MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CƠ SỞ ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào chăm ninh thuận (Trang 67 - 80)

ĐẠO CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CƠ SỞ ĐỒNG BÀO CHĂM NINH THUẬN

3.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu chung

Phấn đấu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung trong đó đặc biệt là cán bộ chủ chốt cơ sở có phẩm chất chính trị, vững vàng trước mọi khó khăn thách thức của cuộc sống, có phẩm chất đạo đức tốt, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, kiên quyết chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực; có ý thức tự chủ vươn lên, có trình độ kiến thức hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản ly nhà nước và các kiến thức bổ trợ khác, bảo đảm khả năng tiếp cận, nắm bắt, khai thác, sử dụng những thơng tin kinh tế, chính trị, xã hội phục vụ cho nhiệm vụ chinh trị của đơn vị, địa phương một cách có hiệu quả, bảo đảm hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn:

+ Cán bộ vùng đồng bằng: có 100% tốt nghiệp phổ thơng trung học, 100% được

bồi dưỡng quản lý nhà nước; 100% có trình độ LLCT trung cấp, trong đó 30% có trình độ cao cấp; 95% có trình độ trung cấp chun mơn trở lên, trong đó có 30% trình độ đại

học; có 60% cán bộ cơng chức xã biết sử dụng tin học văn phòng để làm việc và quản lý.

+ Cán bộ miền núi vùng đồng bào dân tộc: có 100% tốt nghiệp phổ thơng cơ sở trở

lên, trong đó có 60% tốt nghiệp phổ thơng trung học; 80% được bồi dưỡng quản lý nhà nước; 100% có trình độ sơ cấp LLCT trở lên, trong đó có 60% có trình độ trung cấp; về chun mơn nghiệp vụ có 100% được bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, trong đó có 50% cán bộ có trình độ đào tạo trung cấp trở lên, trong đó có 15% trình độ đại học; 30% cán bộ biết sử dụng tin học văn phòng đê làm việc và quản lý [17, tr.16].

3.3.2 Những giải pháp cơ bản nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

3.3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBCC cơ sở

Tiến hành rà soát đội ngũ CBCCCS, xác định điểm mạnh, điểm yếu, những kiến thức cần phải đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở đó thực hiện quy hoạch và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Thứ nhất, đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch CBCCCS.

Việc lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch là khâu rất quan trọng trong quy hoạch cán bộ. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của từng vị trí, chức danh lựa chọn cho phù hợp, từng bước chuẩn hóa. Lựa chọn cán bộ CCCS đưa vào diện quy hoạch, phải được tiến hành kỹ lưỡng, dân chủ trong nội bộ cấp uỷ, thường vụ. Cần phải tranh thu ý kiến, giới thiệu của cán bộ đảng viên và nhân dân.

Là vùng dân tộc Chăm do vậy cần tăng cường quy hoạch cán bộ là người Chăm vào bộ máy hệ thống CTCS. Hiện nay người Chăm chỉ mới chiếm 32,1% trong cán bộ CCCS. Số lượng cán bộ đưa vào quy hoạch cũng cần được mở rộng, có thể là 3-4 người cho một chức danh để họ có điều kiện phấn đấu, học tập, có điều kiện lựa chọn. Nên lựa chọn người Chăm đã tốt nghiệp PTTH, tốt nghiệp trung cấp, đại học, tuổi đời còn trẻ, đưa vào diện quy hoạch CBCCCS.

Khi đã lựa chọn được cán bộ đưa vào diện quy hoạch thì thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp theo chức danh. Căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu của cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ để đào tạo phù hợp với tinh thần, nhiệm vụ gì phải nắm vững chuyên

mơn ở lĩnh vực đó. Đối với cán bộ trẻ, nguồn cần phải đào tạo cơ bản, tập trung gắn với rèn luyện qua thực tiễn. Thường xuyên, kiên trì, rà sốt điều chỉnh quy hoạch, tránh rập khuôn, cứng nhắc trong quy hoạch. Phát huy dân chủ, dựa vào nhân dân và các chức sắc tôn giáo, các đồn thể trong cơng tác quy hoạch CBCCCS.

