Nội dung chương trình nghị sự của kỳ họp được Chủ tịch HĐND thoả thuận bàn bạc thống nhất với UBND, mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ngành có liên quan. Nhiều nội dung nghị quyết của kỳ họp đã được cơng khai cho nhân dân góp ý như phương hướng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, các qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất... ở địa phương nên đã sát với tình hình thực tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Số lượng các đại biểu HĐND có mặt tại kỳ họp cũng đã ổn định từ 90-98%; Trong cuộc họp, đại biểu HĐND đã phát biểu thẳng thắn, trình bày chính kiến của mình và tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn được nâng cao. Hoạt

động của các tổ đại biểu, của đại biểu HĐND có tiến bộ, được coi trọng, nhất là trong tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp đã được đông đảo nhân dân tham gia góp ý. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của HĐND nói chung, của đại biểu HĐND cấp xã vùng đồng bào Chăm sinh sống nói riêng cịn có nhiều hạn chế, thể hiện:

- HĐND, mà cụ thể từng đại biểu HĐND chưa khẳng định được hết vai trị vị trí của mình trong hoạt động thực tiễn, cịn nặng về hình thức, chưa có thực quyền trong việc quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương theo luật định như nhiều nội dung của nghị quyết kỳ họp chỉ là sự sao chép lại nghị quyết của Đảng uỷ, của HĐND cấp trên...

- Hiệu quả giám sát của HĐND xã tuy đã được nâng lên song còn hạn chế, thể hiện như: cịn lúng túng trong việc tìm cách nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát, trong việc phát hiện các vụ việc tiêu cực trên địa bàn hoạt động, trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan cấp trên đóng trên địa bàn xã.

- Hoạt động của đại biểu HĐND chủ yếu mới thể hiện trong kỳ họp, trong tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, chưa được phát huy trong đời sống hàng ngày. Có đại biểu cịn ngại tiếp xúc với dân, chưa được dân tin cậy nên khi có mâu thuẫn, thắc mắc hay kiến nghị, người dân thường không bày tỏ với đại biểu HĐND. Có đại biểu cịn tỏ ra thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước nhiệm vụ mà Chủ tịch HĐND phân công. Nguyên nhân quan trọng của những tồn tại trên xuất phát từ sự yếu kém, hạn chế về trình độ, năng lực hoạt động của đại biểu HĐND.

Về hoạt động của UBND các xã vùng đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay đã có những cố gắng, tiến bộ trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND cùng cấp và nhiệm vụ cấp trên giao, đã phát huy được vai trị là cơng cụ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, chăm lo phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Tác phong làm việc của cán bộ chính quyền đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng dân chủ hoá, cơng khai hố, sát dân, sát thực tế và đã bước đầu khắc phục được các tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu dân. Tất cả các thơn có đồng bào Chăm sinh sống đã xây dựng được qui chế mới, Ban quản lý thơn đã có qui chế hoạt động nên đã giúp cho hoạt động của UBND được nâng lên.

Tuy nhiên, với nhu cầu thực tế trong sự nghiệp đổi mới, với sự phát triển của xã hội nói chung thì hoạt động của UBND vùng đồng bào Chăm sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận còn nhiều hạn chế như hoạt động của UBND cịn mang tính thụ động, hoạt động quản lý trên một số lĩnh vực như tài chính, đất đai, ngân sách xã... cịn yếu, cịn gây lãng phí. Một số chức danh trong UBND cịn hoạt động kém hiệu quả gây tiêu cực, bất bình trong dân. Lề lối làm việc tuy có được cải thiện song vẫn cịn mang tính hành chính, mệnh lệnh, chưa thực sự sát dân; một số cán bộ còn ngại tiếp dân, né tránh, giải quyết sự vụ cứng nhắc chưa sát với yêu cầu thực tế. Có nhiều ngun nhân dẫn tới tình trạng trên, song nguyên nhân quan trọng vẫn do đội ngũ cán bộ UBND còn hạn chế về năng lực, trình độ, chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản về chuyên môn nghiệp vụ.

