Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 38 - 46)

1.4 Cơ sở thực tiễn về cơng tác kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhà nước qua

1.4.2 Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

Do kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nướclà vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực nên đến nay đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này, thể hiện qua các nhóm vấn đề như:

- Phạm Thị Thanh Vân (2010) “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSNN của KBNN”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 102 tháng 12 năm 2010 trang 16. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được quản lý chi NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện việc kiểm tra, quản lý các khoản chi ngân sách nhà nước theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quy trình cấp phát, thanh tốn và chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước.[10]

- Hồng Thị Xn (2011) “Quy trình KSC NSNN qua KBNN”; tuyển tập tạp chí

ngân quỹ quốc gia KBNN số 110 tháng 8 năm 2011 trang 14 đã nêu ra chi NSNN là một lĩnh vực hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung cũng như nền tài chính nói riêng. Việc quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.[3]

- Nguyễn Ngọc Đản (2013) “Giải pháp hạn chế chi tiền mặt qua ngân sách nhà nước”; tuyển tập tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia KBNN số 135 tháng 9 năm 2013 đã nêu ra biện pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN mang lại hiệu quả cao trong cơng tác quản lý, sử dụng tiền mặt nói riêng và

cơng tác quản lý kinh tế nói chung, góp phần tăng cường hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại các đơn vị sử dụng ngân sách. [7]

- Nguyễn Thị Bích Vân (2010) “Nâng cao hiệu quả giám sát từ xa công tác quản lý quỹ NSNN trong điều kiện triển khai TABMIS” tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 100 tháng 10 năm 2010 trang 30. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được việc kiểm tra cơng tác hạch tốn sai mục lục NSNN cán bộ thanh tra có thể ngồi tại KBNN tỉnh truy vấn các báo cáo theo từng tiêu thức hoặc yêu cầu cần kiểm tra trên bộ sổ tỉnh trong một lần truy cập báo cáo lên hết tất cả từng đơn vị hạch toán sai trong bộ sổ tỉnh mình mà khơng cần phải xuống từng đơn vị để xem báo cáo.[8]

- Trần Mạnh Hà (2012) “Một số điểm mới về cơ chế KSC thường xuyên của NSNN qua KBNN theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 126 tháng 12 năm 2012 trang 24 đã nêu ra một số điểm mới, mang tính cải cách hành chính. Đơn vị giao dịch phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung các khoản chi ghi trên bảng kê chứng từ thanh toán gửi KBNN.[22]

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ việc nhận thức đúng đắn cơ sở lý luận về cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, đặc biệt là nội dung và quy trình cơng tác kiểm sốt chi thường xun Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, chương này đã giúp em thấy rõ những nguyên tắc cơ bản và nội dung chủ yếu trong “công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Chương này đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Bên cạnh đó, đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi thường xun Ngân sách Nhà nước và kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước của một số kho bạc nhà nước cấp huyện trong và ngồi tỉnh. Những vấn đề lý luận trình bày ở trên làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Tràng Định ở chương 2. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường cơng tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Tràng Định.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN HUYỆN

TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNGSƠN

2.1 Điều kiệntự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tràng Định

Tràng Định là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 70 km theo đường quốc lộ 4A, phía Bắc giáp huyện Thạch An (tỉnh Cao Bằng), phía Tây giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam và Tây Nam giáp huyện Văn Lãng, Bình Gia, phía Đơng và Đông Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 52 km. Nằm giữa thung lũng bên bờ sông Bắc Khê, thị trấn Thất Khê là đầu mối của các tuyến giao thông sang Trung Quốc, lên Cao Bằng, nối với đường 1B từ huyện Bình Gia đi tỉnh Thái Nguyên, đường quốc lộ 3B nối với tỉnh Bắc Kạn và đường về thành phố Lạng Sơn.

Tràng Định được thiên nhiên ưu ái tặng cho 3 con sơng và 7 con suối có tổng chiều dài 1.020 km được phân bổ khá đồng đều khắp địa bàn huyện vừa tạo cho cảnh quan nơi đây thêm thơ mộng, hữu tình vừa tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu và hệ thống tưới tiêu vơ cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế nơngnghiệp. Diện tích: 995,23 km2; Dân số: 61.000 người, gồm các dân tộc chính: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mơng; Đơn vị hành chính: 22 xã, 1 thị trấn; Huyện lỵ: thị trấn Thất Khê.