Xây dựng qui hoạch mang tính chiến lược đội ngũ cán bộ người Chăm vùng đồng bào Chăm trong thời gian 5 – 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Một đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở được chuẩn bị tốt, đào tạo cơ bản, có tinh thần cách mạng, nhiệt tình, tâm huyết, nắm vững địa bàn, hiểu biết phong tục tập quán và văn hóa Chăm trong tương lai mới đủ sức làm chuyển biến thật sự vùng nông thôn đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Thứ hai: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCCCS.

Thực tế vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận đang tồn tại nhiều CBCCCS chưa phát huy hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ do chưa được đào tạo đúng, đủ chun mơn nghiệp vụ. Vì vậy, việc vận dụng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống cịn hạn chế. Tổ chức cho hệ thống chính trị, quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội còn lúng túng kém hiệu quả. Đặc biệt là vùng đồng bào Chăm, vùng có tơn giáo càng địi hỏi năng lực của CBCCCS về nhận thức, phương pháp làm việc.

Trước hết đảm bảo trang bị lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho tồn bộ đội ngũ, sau đó là kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức chuyên môn theo từng chức danh. Theo tinh thần phải nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có lý tưởng, lập trường kiên định vững vàng. Sau đó, làm nhiệm vụ gì phải nắm được chun mơn nghiệp vụ lĩnh vực đó. Bên cạnh những chương trình đào tạo cơ bản, chính quy kết hợp với các lớp tập huấn bồi dưỡng để kịp thời bổ sung những kiến thức mới, kịp thời uốn nắn những lệch lạc. Bảo đảm chuyển tải những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân. Thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội. Một đòi hỏi cấp bách hiện nay ở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận là đào tạo, bồi dưỡng cho CBCCCS có khả năng làm việc với các chức sắc tôn giáo và quần chúng nhân dân theo tôn giáo.

Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo trong trường và đào tạo rèn luyện trong thực tế. Phải coi trọng đào tạo trong thực tế là khâu bắt buộc trong chu trình đào tạo CBCCCS.

Sau khi đã được đào tạo ở trường nhất thiết phải rèn luyện thử thách trong thực tiễn một thời gian nhất định. Sau đó mới bổ nhiệm, bố trí vào cương vị chính thức.

3.3.2.2. Chăm lo xây dựng cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Trường Chính trị là cơ sở chủ yếu trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chú chốt ở cơ sở của tồn tỉnh, trong đó có cán bộ vùng đồng bào Chăm sinh sống. Để nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Trường Chính trị cũng phải được xây dựng và phát triển phù hợp trở thành Trung tâm khoa học xã hội, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nhà.

Trước hết cần phải tiếp tục xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật: phòng học, phòng làm việc, nhà ở học viên, nhà ăn, đồ dùng phương tiện dạy học… ngày càng khang trang, hiện đại đáp ứng được yêu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn mới.

Do tính đặc thù là vùng dân tộc Chăm, trong năng lực làm việc với con người, thì khả năng làm việc với các chức sắc tôn giáo, với quần chúng theo tôn giáo, thậm chí với nhiều tơn giáo trong một địa bàn của cán bộ chủ chốt cơ sở có vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng. Vì vậy, trong đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ chủ chốt của vùng này, cần phải có chương trình mang tính đặc thù, ngồi những kiến thức cơ bản cịn cần phải tập trung vào đào tạo nghiệp vụ dân vận, nghiệp vụ cơng tác tơn giáo. Cần phải có chương trình riêng phù hợp với cán bộ là người Chăm, cán bộ vùng đồng bào dân tộc Chăm.

Trường phải xây dựng được đội ngũ giảng viên, quản lý, phục vụ có chun mơn vững vàng, tâm huyết say mê với sự nghiệp đào tạo trong đó đặc biệt là đào tạo cán bộ dân tộc ít người. Giảng viên ngồi những kiến thức chuyên môn vững vàng, cần phải hiểu được tình hình địa phương, nắm được văn hóa phong tục tập quán, đời sống của đồng bào Chăm, có như thế mới chuyển tải được những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước qua đội ngũ cán bộ đến với nhân dân, đến với cuộc sống.

