Giải pháp liên kết doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ quyền lợi ngườ

Một phần của tài liệu Luận án Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt nam hiện nay (Trang 150 - 174)

4.4. Giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng vớ

4.4.3. Giải pháp liên kết doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ quyền lợi ngườ

truyền pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

- Tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hội thảo chuyên đề để phân tích, nêu lên những tồn tại của luật cũng như vấn đề thực tiễn gặp phải trong quá trình áp dụng luật. Thời gian qua, cơ quan về bảo vệ người tiêu dùng trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã tổ chức các hội thảo chuyên đề, hội nghị triển khai tổ chức tại các địa phương, hội nghị tổng kết quá trình áp dụng Luật vào thực tiễn.

- Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tuyên truyền Luật BVQLNTD, cán bộ tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại về quyền lợi người tiêu dùng. Cũng trong năm 2013, Cục QLCT đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ bảo vệ NTD theo hướng chuyên sâu tới 3 đối tượng bao gồm: Các cán bộ của Sở Công thương các tỉnh thành; Các doanh nghiệp và Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD với nhiều hội thảo cả 03 miền, cũng như các lớp tập huấn chuyên đề cho các cán bộ Sở Công thương về Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại Phú Yên, Phú Thọ, Quảng Ninh,…

4.4.3. Giải pháp liên kết doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiêu dùng

Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và hoàn thiện pháp luật, việc hình thành các cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội ngành hàng, tỉnh, thành phố trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp tới người tiêu dùng cũng là một trong những giải pháp cần được tính tới. Thực tế, giải pháp này đã được triển khai tại Thủ đô Hà Nội bằng việc cam kết của các nhà bán lẻ Hà Nội trong việc bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, việc tạo cơ chế trao đổi thông tin giữa hiệp hội bảo vệ quyền lợi NTD và cộng đồng doanh nghiệp một cách thường xuyên sẽ là cơ sở để đơi bên có nhận thức đầy đủ hơn, hỗ trợ và phối hợp tốt hơn trong các vụ việc có nguy cơ phát sinh tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân, góp phần giải quyết triệt để hơn các mâu thuẫn phát sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Dựa trên quan điểm và định hướng xây dựng và hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp tiêu dùng nói riêng đã được Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ thơng qua trong các văn kiện pháp lý, xu hướng hoàn thiện pháp luật sẽ được định hình theo hướng khuyến khích giải quyết tranh chấp tiêu dùng thơng qua các biện pháp ngồi tịa án, mà cụ thể là các biện pháp thay thế bao gồm có thương lượng, hịa giải và trọng tài nhằm giảm tải cho hệ thống tư pháp và cơ quan quản lý hành chính, đồng thời khuyến khích xã hội hóa hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có xét tới hoạt động giải quyết tranh chấp) theo hướng đảm bảo nguyên tắc cân bằng về lợi ích giữa người tiêu dùng và thương nhân trước, trong và sau khi phát sinh tranh chấp. Đối với từng phương thức cụ thể, những đề xuất điều chỉnh các quy định pháp lý dựa trên hình mẫu thành cơng về hoạt động giải quyết tranh chấp tiêu dùng của các quốc gia trên thế giới như: bổ sung hệ thống tư pháp chuyên biệt, đổi mới hệ thống thi hành phán quyết, hồn thiện quy trình tố tụng rút gọn, trình tự mẫu hịa giải…cũng cần thí điểm và đánh giá tính khả thi áp dụng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, thực tiễn về nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ tiêu dùng về quyền và nghĩa vụ cũng đặt ra yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền thông qua nhiều kênh, phương tiện truyền thông đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan địa phương với trung ương, giữa các đơn vị xã hội trong nước và khu vực để tích cực trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động này.

