a) Thương lượng, hòa giải
Được coi là hai phương thức giải quyết tranh chấp mang tính thỏa thuận nhiều nhất, tuy nhiên thực tế quy định hiện hành của nước ta dường như bỏ ngỏ các quy định hướng dẫn về trình tự, thủ tục và yêu cầu tố tụng đối với hai hình thức này. Bởi vậy, thiết nghĩ cần bổ sung một số quy định sau để đảm bảo hoạt động thực thi các hình thức này được đúng pháp luật:
- Quan trọng nhất là sớm bổ sung cơ chế bảo đảm thực thi kết quả thương lượng, hòa giải bởi hệ thống cơ quan tư pháp và thi hành án dân sự. Kết quả thương lượng, hòa giải sau khi được lập thành biên bản có thể phải đăng ký tại cơ quan tịa án và chuyển tới cơ quan thi hành án để thực thi. Hỗ trợ quá trình thực thi các phán quyết trên là hệ thống các trung tâm thừa phát lại được tổ chức nhằm giảm tải cho cơ quan thi hành án dân sự của nhà nước. Trình tự cơng nhận và thi hành thỏa thuận thương lượng, hòa giải sẽ áp dụng theo trình tự rút gọn, tịa án tơn trọng và không can thiệp vào nội dung và giá trị pháp lý của thỏa thuận.
- Tăng cường nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng doanh nghiệp về vai trị của hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế. Trên cơ sở nhận thức về lợi ích của các phương thức GQTC bằng hịa giải, thơng qua pháp luật cũng như các giải pháp khác, Nhà nước cần có một chính sách nhất qn và những thơng điệp chính thức về chính sách khuyến khích các bên GQTC của họ bằng con đường hịa giải. Có thể tham khảo kinh nghiệm của Anh, Hồng Kông, Canada, Ấn Độ… trong những đạo luật mới nhất đã quy định trách nhiệm của Tòa án từ chối thụ lý vụ tranh chấp nếu các bên chưa đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết bằng một trong những hình thức GQTC thay thế và nếu các bên quyết định đưa thẳng vụ tranh chấp ra Tịa án, thì phải có lý do xác đáng được Tòa án chấp nhận. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam cũng đã phản ánh khá rõ xu hướng khuyến khích sử dụng hình thức GQTC bằng hòa giải. Điều 9 của Luật quy định: “Trong quá trình sử dụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về GQTC hoặc
yêu cầu Hội đồng Trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc GQTC”. Tuy nhiên, ngoài quy định này, chưa có một văn bản nào của các cơ quan nhà nước đưa ra những chủ trương mang tính khuyến khích hoặc định hướng sử dụng các hình thức GQTC thay thế nói chung, hịa giải nói riêng thay vì đưa vụ kiện ra Tịa án.
- Ban hành trình tự và thủ tục mẫu về hòa giải, thương lượng trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng trong đó quy định một cách tổng quát theo hướng mềm dẻo, tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên tranh chấp;
- Nghĩa vụ công bố kết quả hịa giải, thương lượng (cơng bố cơng khai hoặc thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước/hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) để phục vụ hoạt động giám sát.
- Cần tạo dựng một chính sách cơng khai, chính thức khuyến khích các bên tự giải quyết tranh chấp trước hết bằng con đường hòa giải, tương tự như việc Nhà nước đã có thái độ về hình thức trọng tài thể hiện ở Điều 6 Luật Trọng tài thương mại: “Tòa án từ chối thụ lý trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài”.
- Cần hỗ trợ xúc tiến hình thành một mạng lưới các trung tâm hịa giải thương mại và hình thành, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ hòa giải viên; xây dựng các bộ quy tắc về hòa giải. Cần nghiên cứu, tham khảo những bộ quy tắc hòa giải hiện đại và được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại như Quy tắc hòa giải của UNCITRAL, ICC, ICSID, đặc biệt là Bộ Quy tắc hòa giải của UNCITRAL được Đại hội đồng Liên hiệp quốc giới thiệu tháng 12/1980. Ngoài ra, năm 2002, UNCITRAL xuất bản Luật mẫu về Hòa giải thương mại quốc tế. Giống như Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế, Luật này được dùng như một bản hướng dẫn và khuyến cáo cho các quốc gia muốn ban hành pháp luật về hòa giải.
b) Trọng tài
- Cần thiết phải xây dựng cơ chế nâng cao chuyên môn của lực lượng trọng tài viên trong lĩnh vực tiêu dùng. Thực tế hiện nay, trong tổng số hơn 150 trọng tài viên của VIAC khơng có bất kỳ trọng tài viên nào có chun mơn cụ thể trong lĩnh
vực tiêu dùng. Việc thiếu trầm trọng lực lượng trọng tài viên có chun mơn trong hoạt động giải quyết tranh chấp tiêu dùng sẽ hạn chế đáng kể khả năng lựa chọn đối với các đương sự là người tiêu dùng và thương nhân. Việc lựa chọn những trọng tài viên không đảm bảo về chuyên môn và kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp dạng này có thể gây đổ vỡ trong phán quyết trọng tài, tính chung thẩm của phán quyết trọng tài không đảm bảo, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của các bên.
- Cần thiết bổ sung một cơ chế thi hành phán quyết trọng tài độc lập để đảm
bảo hiệu lực thi hành phán quyết không bị ảnh hưởng bởi hiệu quả thi hành án dân sự. Thực tế cho thấy cơ chế thi hành án dân sự hiện nay còn nhiều hạn chế, thời gian thi hành án bị trì hỗn đáng kể do số lượng bản án tồn đọng chưa được thi hành ln có xu hướng lũy tiến tăng. Cơ chế thi hành phán quyết trọng tài độc lập sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp, đồng thời giúp các bên đạt được mục tiêu ban đầu khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này đó là yếu tố thời gian và chi phí.