3.3.2.3. Gắn quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng với thu hút người Chăm vào đội ngũ cán bộ chủ ch ốt cơ sở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Thực tiễn cho thấy, trong đội ngũ CBCC vùng đồng bào Chăm, người Chăm chiếm tỷ lệ còn hạn chế (32,1%). Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn

cơ sở. Vì CBCC khơng phải là người Chăm, ít nắm vững phong tục, tập quán, văn hoá của dân tộc Chăm. Do đó, cần phải gắn quy hoạch đào tạo, sử dụng với thu hút người Chăm vào đội ngũ CBCCCS.

Qua thực tế ở vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận trong thời gian qua ta thấy rõ vai trò của cán bộ, đảng viên, lực lượng cốt cán người Chăm đang làm việc ở các ngành, các cấp rất quan trọng trong việc kết hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vùng đồng bào Chăm và vận động đồng bào thực hiện tốt những chủ trương, chính sách đó. Đồng thời, những người này sẽ kết hợp với các ngành, các cấp chính quyền cùng những nhân sĩ, trí thức, chức sắc Chăm tiêu biểu giải quyết các vấn đề xảy ra trong nội bộ tôn giáo, dân tộc và giữa các tôn giáo, các dân tộc sống xen kẽ. Cụ thể, vào năm 1992 khi xảy ra tranh chấp chức sư cả tại Đền Pô Nưgar (Hữu Đức-phước Hữu-ninh Phước) giữa phó cả sư Hải Quý và phó cả sư Hán Sơn, kéo dài gần một năm trời, gây xáo trộn và mâu thuẫn rất phức tạp trong vùng đồng bào Chăm. Các ngành, các cấp chính quyền đã kết hợp với một số cán bộ đảng viên lúc đó như ơng Thiết Ngữ-chủ tịch Mặt trận huyện, ơng Trượng Ngọc Anh- phó Bí thư Huyện ủy, ông Châu Thăng Long-phó Chủ tịch Huyện cùng một số cán bộ người Chăm đang làm việc ở một số ngành của huyện, tỉnh cùng tham gia giải quyết bằng cách vận động, thuyết phục. Trong quá trình giải quyết, những người này đã kết hợp với một số nhân sĩ, trí thức, chức sắc Chăm tiêu biểu có uy tín lúc đó như ơng Lâm Gia Tịnh (Mỹ Nghiệp-Phước Dân-Ninh Phước), ông Sử Văn Ngọc (Vĩnh Thuận-Phước Dân-Ninh Phước), ông Lưu Quang Hàm (Hiếu Lễ-Phước Hậu- Ninh Phước), ông Thuận Văn Liêm (Phú Nhuận-Phước Thuận-Ninh Phước), ông sư cả Vạn Tạ-sư cả phụ trách vùng Tháp Pô Klong Girai... Nhờ sự kết hợp giữa các ngành, các cấp cùng với cán bộ, đảng viên là người Chăm và các nhân sĩ, trí thức, chức sắc Chăm tiêu biểu trong quá trình giải quyết thì sự việc mới tạm ổn... Hoặc các mâu thuẫn xảy ra giữa một số thanh niên người Kinh và thanh niên người Chăm xuất phát từ đời sống sinh hoạt hàng ngày đã kéo theo nhiều người tham gia rất phức tạp như: giữa thanh niên Chất Thường và Hoài Nhơn (Phước Hậu-Ninh Phước) vào năm 1998, mâu thuẫn giữa thanh niên Hữu Đức với thanh niên Nhị Hà (1999), mâu thuẫn giữa thanh niên người Chăm và thanh niên người Kinh ở Hiếu Thiện (Phước Nam-Ninh Phước) vào 2005 cũng đều có sự tham