2.2.2. Lãnh đạo phát triển kinh tế

Từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ sở đã triển khai thực hiện các chương trình nâng cao đời sống vật chất, xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. Các làng Chăm đã xây dựng được phong trào giúp nhau làm kinh tế, giúp nhau làm nhà ở, tương trợ lẫn nhau...Kết quả cho thấy, mức thu nhập bình quân/người/năm tăng từ 30- 45% so với trước khi xây dựng. Tại các làng Chăm, số hộ khá giàu cũng tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là cơng tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao. Xóm làng đều có sự đổi thay tiến bộ, nhà ở khang trang hơn, người dân được ăn no hơn, ngon hơn, mặc ấm hơn, đẹp hơn... điển hình như các làng: Hữu Đức, Văn Lâm, Phước Nhơn, An Nhơn tỉnh Ninh Thuận... Trong tổng số những gia đình khá giả ở Ninh Thuận, thì số gia đình đồng bào Chăm chiếm tỉ lệ khoảng 40%.

Kết quả nghiên cứu thu được qua bảo sát 3280 hộ gia đình đã có 2530 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 77%) sở hữu xe máy phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Đây cũng được xem là một tiêu chí quan trọng chứng tỏ đời sống vật chất của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận đã và đang được nâng lên. Đáng lưu ý, đã có tới 4% hộ gia đình trong diện điều tra hiện đang sở hữu ô tô phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, đây được xem là tín hiệu đáng mừng.

Việc sở hữu các phương tiện điện tử phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày được xem là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc nhìn nhận, đánh giá thực trạng

1. Tivi màu 87%

2. Đài thu sóng FM 39%

3. Đầu nghe, xem đĩa CD, VCD, DVD, MF3… 20%

4. Dàn máy hát (loa, tăng âm) 16%

5. Đầu hát Karaoke 13%

6. Tivi đen trắng 8%

7. Máy tính 5%

8. Đầu trò chơi điện tử nối vào vơ tuyến hoặc máy tính 4% đời sống vật chất, mức sống của đồng bào dân tộc Chăm. Kết quả nghiên cứu thu thập được qua khảo sát trực tiếp các hộ gia đình (cho thấy đời sống vật chất của đồng bào Chăm những năm gần đây đã có được những bước cải thiện. Trong tổng số 3280 hộ gia đình được điều tra, chỉ có 8% số hộ cịn sử dụng ti vi đen trắng, thay thế vào đó là có tới 87% số hộ đã có ti vi màu, 39% hộ có Đài thu sóng PM.

Tuy nhiên, số liệu thu được cũng cho thấy đời sống vật chất của đồng bào Chăm mặc dù được nâng lên song cũng cịn rất khó khăn. Ngoại trừ ti vi màu, các phương tiện điện tử hiện đại khác như đầu hát Karaoke, loa, tăng âm, đầu đưa CD, VCD, DVD, MP3... chỉ có số ít hộ gia đình (từ 13 % đến 20%) sở hữu. Cá biệt, chỉ có 5% số hộ gia đình có sở hữu máy vi tính; 4% số hộ có đầu trị chơi điện tử nối vào vơ tuyến hoặc máy tính.

Tỷ lệ những người được hỏi cho biết về các phương tiện sinh hoạt điện tử hiện gia đình họ đang sở hữu:

Song tỷ lệ hộ gia đình sở hữu các phương tiện, máy móc như xe cơng nơng, máy kéo, máy gặt đập, xay xát... trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất, canh tác còn ở mức thấp. Cụ thể, chỉ có 11% số hộ sở hữu xe cơng nơng, máy kéo; 8% hộ sử dụng máy gặt đập, xay xát, máy bơm.

