1.4 Cơ sở thực tiễn về cơng tác kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhà nước qua
1.4.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của
một số địa phương
1. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Chi
Lăng (Lạng Sơn)
Kho bạc nhà nước Chi Lăng thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Từ đó đến nay, KBNN Chi Lăng ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
trong tỉnh Lạng Sơn, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm 2015 là 28 tỷ đồng đạt 117,59% dự toán và bằng 114,43% so với cùng kỳ năm trước.
Đi đôi với công tác thu ngân sách nhà nước, KBNN Chi Lăng thực hiện tốt công tác cấp phát và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự tốn được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng Ngân sách. Qua cơng tác kiểm sốt chi, KBNN Chi Lăng đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tham gia tích cực vào cơng tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phịng chống tham nhũng. Năm 2015 kiểm soát thường xuyên NSNN qua KBNN Chi Lăng là 430 tỷ đồng. Thông qua công tác KSC thường xuyên ngân sách nhà nước, KBNN Chi Lăng đã từ chối thanh toán 30 khoản chi chưa đúng thủ tục chế độ quy định với số tiền 97 triệu đồng.
Để đạt được kết quả trên, KBNN Chi Lăng đã tập trung làm tốt một số công tác sau: - Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước và các quy định trong cơng tác kiểm sốt chithường xuyên ngân sách nhà nước. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lýchi được ban hành, KBNN Chi Lăng đã tổ chức triển khai đến toàn thể CBCC thuộc KBNN Chi Lăng. Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mưu cho UBND, HĐND huyện ban hành các chế độ về chi ngân sách địa phương, tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.
- Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và kiểm sốt chi. Cơng tác tin học được KBNN Chi Lăng phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi Ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Các chương trình ứng dụng phục vụ cho cơng tác chi và KSC được triển khai trong tồn hệ thống như: Chương trình TABMIS phục vụ cho cơng tác kế toán và kiểm soát chi thường xuyên, Chương trình Kế hoạch Kho bạc phục vụ kiểm sốt chi vốn sự nghiệp kinh tế và vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, chương trình thanh tốn điện tử đã giúp cải thiện cơng tác thanh tốn trong hệ thống KBNN.
- Chú trọng công tác tổ chức cán bộ. KBNN Chi Lăng xem cán bộ là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị. Đơn vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ CBCC vào những vị trí phù hợp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ CBCC với nhiều hình thức. Năm 1990 KBNN Chi Lăng chỉ có 02 cán bộ có trình độ đại học, chiếm 16,7% tổng số CBCC trong đơn vị, trong khi số chưa qua đào tạo là 04 người, chiếm 33,3%. Đến năm 2010, cán bộ có trình độ đại học là 08, chiếm 66,7%, số CBCC chưa qua đào tạo chỉ cịn 16,7%. Sự nâng lên về trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự nâng lên về chất lượng cơng tác kiểm sốt chi.
2. Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Yên
Dũng (Bắc Giang)
Nhằm thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các khâu nghiệp vụ trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước, nhưng vẫn bảo đảm an toàn và tiết kiệm, Kho bạc nhà nước Yên Dũng tỉnh Bắc Giang đã triển khai quy trình “kiểm sốt chi ngân sách nhà nước theo cơ chế một cửa”. Sau một thời gian thực hiện, quy trình này đã phát huy tác dụng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
Năm 2013, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản mới quy định lại một số cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước như: mua sắm phương tiện đi lại, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, dự án và chương trình mục tiêu quốc gia, cơng tác phí, hội nghị, tiếp khách... Theo đó, HĐND và UBND huyện cũng đã có các văn bản triển khai thực hiện những quy định về chế độ, định mức chi tiêu của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho Kho bạc huyện hoàn thành nhiệm vụ kiểm sốt chi ngân sách, góp phần thực hiện tốt Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Riêng cơng tác chi thường xuyên, Kho bạc huyện đã kiểm soát thanh toán 350 tỷ đồng, hướng dẫn cho 101 lượt đơn vị lập lại chứng từ, bổ sung hồ sơ cho đúng chế độ chi tiêu và đã từ chối chi 85 khoản chi sai quy định với số tiền 125 triệu đồng. Qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm củađơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành chế độ, chính sách quản lý tài chính.
Trong cơng tác kiểm sốt chi, Kho bạc n Dũng ln cải tiến quy trình nghiệp vụ để giảm bớt thủ tục hành chính, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm. Quy trình “giao dịch một cửa” đã được triển khai tại Văn phòng Kho bạc huyện từ ngày 01/10/2007 để tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ, trình ký và trả kết quả thanh toán chi cho các đơn vị sử dụng Ngân sách. Khách hàng chỉ giao dịch với một bộ phận nghiệp vụ của Kho bạc lúc nộp hồ sơ đề nghị thanh toán và nhận lại kết quả duyệt chi.