Huyện Tràng Định có cửa khẩu Bình Nghi và cặp chợ biên giới NàNưa thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán qua 2 huyện láng giềng là Long châu, Bằng Tường thuộc khu tự tri dân tộc Choang, Quảng tây Trung quốc, có nhiều tuyến đường bộ và đường sông thông thương với Trung Quốc. Tràng Định cũng như toàn tỉnh Lạng Sơn, nằm trọn trong lịng máng trũng nối Cộng hồ nhân dân Trung Hoa với Việt Nam và các nước ASEAN, từ trung tâm huyện lỵ Tràng Định đến Thủ đơ Hà Nội chỉ có trên 220 km (khoảng 4 giờ đi ô tô) và đến thành phố Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc trên 270 km (khoảng 4,5 giờ đi ô tô).

- Về dân số: năm 2016 dân số là 61.878 người trong đó: Sự phân bố dân cư tương đối đồng đều giữa các xã trong huyện là điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư cơ sở hạ

tầng, phát triển kinh tế xã hội.

- Về kinh tế: huyện giai đoạn 2011 - 2015 phát triển khá, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,8%, trong đó ngành nơng – lâm nghiệp tăng 6,12%, công nghiệp – xây dựng tăng 14,72%, dịch vụ tăng 14,01%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (Tăng tỷ trọng các ngành: Công nghiêp – xây dựng 30,61%; Dịch vụ 37,65%; giảm tỷ trọng Nông - lâm nghiệp 31,74%); Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2015 đạt 18,45 triệu đồng, (gấp 2,02 lần so với năm 2010).

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới được triển khai tích cực và đồng bộ trên 22 xã, tập trung ưu tiên mọi nguồn lực cho các xã điểm, đặc biệt là xã điểm phấn đấu về đích nơng thơn mới, q trình thực hiệnđạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; cơ sở hạ tầng về đường giao thông, thuỷ lợi, điện, nhà văn hóa… tiếp tục được bổ sung đáng kể, đời sống của dân cư nông thôn từng bước được cải thiện. Sau 4 năm thực hiện, đã hoàn thành 01 xã điểm nơng thơn mới (xã Đại Đồng); bình qn trên địa bàn số tiêu chí đạt chuẩn trên một xã là 5,05 tiêu chí, tăng 3,15 tiêu chí so với năm đầu triển khai chương trình.

Cơng tác thu ngân sách được tập trung triển khai đồng bộ bằng nhiều giải pháp hiệu quả, thực hiện thu quyết liệt, tận dụng tối đa mọi nguồn thu có tiềm năng, trong giai đoạn 2011 – 2015 cơ bản tổng thu ngân sách hàng năm đề vượt so với chỉ tiêu kế hoạch giao (mức tăng thu nội địa bình quân đạt 14,37%).

Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2011 - 2015 đạt 731,08 tỷ đồng (trong đó vốn do huyện quản lý là 290,58 tỷ đồng. Đã thực hiện đầu tư xây dựng hồn thành 227 cơng trình (94 cơng trình giao thơng, 51 cơng trình lĩnh vực xây dựng, 22 cơng trình thủy lợi, 19 cơng trình nước sạch vệ sinh mơi trường, 14 cơng trình cơng nghiêp, 23 cơng trình hạ tầng kỹ thuật, 02 cơng trình lĩnh vực môi trường và 02 dự án lĩnh vực quản lý nhà nước). Đến nay 23/23 xã, thị trấn có đường ơ tơ đến trung tâm xã đạt 100%, đã cứng hóa được 67/152Km đường huyện đạt 44%; xây dựng mới 07 trụ sở xã, 01 trạm y tế xã; xây mới và cải tạo 17 trường học, 11 trụ sở cơ quan đơn vị; đầu tư xây dựng mới 02 nhà văn hóa xã; bàn giao đưa vào khai thác sử dụng 14 cơng trình điện, tổng số hộ được sử dụng điện đạt 94%; hồn thành 22 cơng trình thủy lợi, 19 cơng trình

nước sạch và vệ sinh môi trường, tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng, nông thôn đạt 87%, thành thị đạt 98,3%.

Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP Tràng Định giảm từ 62,7% năm 2005 xuống còn 50,95% năm 2010 và xuống còn 42,36% vào năm 2015. Trong các giai đoạn 2005-2015 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP của tỉnh giảm 20,34%.

Tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 12,7% năm 2005 lên 21,15% năm 2010 và lên 26,01% năm 2015.

Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 24,6% năm 2005 lên 27,9% năm 2010 và lên 31,63% vào năm 2015. Trong cả giai đoạn 2005-2015 tăng 7,03%.

Mặc dù vẫn cịn những khó khăn, nhưng với những tiềm năng, lợi thế của mình, Tràng Định đang trở thành một địa điểm hấp dẫn để thu hút đầu tư, với sự nổ lực của cán bộ và nhân dân cùng sự quan tâm của Tỉnh, chắc chắn rằng trong thời gian tới bộ mặt huyện Tràng Định sẽ khởi sắc và sẽ trở thành một trong những huyện đi đầu của Tỉnh trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.