KẾT LUẬN

Thực tiễn Việt Nam hiện nay cho thấy những tranh chấp tiêu dùng xuất phát từ hành vi xâm phạm đến quyền lợi của một hoặc một số ít người tiêu dùng dường như bị lãng quên do năng lực giải quyết tranh chấp bằng pháp luật cịn chưa đáp ứng và khơng đủ tin cậy. Những tranh chấp có tác động lớn đến thị trường như vụ việc về điện kế điện tử, vụ việc nước tương, vụ việc duy trì giá xăng dầu, giá vận tải hành khách, vụ việc nhắn tin bằng điện thoại di động để lấy số thứ tự mua vé tàu lửa… được dư luận chú ý thì hiệu quả của các phương thức giải quyết tranh chấp, vai trò và trách nhiệm của các bên trong tranh chấp mới được thể hiện một cách rõ ràng. Thực tế cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam dường như khơng có “khả năng đề kháng” đối với những thiệt hại do hàng hóa, dịch vụ gây ra. Ở góc độ thương nhân - đối tượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ, khi mà đa phần các thương nhân lựa chọn cho mình phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải (đến 80% số vụ việc) cho thấy sự thiếu tin tưởng của giới doanh nhân vào vai trò và hiệu quả của các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống, mà ln tìm kiếm một giải pháp thỏa thuận an toàn. Bất chấp những nỗ lực từ phía cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc khuyến khích người tiêu dùng áp dụng và lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp để địi lại quyền lợi chính đáng của mình; tranh chấp của NTD vẫn khơng được giải quyết thỏa đáng xuất phát từ quá trình xây dựng và ban hành pháp luật chưa theo kịp với thực tiễn biến đổi không ngừng của quan hệ tiêu dùng; những quy định khi ban hành thiếu tính khả thi hoặc khả năng thực thi còn hạn chế…; bên cạnh đó là ý thức và nhận thức từ phía thương nhân và người tiêu dùng về vai trị và vị thế cần có...

Với kỳ vọng về một tương lai mà vị thế người tiêu dùng được trả về đúng vị trí, việc hiện thực hóa các giải pháp hồn thiện như đề xuất trong Luận án bao gồm trọng tâm là giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan cần sớm được xem xét và khảo cứu thực tiễn một cách toàn diện. Những sửa đổi, ban hành bổ sung cần sớm được thực hiện để quyền lợi của người tiêu dùng cũng như thương nhân tham gia vào quan hệ tiêu dùng được đảm bảo, vai trò quan lý nhà nước được đề cao cũng như sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự được tôn trọng.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Trọng Điệp (2011), “Một số bất cập của pháp luật hiện hành về tập đồn kinh tế tư nhân”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (11), (283), Tr.45-47,59.

2. Nguyễn Trọng Điệp (2011), “Quyền khiếu nại của người tiêu dùng – cần một cơ chế hợp lý”, Tạp chí Khoa học Luật học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 27, (3), Tr.207-210.

3. Nguyễn Trọng Điệp (2013), “Bồi thường thiệt hại trong pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,

Chuyên san Luật học, Tập 29, (2), Tr.44-49.

4. Nguyễn Trọng Điệp (2014), “Tố tụng trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng: Ba năm vẫn nằm trên giấy”, Tạp chí thuế Nhà nước, Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính, (10), (472), Tr.10-12.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Khánh An (2013), Nhìn lại hai năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng – Sự khởi đầu hiệu quả và nhiều thách thức, Mục 3.1, Bản tin Cạnh

tranh & Người tiêu dùng (40) của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương. 2. Ấn Độ (1986), Luật Bảo về người tiêu dùng Ấn Độ, Điều 2(1j) và Điều 2(1q). 3. Bộ Công thương (2008), Thông tư số 09/2008/TT-BCT ngày 21/07/2008 của

Bộ Công thương hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử, Hà Nội.

4. Bộ Công thương (2010), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, Hà Nội. 5. Bộ Công thương, Bộ Tài liệu giới thiệu Luật Bảo quyền lợi người tiêu dùng -

Quyển 1 - Phạm vi điều chỉnh, đối tượng, giải thích từ ngữ, Dự án MUTRAP

do Liên minh Châu Âu tài trợ, Bộ Công thương phối hợp thực hiện, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2008), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1997), Tài liệu hướng dẫn Tập huấn

Trọng tài lao động, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp – Bộ Quốc phịng (2011), Thơng tư liên tịch số 24/2011/TTLT- BTP-BQP ngày 15/12/2011 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự, Điều 15, Hà Nội.

9. Chính phủ (2007), Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, Điều 3.1, Hà Nội.

10. Chính phủ (2011), Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.

11. Chính phủ (2012), Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/03/2012 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 4, Hà Nội.

12. Clifford Wallace (2011), Thẩm phán cao cấp, Nguyên Chánh Tòa Phúc thẩm khu vực 9 của Hoa Kỳ tại Hội thảo về “Mơ hình tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam”, Bộ Tư pháp và Cơ quan phát triển Quốc tế

Mỹ (USAID) tổ chức ngày 05/8/2011.

13. Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại (2006), “Kỷ yếu Hội thảo đẩy mạnh công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam”, Sáng kiến trong khuôn

khổ dự án 7UP2 ngày 20/3/2006, Hà Nội.