Sau một thời gian thực hiện quy trình giao dịch một cửa trong kiểm sốt chi, Kho bạc Yên Dũng đã tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho các khách hàng là đơn vị thụ hưởng Ngân sách đến giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, trong điều kiện biên chế nhân sự không tăng, lại phải bố trí một số cán bộ nghiệp vụ để thực hiện quy trình một cửa nên áp lực công việc tăng cao, nhất là tại bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch một cửa với khách hàng.
Do đặc thù khách hàng đến giao dịch với nhiều nội dung chi, nhiều loại hồ sơ chi nên việc tách bạch hồ sơ để giao cho cán bộ kho bạc, đối với khách cũng còn nhiều lúng túng. Khối lượng công việc không đồng đều, cán bộ giao dịch thuộc tổ Kế tốn thì khối lượng hồ sơ giao nhận quá lớn trong khi cán bộ thuộc tổ Kế hoạch tổng hợp thì khối lượng hồ sơ giao nhận rất ít. Cán bộ giao dịch một cửa khơng phải là người trực tiếp xử lý hồ sơ, chứng từ nên đơi khi có những giải đáp thắc mắc khơng thoả mãn khách hàng nên một số khách hàng muốn làm việc trực tiếp với cán bộ kiểm soát chi.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nâng cao vai trị kiểm sốt chi thường xun NSNN qua KBNN Tràng định
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN huyện trong và ngồi tỉnh có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho KBNN Tràng địnhnhư sau:
Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.
Quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý mới tiên tiến được nhiều nước trên thế giới tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển có nguồn lực tài chính dồi dào và cả những nước đang phát triển. Điều đó
xuất phát từ yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia trong lúc nguồn lực ngân sách ngày càng khan hiếm và có giới hạn. Chính vì vậy, ngân sách cần sử dụng hiệu quả và minh bạch, công khai. Quản lý chi tiêu cơng dựa theo kết quả đầu ra chính là để giải quyết yêu cầu đó. Bằng cách lượng hóa được hiệu quả việc sử dụng nguồn lực cơng thông qua những kết quả đầu ra cụ thể để mọi người dân đều có thể đánh giá, giám sát được. Cần phải tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện đều phải được xem là công cụ quan trọng của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Cần gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Cần tạo điều kiện cho công chúng, những nhà tài trợ, những người thụ hưởng tham gia tất cả các giai đoạn của hệ thống lập ngân sách theo đầu ra như: xây dựng kế hoạch chiến lược, phát triển hệ thống đo lường công việc và tiến trình ra quyết định theo kếtquả đầu ra.
Kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước.
Kiểm soát cam kết chi cần thiết phải thực hiện cam kết chi khi đơn vị sử dụng ngân sách ký kết hợp đồng, nhưng cũng chỉ nên thực hiện kiểm soát đối với cam kết kế toán (thực hiện trừ dự toán đối với các khoản chi đã được cam kết).
Cam kết chi với hợp đồng nhiều năm phải quản lý tổng giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng từng năm và dự toán ngân sách hàng năm. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện được khi tổng giá trị hợp đồng nhiều năm có thể phân chia một cách tương đối chính xác theo từng năm. Vì vậy, cần phải có cơ chế hoặc cách thức xác định giá trị hợp đồng theo từng năm, thì mới có thể cam kết theo số kinh phí bố trí hàng năm cho hợp đồng đó.
Việc quản lý nhà cung cấp trong hệ thống cần phải thực hiện, nhưng trước mắt chỉ tập trung quản lý những nhà cung cấp lớn, có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước. Cùng với việc nâng cao quyền tự chủ của đơn vị sử dụng ngân sách, thì cũng cần phải đổi mới cơng tác quản lý, kiểm sốt chi ngân sách nhà nước theo hướng: tăng cường vai trò và trách nhiệm của đơn vị chi tiêu, giảm nhẹ việc kiểm soát chi của KBNN, đặc
biệt là đối với những khoản chi nhỏ lẻ hoặc những khoản chi “có độ an tồn cao”.
Đối với những khoản chi đã cam kết chưa chi hết được tiếp tục chuyển năm sau để chi tiếp, song cũng cần gắn với việc chuyển dự toán của khoản cam kết chi đó sang năm sau.