gia giải quyết của các cán bộ, đảng viên người Chăm nên mới tạm ổn... Hay ở những làng có Chăm Bàni và Chăm Ixiam sống chung thường xảy ra mâu thuẫn trong việc đưa xác người chết ở ngồi làng vào làng, tranh giành tín đồ, kiêng cữ cho nhau trong các mùa lễ hội...Các mâu thuẫn thường rất phức tạp, có khi xảy ra án mạng như ở Văn Lâm (Phước Nam-Ninh Phước), ở Phước Nhơn (Xuân Hải-Ninh Hải)... Nhưng các ngành, các cấp đã biết kết hợp với cán bộ, đảng viên người Chăm cùng với các nhân sĩ, trí thức, chức sắc Chăm tham gia giải quyết nên hầu hết các sự việc giải quyết tạm ổn, củng cố tình đồn kết trong nội bộ tơn giáo, dân tộc...

Ngoài ra, đội ngũ cán bộ, đảng viên, lực lượng cốt cán người Chăm cịn có vai trị rất quan trọng trong việc phát hiện những vấn đề mới phát sinh trong vùng Chăm để đề xuất với các ngành, các cấp giải quyết kịp thời...

Từ những vấn đề nêu trên ta thấy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, lực lượng cốt cán người Chăm rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào Chăm, đặc biệt là tham gia giải quyết các vụ việc xảy ra trong nội bộ tôn giáo, dân tộc Chăm và giữa dân tộc Chăm với các dân tộc anh em sống xen kẽ. Vì vậy, việc quan tâm phát triển đảng viên, lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào Chăm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Thế nhưng, thực tế thời gian qua, việc phát triển đảng viên là người Chăm ở Ninh Thuận rất chậm. Số lượng đảng viên người Chăm so với dân số rất ít (254 ĐV/60.646 người). Lực lượng cốt cán trong vùng Chăm hiện nay còn rất mỏng. Cán bộ là người Chăm tham gia làm việc ở các ngành, các cấp chính quyền hay những vị trí quan trọng như Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện ủy, UBND huyện rất ít, chủ yếu tập trung vào 02 ngành y tế, giáo dục và chính quyền các xã. Vì thế đã có những hạn chế rất nhiều trong q trình tham mưu giúp UBND tỉnh và Tỉnh ủy đề ra các chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng Chăm. Hơn nữa, cán bộ là người Chăm ở chính quyền cơ sở và một số vị trí quan trọng ở các ngành thường là chấp vá, rút từ thôn lên xã, rút từ xã lên huyện, rút từ huyện lên tỉnh, làm trước đi học sau, chưa qua đào tạo bài bản vì thế thường hạn chế nhiều trong cơng việc. Vì vậy, việc qui hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ là người Chăm có ý nghĩa chiến lược lâu dài rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Cần chọn những em học sinh người Chăm đã tốt nghiệp cấp III, có học lực từ khá trở lên, có đạo đức tốt, lý lịch tốt, đưa đi đào tạo những ngành nghề phù hợp với năng lực và sở trường của các em thông qua các trường dự bị Đại học dân tộc và các lớp cử tuyển. Sau đó khi học xong sẽ bố trí phù hợp. Trong q trình học tập, cần hỗ trợ cho các em một phần kinh phí để tạo điều kiện cho các em học tập tốt. Chọn những em đã tốt nghiệp đại học có học lực từ khá trở lên, có đạo đức tốt, bố trí phù hợp với ngành nghề mà các em đã học. Sau khi đã bố trí, cho các em đi học thêm về lí luận chính trị và quản lí hành chính... Làm như vậy, chúng ta sẽ có một đội ngũ cán bộ Chăm có trình độ, kiến thức, năng lực và đạo đức tốt. Đội ngũ này về sau sẽ có vai trị rất quan trọng trong việc tham mưu giúp cho các ngành, các cấp vạch ra chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào Chăm, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận và cả nước.

Bên cạnh việc qui hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ người Chăm; quan tâm phát triển đảng viên, lực lượng cốt cán người Chăm, cần quan tâm đến giải quyết việc làm cho sinh viên người Chăm tốt nghiệp ra trường. Bởi vì nhiều gia đình người Chăm muốn đầu tư cho một người con đi học đại học đều rất tốn kém. Nhiều gia đình đã phải

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào chăm ninh thuận (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)