-Về xã hội: hệ thống giáo dục tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng, hạ tầng cơ sơ trường, lớp học, trang thiết bị giáo dục được bổ sung. Thực hiện tốt các chương trình phổ cập giáo dục trên địa bàn, tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày một tăng; Công tác dạy nghề, tạo việc làm được quan tâm, hàng năm có 700 lao động được đào tạo và định hướng giải quyết việc làm, nâng tổng số lao động qua đào tạo lên trên 8.971 người, đạt tỷ lệ 22,96%.

Hệ thống mạng lưới y tế được đầu tư tăng cường, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, cơng tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, truyền thông giáo dục sức khỏe được chú trọng, an tồn thực phẩm đảm bảo, khơng xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn. Cở sở vật chất, trang thiết bị y tế và con người đã được bổ sung đáng kể, đến nay có 03/23 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn I bằng 13%; tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 78,3%.

Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm thực hiện một cách tồn diện, chính sách đối với người có cơng, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội triển khai có hiệu

quả, kịp thời, đời sống nhân dân ổn định và từng bước cải thiện đáng kể. Cơng tác xóa đói giảm nghèo được triển khai phù hợp, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ giảm xuống còn 10,92% vào năm 2015 (chuẩn mới là 27,5%), bình quân mỗi năm giảm 3,48%.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thơng tin, thể thao được đẩy mạnh, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được coi trọng, với nhiều hình thức phong phú, thiết thực; nhà văn hóa thơn bản được quan tâm đầu tư xây dựng. Phong trào tồn dân xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng, thu được nhiều kết quả quan trọng.[9]

2.2 Giới thiệu tổng quan Kho bạc nhà nướcTràng Địnhtỉnh Lạng Sơn

Cùng trong q trình xây dựng và trưởng thành của tồn hệ thống, KBNN huyện Tràng định (nay là KBNN Tràng định) được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/04/1990. Qua các giai đoạn phát triển của hệ thống KBNN, quy định chức năng, nhiệm vụ qua từng thời kỳ, KBNN Tràng định đã từng bước thực hiện tốt chức năng quản lý chặt chẽ, đúng chế độ, hiệu quả, an tồn quỹ NSNN, các quỹ tài chính của nhà nước và các loại quỹ, tài sản được giao quản lý; tổ chức huy động và quản lý có hiệu quả nguồn vốn huy động cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành công trái, trái phiếu chính phủ, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ được giao. Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã nâng cao cơ sở pháp lý, đồng thời còn mở rộng nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN ngày một đầy đủ hơn. [13]

KBNN Tràng định có nhiệm vụ chủ yếu là tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp Ngân sách theo chế độ quy định; Tổ chức thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi của NSNN trên địa bàn theo quy định của Pháp luật, có quyền từ chối thanh tốn, chi trả các khoản chi khơng đúng, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; quản lý quỹ Ngân sách tỉnh và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN. Thực hiện tốt công tác phát

hành, thanh tốn trái phiếu Chính phủ; quản lý vốn, tiền mặt, ấn chỉ, chứng từ có giá trị như tiền, tài sản theo chế độ quy định đảm bảo an toàn tuyệt đối; Thực hiện mở tài khoản, thanh toán với các đơn vị và cá nhân theo đúng chế độ quy định; Thực hiện tốt cơng tác kế tốn, thống kê, báo cáo, quyết toán các hoạt động của KBNN phát sinh trên địa bàn; quản lý tốt cán bộ, tài sản, công tác tài chính nội ngành theo chế độ quy định; Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác theo quyết định của Giám đốc KBNN tỉnh Lạng Sơn.[14]

2.3 Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tràng định

KBNN huyện Tràng định có mối quan hệ phối hợp làm việc thường xuyên với các phòng ban trên địa bàn như: Chi Cục thuế, Phịng Tài chính, Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn. Đó là mối quan hệ tác nghiệp, phối hợp giải quyết để đảm bảo thu chi NSNN trên địa bàn được nhanh chóng, kịp thời. Các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN có quan hệ giao dịch với KBNN huyện Tràng định thể hiện (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Số lượng đơn vị và tàikhoản giao dịch với KBNN Tràng địnhgiai đoạn 2013 - 2016

Chỉ tiêu

Năm Số đơn vị giao dịch Số tài khoản giao dịch

2013 132 604

2014 134 738

2015 134 756

2016 132 767

Hình 2.1 Số lượng tài khoản giao dịch giai đoạn 2013-2016

Qua bảng 2.1 và hình 2.1 ta thấy số đơn vị giao dịch ổn định qua các năm, số tài khoản tăng giao dịch tăng do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tăng.

* Tình hình thu ngân sách địa phương trên địa bàn Tràng định giai đoạn 2013-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)