Những nguồn thu nhập hiện nay của gia đình đa số đồng bào dân tộc Chăm trong những năm qua vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp với quy mơ nhỏ. Ngồi những gia đình có các thành viên là cán bộ, cơng nhân thuộc diện làm công ăn lương, cứ 10 hộ gia đình được khảo sát thì có tới 8 hộ gia đình có nguồn thu nhập chủ yếu từ làm ruộng, nuôi gia cầm, thuỷ sản chỉ để sử dụng cho gia đình. Tỷ lệ

các hộ gia đình có nguồn thu từ hoạt động làm nơng nghiệp quy mơ lớn, canh tác trên diện tích rộng hoặc ni trồng gia cầm, thuỷ sản để kinh doanh rất thấp, chiếm chưa đến 10% trong tổng số 3280 hộ gia đình được hỏi. Thu nhập của gia đình đến từ những nguồn như cung cấp dịch vụ nông nghiệp (làm đất tưới tiêu, gặt đập ); kinh doanh sản phẩm hoặc vật tư nông nghiệp; từ nguồn trợ giúp ổn định của người thân, họ hàng chỉ ở mức rất khiêm tốn, từ 3% đến 5%. Những số liệu này cũng phần nào cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc biệt trong nông nghiệp của đồng bào Chăm hiện nay nhìn chung rất manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Đây được xem là một trong những lý do giải thích tại sao đời sống của đại bộ phận đồng bào Chăm hiện vẫn ở mức thấp, nghèo nàn, lạc hậu.

Đa số người dân vùng đồng bào Chăm sống bằng nghề nông, tuy nhiên hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, thường xuyên hứng chịu nhiều trận lũ lụt, hạn hán gây thiệt hại lớn về kinh tế. Các làng nghề truyền thống không phát triển và tiêu thụ được sản phẩm. Tỷ lệ hộ nghèo đói ở một số làng thuộc tỉnh Ninh Thuận khá cao như: Tuấn Tú 131/193; Hậu Sanh 163/215; Hiếu Thiện 158/ 173; Thành Tín 170/437; An Nhơn được xem là làng giàu nhất trong số 22 làng Chăm ở Ninh Thuận thì số hộ nghèo đói cũng chiếm 210/736 hộ.

Kết quả số liệu thu được về thu nhập bình quân của gia đình và của người dân địa phương cho thấy chính vì đa số đồng bào Chăm hiện nay sống dựa vào nông nghiệp, mà chủ yếu là sản xuất, canh tác quy mô nhỏ nên thu nhập bình quân theo đầu người của gia đình và của người dân địa phương (theo đánh giá của những người được hỏi) ở mức thấp.

Nếu căn cứ vào mục thu nhập này để đánh giá về mức độ giàu nghèo của hộ gia đình thì có thể thấy đa số hộ gia đình đồng bào Chăm hiện nay sống ở mức nghèo và rất nghèo (thu nhập bình quân từ 50 đến 100 ngàn đồng/người/tháng được coi là nghèo;

thu nhập bình quân dưới 50 ngàn đồng/người/tháng thuộc diện rất nghèo). Tỷ lệ hộ gia

đình có mức sống khá giả và giàu có (thu nhập từ 500 ngàn đến trên 1 triệu

đồng/người/tháng) rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số 3280 hộ gia đình được

Hiện nay cộng đồng người Chăm đang sinh sống ở Ninh Thuận với truyền thống đồn kết, đức tính cần cù, sáng tạo đang sát cánh cùng với các dân tộc anh em hưởng ứng tích cực cơng cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo mà trọng tâm trước mắt là thực hiện thành cơng cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nơng nghiệp, nơng thơn; xây dựng nơng thơn mới; giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp, dần xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng các làng Chăm ngày càng có đời sống dân chủ, văn minh và hạnh phúc. Trong q trình đó đã xuất hiện nhiều gương lao động giỏi, nhiều cán bộ, đảng viên là người Chăm đã trưởng thành và đang giữ nhiều cương vị trong tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước từ cấp Trung ương tới cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào chăm ninh thuận (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)