CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
3.2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TTĐM HẢI TRONG
3.2.3.1 Môi trường vĩ mô
Nhân tố kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, tốc độtăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm, thu nhập của dân cư tăng cho thấy khả năng tiêu thụ sản
phẩm cao,tăng khả năng thanh toán của khách hàng, tăng sức mua của xã hội. Bình quân thu nhập đầu người tăng đều qua các năm từ mức 1.517 USD năm
2011, năm 2012 là 1.749 USD, năm 2013 là 1.900 USD, năm 2014 là 2.028
USD dân số và trình độ dân trí tăng nhanh tạo điều kiện để mở rộng thị trường. Thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng, đa dạng hóa nhu cầu, làm thay đổi cơ cấu thị trường, tăng cầu. Đặc biệt, thị trường quốc tế ngày càng mở rộng , tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác phát triển.
Khu vực Đức Hòa và các vùng lân cận có nền công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, thu nhập của người dân trong khu vực cũng tăng cao trong thời gian qua nhu cầu sử dụng hàng hóa kim khí điện máy tăng cao là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.
Hạn chế của nhân tố kinh tế đối với doanh nghiệp là Việt Nam mở của nền kinh tế thị trường ( gia nhập WTO ) tạo nên nhiều đối thủ cạnh tranh -
nhiều tập đoàn bán lẻ hùng mạnh trên thế giới và khu vực gia nhập thị trường Việt Nam.
Nhân tố dân số:
Dân số Việt Nam tăng dần đều qua các năm, riêng khu vực Đức Hòa và các vùng lân cận thời gian gần đây dân số tăng do nhập cư từ nơi khác đến rất nhiều do đó nhu cầu sử dụng hàng hóa trong lĩnh vực kim khí điện máy ngày càng nhiều. Đây là cơ hội để mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu quy mơ tăng dân số.
Nhân tố chính trị - pháp luật:
Việt Nam là quốc gia có chế độ chính trị ổn định nhất khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương, điều đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ngồi ra,
việc chính sách mở rộng thị trường kích thích đầu tư giúp doanh nghiệp tiếp
cận được nhiều khách hàng hơn
Mặt khác, việc Quốc hội Việt Nam lựa chọn tư tưởng chính cải cách và thế
hệ lãnh đạo mới thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc cải thiện vị thế trong
cộng đồng quốc tế qua con đường phát triển kinh tế. Trong những năm vừa qua Việt
Nam đã ban hành nhiều văn bản, luật cũng như thông tư, nghịđịnh đã tạo nên một
cách cơ bản hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là Luật cạnh
tranh và Luật thương mại. Việt Nam đang từng bước nới lỏng chính sách bảo hộ mậu dịch thông qua lịch trình cắt giảm thuế quan tại khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),và gia nhập tổ chức thương mại thế giơi (WTO). Mặc dù hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập và hạn chế, nhưng nhờ vào những điều khoản luật pháp như luật bảo vệ bản quyền, chống hàng giả hàng nhái, chính sách bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp tạo được niềm tin, giữ vững thương hiệu trong lòng khách hàng.Từ ngày 01/01/2006 thì thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng điện tử chỉ còn 0 – 5% điều này cho thấy trung tâm điện máy Hải sẽ có
cơ hội để tiếp cận trực tiếp các hàng hoá từ các nước ASEAN nhằm phục vụ khách
hàng ngày một tốt hơn. Tình hình chính trị tại Việt Nam được thế giới đánh giá là
khá ổn định, cũng như trong thời gian qua Việt Nam đã có những cải cách về luật pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho trung
tâm điện máy Hải cũng như các doanh nghiệp khác yên tâm đầu tư vào hoạt động
kinh doanh.
Hạn chế của nhân tố này đến doanh nghiệp là Luật thuế chưa ổn định, hàng rào thuế quan lớn, thuế cao làm cho giá cả tăng cao so với các quốc gia khác – làm cho khách hàng phải cân nhắc khi mua sản phẩm.
Nhân tố xã hội –văn hóa:
Đất nông nghiệp giảm chuyển sang đất xây dựng, giao thông và khu dân cư. Đất xây dựng tăng để phát triển các khu công nghiệp tập trung, các khu hành chính, khu văn hố, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, an dưỡng, chợ, công viên xanh ….
Tâm lý người Việt Nam rất thích sử dụng những hàng hóa có tính kỹ
thuật cao, công nghệ hiện đại, sử dụng lâu, bền, đẹp và có tính mới.
Đây là một thuận lợi đối với trung tâm điện máy Hải trong việc mở rộng quy mô kinh doanh gia tăng chất lượng dịch vụ, và sự an tâm của khách hàng sau khi mua hàng nhằm thu hút một số lượng lớn khách hàng đến tham quan, mua sắm ngày càng tăng trong thời gian tới.
Nhân tố công nghệ:
Trong những năm qua, sự phát triển của công nghệ đối với ngành kim
khí điện máy chỉ có ảnh hưởng ở những nhà cung cấp hàng hoá, đối với các Trung tâm điện máy thì ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, sự phát triển của công nghệ đã tạo ra những sản phẩm mới, làm cho một số sản phẩm củ trở nên lỗi
thời. Sự phát triển của cơng nghệ thậm chí đã làm cho một số nhà sản xuất phải bỏ một số mẫu mã cũ và thay thế bằng mẫu mã khác (chẳng hạn đối với ngành
điện máy: tivi LCD thay thế bằng tivi LED …).
Các trung tâm điện máy là những nhà phân phối hàng hoá chỉ ảnh hưởng
khi mà các trung tâm này mua một vài mẫu mã với số lượng lớn mà các mẫu mã này không kịp bán hết dẫn tới lượng hàng tồn kho lớn. Còn đối với những sản phẩm khác thì ảnh hưởng khơng nhiều trừ khi nhà cung cấp muốn bán giảm
giá để bán hết lượng hàng tồn kho mà không sản xuất mẫu mã đó nữa.