THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào chăm ninh thuận (Trang 49 - 57)

BÀO CHĂM NINH THUẬN

2.3.1. Thực trạng cơ cấu cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Đội ngũ cán bộ cơ sở của 12 xã được xây dựng theo Điều 2, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 với 4 nhóm cán bộ là:

- Cán bộ chuyên trách cấp xã 12 chức danh. - Công chức cấp xã gồm 7 chức danh.

- Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm 19 chức danh

- Cán bộ không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố gồm 3 chức danh.

Trong điều kiện cho phép, đề tài đã điều tra 12 chức danh cán bộ chủ chốt. Kết quả điều tra được thể hiện tại Phụ lục 1.Từ kết quả đó, cho thấy cơ cấu sau:

+ Tỷ lệ cán bộ nữ và cán bộ là người Chăm trong số cán bộ ở những chức danh trên tương ứng chiếm 23,4% và 32,1% là còn khá thấp.

+ Độ tuổi chiếm ưu thế là từ 31-40 tuổi, về nhóm cán bộ có tuổi Đảng chiếm ưu thế là 6-10 năm (tương ứng chiếm 41% và 34,3%).

+ Về trình độ văn hố, số cán bộ đã tốt nghiệp cấp III là khá cao, chiếm 86,6%, trong đó có một số xã có 100% cán bộ trong diện điều tra đã tốt nghiệp cấp III là xã Phước Thái và Xuân Hải.

+ Có 40,3% cán bộ đạt trình độ Trung cấp lí luận chính trị, 1 cán bộ đạt trình độ Cao cấp lí luận chính trị. Song chỉ có 29,1% cán bộ đạt trình độ Trung cấp chun mơn và 8,2% đạt trình độ đại học.

+ Số cán bộ đã được bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng đại biểu HĐND khá cao (68,7%) trong khi cán bộ chính quyền cấp cơ sở được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước còn khá thấp (31,3%).

Trong số cán bộ đã đào tạo bồi dưỡng trên, số cán bộ đã được bồi dưỡng đào tạo từ 2 chuyên mơn trở lên khá nhiều như: có 14 cán bộ (9,6%) đã được đào tạo cả Trung cấp lí luận chính trị và Trung cấp chun mơn, có 87 cán bộ (64,8%) đã được bồi dưỡng từ 2 lớp trở lên, trong khi số cán bộ chưa được đào tạo bồi dưỡng gì là 10 cán bộ, tỷ lệ 7,4%, chưa được bồi dưỡng lớp nào là 16 cán bộ (11,9%), chưa được đào tạo trình độ Trung cấp là 43 cán bộ (32%), chưa có trình độ Trung cấp lí luận chính trị là 79 cán bộ (59%), chưa có trình độ Trung cấp chun môn là 84 cán bộ (62,7%) (Xem Phụ lục 1).

Về ưu điểm của đội ngũ cán bộ cấp xã vùng đồng bào Chăm sinh sống. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống đã được củng cố kiện tồn. Đa số cán bộ có bản lĩnh chính trị vững, lối sống trong sạch, giản dị và có ý thức trong cơng việc. Đa số cán bộ đã có trình độ văn hố cấp III, đã được đào tạo, bồi dưỡng, chủ yếu là bồi dưỡng các chuyên ngành phù hợp với chun mơn cơng tác và có ý thức cố gắng học tập chuyên môn để vươn lên. Một số cán bộ đã được đào tạo một cách chính qui cả về trình độ lý luận và kiến thức quản lý nhà nước, đã có vận dụng được kiến thức đó vào hoạt động của mình; đa số cán bộ đã ý thức được môi trường hoạt động đặc biệt của mình là vùng đồng bào Chăm và đã cố gắng phấn đấu khắc phục khó khăn để cơng tác tốt hơn. Đa số các thơn có đồng bào Chăm sinh sống đều đã xây dựng được qui ước làng văn hoá mới trên cơ sở vận dụng hệ thống luật tục, phong tục, tập quán với pháp luật hiện hành tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước ở vùng đồng bào Chăm sinh sống được tốt hơn.

Nguyên nhân của những ưu điểm trên là do sự chỉ đạo sát sao, kịp thời trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, sự tự chủ cố gắng vươn lên trong điều kiện hoàn cảnh mới của cán bộ chủ chốt cơ sở và kết quả của quá trình đổi mới trong tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở. Mặt khác, do sự phát triển chung của xã hội, điều kiện kinh tế xã hội có được nâng lên, trình độ dân trí của nhân dân đã từng bước được cải thiện.

Về nhược điểm, đa số cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống chưa được đào tạo cơ bản về trình độ lí luận, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chuyên mơn, hoặc chưa được đào tạo, bồi dưỡng gì đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ.