14. Cục Quản lý cạnh tranh (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Cương (2008), “Một số vấn đề về xây dựng Luật BVQLNTD”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (13), Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Cương (2009), Quan niệm về người tiêu dùng trong pháp luật của

các quốc gia trên thế giới và vấn đề xây dựng khái niệm người tiêu dùng trong Dự thảo Luật BVQLNTD, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Cương (2011), Soạn thảo Luật BVQLNTD ở Việt Nam: một

phân tích từ lý thuyết tiếp nhận pháp luật nước ngoài, Luận án tiến sĩ. Khoa luật, ĐH Victoria, Canada, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Cương, (2013), “Một số vấn đề lý luận về quyền được thông tin của người tiêu dùng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (8), (304) – Viện Nhà nước và Pháp luật.

19. Ngô Vĩnh Bạch Dương (2000), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật (11), Hà Nội.

20. Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật dân sự tố tụng Việt Nam, Sài Gòn. 21. Đài Loan, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Điều 2.2.

22. Đài Loan, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Điều 2.4.

23. F E A Sander và S B Goldberg (1994), Giải tỏa nỗi lo không cần thiết: Cẩm nang hướng dẫn thân thiện với người lựa chọn ADR, Nguyệt san Đàm phán, (55). 24. Tô Giang (2005), “Quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa được đảm bảo”, Tạp

25. Dương Quỳnh Hoa, “Hòa giải - một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử.

26. Đặng Thanh Hoa (2005), “Một số ý kiến về hoạt động hòa giải vụ án dân sự ở thủ tục sơ thẩm, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học pháp lý (4). 27. Học viện Hành chính Quốc gia (1993), Những quy định pháp luật về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.

28. Đặng Vũ Huân (2005), “Pháp luật và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng”, Tạp chí

Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng, (1), Hà Nội.

29. Đinh Thế Hưng (2012), Thông tin bất cân xứng và vai trò hiệu chỉnh của xã

hội dân sự, Tham luận tại Hội thảo khoa học của Đề tài nghiên cứu cấp Bộ mã

số 36/KHXH-HĐKH-CT11-16-05 “Các xu hướng hợp tác giữa Nhà nước với thị trường và xã hội dân sự trong Nhà nước pháp quyền”, TP Hồ Chí Minh. 30. Hội đồng liên minh về Tiêu dùng, Khuyến nghị số 1 Nghị quyết ngoại tụng

về tranh chấp tiêu dùng do Hội đồng liên minh về Tiêu dùng.

31. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số

01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/03/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phân I - Những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Hà Nội.

32. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số

02/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm" của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

33. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số

05/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba "Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm" của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

34. J Wall và A Lynn (1993), Trung gian hòa giải: điểm lại hiện trạng, (37), Nguyệt san giải quyết xung đột.

35. Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Những nguyên tắc tố tụng dân sự đặc trưng trong Bộ luật Tố tụng Dân sự, Viện Khoa học Kiểm sát - VKSND tối cao,

36. Trần Thị Lan, Vosco, Giải pháp mềm để xử lý một số tranh chấp thương

mại và dịch vụ của Phòng Thương mại quốc tế, Biên dịch từ tài liệu của

Phòng Thương mại quốc tế ICC.

37. Liên Hiệp Quốc (1948), Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Điều 10.

38. Liên Hiệp Quốc, Hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ người tiêu dùng, Đoạn 2 Mục A.

39. Tưởng Duy Lượng (2007), Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tòa án nhân dân số (18), Hà Nội.

40. Malaysia, Luật Bảo vệ người tiêu dùng Malaysia, Mục 2

41. Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2009), “Kỷ yếu Hội thảo về Dự thảo Luật

Trọng tài thương mại”, Hà Nội.

42. Nielsen, số liệu trích từ báo cáo của Nielsen

43. Nguyễn Như Phát (2000), “Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), Hà Nội.

44. Nguyễn Như Phát (2003), “Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật BVQLNTD”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), Hà Nội.

45. Nguyễn Như Phát (2003), “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), Hà Nội.

46. Nguyễn Như Phát (2010), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Từ hai góc nhìn

Á – Âu, Hội thảo Pháp ngữ khu vực diễn ra trong 2 ngày 27 - 28/9/2010 do

Nhà Pháp luật Việt – Pháp và Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) tổ chức với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao CH Pháp và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ. 47. Định Thị Mai Phương (2008), Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm bảo

vệ quyền lợi của NTD trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu

cấp bộ của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, Hà Nội.

48. Quốc Hội (2004, sửa đổi bổ sung một số điều 2011), Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 4, Hà Nội.

49. Quốc Hội (2004, sửa đổi bổ sung một số điều 2011), Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 5, Hà Nội.

50. Quốc Hội (2004, sửa đổi bổ sung một số điều 2011), Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 6, Hà Nội.

51. Quốc Hội (2004, sửa đổi bổ sung một số điều 2011), Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 8, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận án Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt nam hiện nay (Trang 150 - 174)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w