4.4. Giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng vớ
4.4.2. Giải pháp tuyên truyền
Năm 2013 hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Công Thương quan tâm hơn, chỉ đạo sát sát sao và tích cực hơn. 55/59 tỉnh thành trên tồn quốc đã báo cáo tổ chức các hoạt động để hưởng ứng sự kiện này bao gồm treo biểu ngữ, khẩu hiệu, mit-tinh, hội thảo. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Tp. Hồ Chí Minh đã xây dựng Chương trình Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng, Tháng hành động vì người tiêu dùng tại các trung tâm mua sắm, siêu thị,… Ngày quyền của NTD thế giới 15/3 là sự kiện tiêu điểm trong năm đối với các địa phương trên toàn quốc với các hoạt động đa dạng về bảo vệ NTD.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy người tiêu dùng Việt Nam nhận thức về quyền lợi của mình cũng như pháp luật về bảo vệ quyền lợi của chính mình chưa sâu sắc. Phần đơng người tiêu dùng Việt Nam chưa nắm rõ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngay cả những điều khoản thiết thực nhất đó là 8 quyền của người tiêu dùng được ghi trong Luật, đã được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Cũng chính do chưa nắm vững pháp luật trong lĩnh vực này nên khi quyền lợi bị xâm phạm, người tiêu dùng thường phản ứng một cách tự nhiên, thường bị thua thiệt do ở vào vị thế yếu, nhiều người lại không biết khiếu nại ở đâu, đơn vị nào có thể hỗ trợ bảo vệ quyền lợi cho mình. Mặt khác, ở khía cạnh bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ, thương nhân dường như coi nhẹ các khiếu nại tiêu dùng, đôi khi đặt nặng yếu tố lợi nhuận thay vì uy tín kinh doanh, lạm dụng vị thế chủ động để phớt lờ quyền lợi người tiêu dùng. Do vậy, công tác tuyên truyền trở thành một vấn đề lớn được đặt ra với những giải pháp cụ thể như sau:
- Cần xem xét xây dựng hệ thống tổng đài hỗ trợ kết nối giữa các các địa phương và trung ương, và với các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại từng khu vực nhằm thông tin và tư vấn người tiêu dùng về phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp. Một Hệ thống tổng đài hỗ trợ người tiêu dùng (còn gọi là MOIT Call - Center) đã được Ban Bảo vệ người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh xây dựng trên cơ sở thỏa thuận hợp tác với Dự án hỗ trợ thương mại Đa biên giai đoạn III
(EU -Vietnam MUTRAP III). Sự ra đời cũng hệ thống tổng đài khơng chỉ có vai trị giải đáp vướng mắc cho người tiêu dùng mà cịn đóng vai trị là kênh thơng tin phản ảnh hữu ích cho cơ quan nhà nước, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về hiệu quả cũng như những bất cập của pháp luật trong lĩnh vực này. Hệ thống tiếp nhận yêu cầu của NTD Call-Center đã tiếp nhận gần 200 cuộc gọi của người tiêu dùng, trong đó năm 2013 là hơn 100 cuộc gọi, hầu hết các vụ việc đều tư vấn thành công. Yêu cầu hỏi đáp, khiếu nại của NTD tập trung vào một số nhóm ngành hàng tiêu biểu như: Lĩnh vực cơng nghiệp: Ơ tơ, xe máy, An toàn vệ sinh thực phẩm, Thắc mắc về bảo hành sản phẩm, chất lượng sản phẩm, Thu hồi sản phẩm và cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, Internet, điện thoại…
- Hoạt động tuyên truyền nội dung Luật BVQLNTD vẫn cần dựa trên các giải pháp mang tính truyền thống như cung cấp, hoàn thiện những ấn phẩm, sách bảo trong hoạt động này để phục vụ mục tiêu phổ biến kiến thức cơ bản về giải quyết tranh chấp cho người tiêu dùng. Cục Quản lý cạnh tranh gần đây đã ra mắt ấn phẩm giới thiệu Tổng quan Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ấn phẩm ra đời với nhiều hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu và gần gũi với người dân, cho phép nâng cao hiệu quả tuyên truyền về các quyền của người tiêu dùng trong thực tiễn hiện nay, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng sử dụng những cơng cụ pháp lý như khiếu nại đòi bồi thường, khởi kiện các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ khơng đạt tiêu chuẩn để địi lại quyền lợi của mình, cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với hoạt động quản lý hàng ngày của địa phương. Tài liệu là mẫu hướng dẫn quan trọng định hướng hoạt động tuyên truyền Luật BVQLNTD tại các địa phương. Ngoài ra, việc ra đời các tạp chí chuyên sâu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Tạp chí Người tiêu dùng - cơ quan ngôn luận của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng được coi là những hoạt động tuyên truyền có thể đem lại hiệu quả tích cực.
- Xây dựng các diễn đàn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cho phép các thành viên tham gia, đưa ra ý kiến, phản ánh và trao đổi với cơ quan nhà nước về các vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, là nơi trao đổi kinh nghiệm và tuyên truyền pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là một trong những giải pháp đã được Bộ Công thương triển khai trên thực tiễn. Cụ thể, đầu năm 2012, Cục Quản lý
cạnh tranh phối hợp với VCCI và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc đã