Một số cán bộ đã được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lí luận, kiến thức quản lý nhà nước, trình độ chun mơn song việc áp dụng trong thực tiễn công tác chưa nhiều, hiệu quả công tác chưa cao, chưa hiểu biết nhiều về kỹ năng hoạt động quản lý nhà nước hoặc chưa có nhận thức trong việc vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cơng tác mà chỉ hoạt động theo cảm tính, theo kinh nghiệm nên phần nào đã ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của mình.

Vì chưa được trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước – pháp luật hay những kiến thức quản lý nhà nước nên nhiều khi một số cán bộ chủ chốt cơ sở không hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ của mình một cách cụ thể, chưa nắm rõ qui trình giải quyết từng cơng việc cụ thể ra sao nên khi có sự việc xảy ra thì lúng túng, khơng biết giải quyết thế nào hoặc giải quyết không đúng pháp luật, chưa biết kết hợp hài hoà giữa pháp luật và luật tục mà giải quyết nặng về cảm tính, chưa hài hồ giữa tính hợp pháp và hợp lý, vi phạm chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, sống và làm việc tại địa phương trong quan hệ dòng tộc nên nhiều cán bộ còn nể nang, bao che, xử lý việc cơng thiên lệch. Trong tình hình mới với nhiều biến động xã hội, một số cán bộ tỏ ra lúng túng, bị động, thiếu chủ động sáng tạo hay buông lỏng hoạt động quản lý.

Tuy đa số cán bộ có nhận thức được đặc điểm trong hoạt động ở vùng đồng bào Chăm sinh sống là cần phải biết luật tục của đồng bào Chăm, biết tiếng của đồng bào Chăm để hoạt động được dễ dàng hơn, song đa số lại không biết luật tục của đồng bào Chăm, không biết tiếng đồng bào Chăm nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

Tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ là người Chăm còn thấp, chưa tương ứng với tỷ lệ dân số vùng đồng bào Chăm sinh sống.

Nguyên nhân của những nhược điểm:

- Do đời sống của phần lớn cán bộ và nhân dân vùng đồng bào Chăm sinh sống trong thời gian gần đây tuy có được nâng lên, song vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn nên chưa quan tâm nhiều đến việc học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng cơng tác.

- Do chính quyền cấp xã nói chung mới tổ chức sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, nhất là với đội ngũ cán bộ là cơng chức cấp xã theo Nghị định 121 nên có một số cán bộ

chuyển sang công tác khác, một số cán bộ mới nhận công tác nên chưa được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ nói chung, kiến thức quản lý nhà nước nói riêng.

- Một số chính quyền cấp xã vùng đồng bào Chăm sinh sống do áp lực công tác hoặc do nhiều điều kiện khách quan nên chưa quan tâm đúng mức tới việc cử cán bộ đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mở.

- Công tác cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống, cụ thể là công tác qui hoạch, đào tạo cán bộ nguồn làm chưa tốt, thiếu đồng bộ, còn chắp vá; Công tác kiểm tra, quản lý giáo dục cán bộ chưa thực hiện thường xuyên.

- Chế độ chính sách cho cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống chưa hợp lý, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng riêng cho cán bộ chính quyền cấp xã vùng đồng bào Chăm sinh sống chưa được quan tâm đúng mức cho phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán của đồng bào Chăm.

- Do đặc điểm riêng về cơ sở kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán truyền thống trong cộng đồng đồng bào Chăm nên người Chăm nói chung, thanh niên, phụ nữ là người Chăm nói riêng chưa quan tâm nhiều đến việc tham gia hoạt động của chính quyền cấp xã.

- Một số cán bộ, chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống chưa nhận thức hết đặc điểm riêng trong quản lý nhà nước ở vùng đồng bào Chăm sinh sống. Một số cán bộ cơng chức vì điều kiện đời sống, do áp lực cơng việc nên cịn tâm lý ngại đi học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực hoạt động của bản thân để đáp ứng công tác trong điều kiện mới.

2.3.2. Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt cơ sở nói chung được thực hiện ở nhiều cơ sở từ các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của các huyện thị, ở Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác của các bộ, ngành chuyên môn cho đến các Viện, Học viện ở Trung ương. Song công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở chủ yếu vẫn do Trường Chính trị tỉnh thực hiện.

Nội dung đào tạo kiến thức quản lý nhà nước tập trung trong mơn Nhà nước và pháp luật của chương trình Trung cấp Lí luận Chính trị do Khoa Nhà nước và Pháp luật

thực hiện. Ngoài ra, một số nội dung về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có trong chương trình của các mơn kinh tế, văn hố - xã hội do một số các khoa khác thực hiện.

Nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ chủ chốt cơ sở nằm rải trong các chương trình bồi dưỡng các lớp như: Bồi dưỡng cấp ủy, chính quyền cơ sở, đại biểu HĐND và một số các lớp bồi dưỡng ngắn ngày khác như Bồi dưỡng cán bộ Phụ nữ, Công an, nông dân, thanh niên...

Trong thời gian qua, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Chính trị tỉnh tuy đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế:

- Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo vẫn chưa thực sự dựa trên cơ sở khoa học, chưa gắn kết được công tác đào tạo với qui hoạch và sử dụng cán bộ.

- Trong cơng tác chiêu sinh mở lớp tuy đã có sự phối kết hợp với các cơ quan ban ngành liên quan, đã cố gắng mở lớp phù hợp với các đối tượng học viên nhưng vẫn cịn tình trạng trình độ, đối tượng học viên ở một lớp khơng đồng đều, gây khó khăn trong cơng tác dạy và học.

- Chưa thực sự tạo được bước chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo do còn hạn chế của chương trình giáo trình tài liệu học tập và chất lượng giảng dạy, nhất là các kiến thức thực tế của giảng viên. Việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành cho học viên còn hạn chế.

- Nội dung chương trình đào tạo cịn có những bất hợp lý là dùng chương trình đào tạo Trung học chính trị để đào tạo chung cho tất cả các đối tượng học như là cán bộ miền núi, cán bộ là người các dân tộc, cán bộ có trình độ đại học... Chương trình bồi dưỡng hầu như chưa có sự hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cịn sự trùng lặp về chương trình ở một số lớp đào tạo, bồi dưỡng.

- Công tác quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng, kể cả các lớp liên kết chưa chặt chẽ. Việc tổ chức thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên có lúc chưa thực sự bảo đảm đúng qui chế.

2.3.3. Những bất cập, hạn chế và đòi hỏi khách quan nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Do sự tác động của cơ chế thị trường vào xã hội nông thôn làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội đã làm lộ rõ những khiếm khuyết trong công tác lãnh

đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở trong thời gian qua. Đảng ta đã chỉ rõ: “Trong thời gian qua, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay cịn nhiều yếu kém, bất cập trong cơng tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham những, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, vừa không giữ đúng kỹ cương phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ, nội dung và phương châm hành động chậm đổi mới còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đối với cán bộ cơ sở cịn chắp vá” [5, tr.166]. Là một vùng nơng thơn của Ninh Thuận, vùng đồng bào Chăm sinh sống cũng khơng năm ngồi những đánh giá chung ấy.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm sinh sống có đạo đức cách mạng, có lối sống trong sạch, giản dị luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng trung thành với chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh việc lãnh đạo địa phương, nhiều đồng chí cịn xây dựng phát triển kinh tế gia đình trở nên khá giả, xây dựng gia đình văn hố …Họ trở thành tấm gương để đồng bào Chăm noi theo. Tuy nhiên trong thực tế không thể phủ nhận đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở vùng đồng bào Chăm sinh sống ở Ninh Thuận vẫn còn những hạn chế cơ bản sau:

Thứ nhất, do những điều kiện chủ quan, khách quan, đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ

sở vùng đồng bào Chăm sinh sống chưa được đào tạo đầy đủ những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ (43,2% lý luận chính trị, 29,1% chun mơn nghiệp vụ và đào tạo bồi dưỡng quản lý nhà nước là 52,6%). Trong giai đoạn mới đòi hỏi khách quan là người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở phải có tri thức, nắm bắt được những vấn đề thực tiễn đặt ra trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những tri thức khoa học để xem xét, chỉ đạo giải quyết những vấn đề cuộc sống.

Thứ hai, năng lực tổ chức chỉ đạo thực tiễn chưa ngang tầm với giai đoạn hiện

nay. Trong những năm qua Ninh Thuận nói chung và vùng đồng bào chăm nói riêng vẫn là khu vực nghèo, tốc độ phát triển chậm. Điều đó chứng tỏ đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở chưa khơi dậy, phát huy, khai thác được những tiềm năng, thế mạnh của vùng để

phát triển kinh tế - xã hội. Tính chủ động sáng tạo đột phá để thực hiện “rút ngắn”, “đi tắt” “đón đầu” trong phát triển kinh tế - xã hội chưa được phát huy hết. Nền kinh tế vùng đồng bào chăm vẫn mang tính thuần nơng. Một vài nơi như Phước Nam, Phước Hải, Nhơn Hải vốn đã xảy ra những điểm nóng cục bộ, kẻ xấu lợi dụng kích động gây mất ổn định chính trị xã hội, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở trực tiếp ở địa phương chưa đủ năng lực, bản lĩnh để giải quyết kịp thời dứt điểm những xung đột xảy ra

Thứ ba, một số cán bộ chủ chốt cơ sở vùng đồng bào Chăm chưa thoát khỏi tư

duy cũ - tư duy quan liêu bao cấp. Nhiều đồng chí cịn mang nặng tư tưởng trơng chờ, ỷ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào chăm ninh thuận (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)