4.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân người tiêu dùng với thương nhân
4.1.1. Quan điểm
Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của tồn xã hội. Khơng chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này bởi lẽ bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội.
Tại Việt Nam, Nghị quyết 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhìn nhận “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo
đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân” là một trong những định
hướng cơ bản trong mục tiêu hồn thiện hệ thống pháp luật. Trong đó, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh hai nhiệm vụ trọng tâm gồm:
Một là củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong
việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền cơng dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội.
Hai là hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp
pháp của cơng dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là tồ án trong việc bảo vệ các quyền đó; xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân; khắc phục việc xử lý oan, sai; khẩn trương ban hành Luật về bồi thường nhà nước.
Đồng thời, Nghị quyết còn chỉ rõ hoạt động lập pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một nội dung của Thể chế hố các chính sách về cơng bằng xã hội, cần được quan tâm và triển khai có hiệu quả.
Cùng với đó, Chính phủ cũng phê duyệt Chiến lược quốc gia an tồn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ghi nhận “Bảo đảm an tồn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân” là một trong những quan điểm chỉ đạo. Cùng với đó là “Tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về an tồn thực phẩm, chú trọng cơng tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên tiến trong quản lý an toàn thực phẩm” và “Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội về giữ gìn vệ sinh, bảo đảm an tồn thực phẩm”.
Điều 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng đã ghi nhận sự bảo hộ của Hiến pháp và hệ thống pháp luật đối với quyền con người nói chung, quyền của người tiêu dùng nói riêng: "Ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng"
Từ đó cho thấy, xuyên suốt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động lập pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là thống nhất, rõ ràng, được cụ thể hóa bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng 1999,Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa…
Dựa trên tư tưởng coi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một nội dung quan trọng cần sớm ban hành các quy phạm pháp luật, Luật BVQLNTD năm 2010 ra đời với mục tiêu bổ sung, khắc phục những khiếm khuyết của Pháp lệnh năm 1999 như: các quy định về bảo vệ người tiêu dùng cịn mang tính tun ngơn, khó thực hiện;
chưa có những cơ chế cụ thể để thực thi các quy phạm; chưa xây dựng được một cơ chế giải quyết các khiếu nại, tranh chấp hữu hiệu để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong cơng tác bảo vệ người tiêu dùng chưa được quy định một cách rõ ràng…
Để công tác phịng ngừa và đấu tranh chống hàng giả có hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng; thiết lập trật tự kỷ cương; bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh trên thị trường đúng theo quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký và đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng ngừa và đấu tranh chống hàng giả theo tinh thần Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng cần phát huy sức mạnh tổng lực của toàn xã hội trên cơ sở sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội…, các đơn vị sản xuất, kinh doanh chân chính và đặc biệt là sự tham gia của chính những người tiêu dùng.
4.1.2. Định hướng
Qua hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH ngày 27 tháng 4 năm 1999 và tiếp đó là gần 3 năm thi hành Luật BVQLNTD năm 2010, những nội dung còn vướng mắc, bất cập đã và đang được các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết phần nào thông qua việc ban hành các quy định pháp luật, văn bản hướng dẫn. Việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được coi là trách nhiệm các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo nguyên tắc của Pháp lệnh cũng như Luật đưa ra là “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội”.
Sự ra đời của các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế áp dụng và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tạo nên hành lang pháp lý quan trọng trong Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Kết quả đạt được có thể thấy những cố gắng nhất định trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống gian lận thương mại. Tuy nhiên, việc thực thi còn nhiều bất cập và các
quy định trong đó chưa đầy đủ và cịn q chung chung dẫn đến kết quả hoạt động còn hạn chế và hiệu quả thực thi chưa cao vì cịn sơ sài, chủ yếu chỉ nêu những nguyên tắc chung mà chưa có những chế tài cụ thể trong từng trường hợp. Thực tiễn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng luôn là vấn đề được quan tâm khi mà gần đây các vụ vi phạm ngày càng gia tăng ở mức độ báo động như: sữa có chứa melamine; rượu có chứa độc tố, mỹ phẩm chứa hố chất khơng được phép sử dụng, thực phẩm chứa chất bảo quản vv... Hiện trạng trên địi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có việc hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam được tôn trọng và bảo vệ đồng thời góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và sự phát triển của đất nước.
Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được dựa trên những định hướng như sau:
1. Bảo đảm sự cân bằng trong giao dịch dân sự giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
Giao dịch mua bán hàng hóa giữa người tiêu dùng với thương nhân là một sự tự do thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu để các bên tự do vơ hạn thì các giao dịch này sẽ trở thành phương tiện để bên mạnh hơn lấn át bên yếu thế hơn và gây thiệt hại to lớn tới lợi ích chung của xã hội. Người tiêu dùng luôn là bên thiếu thông tin, đặc biệt là các thông tin và kiến thức liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng thơng thường ít có cơ hội đàm phán, thương lượng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do đó, pháp luật cần có các quy định đặc thù để đảm bảo sự cân bằng trong các quan hệ này, qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
2. Bảo đảm việc thực thi kết quả giải quyết tranh chấp tiêu dùng
Kết quả giải quyết tranh chấp tiêu dùng thông qua bất kỳ phương thức giải quyết nào cũng cần được công nhận và đảm bảo thực thi trong thực tiễn bởi hệ thống cơ quan tư pháp và thi hành án. Hiện tại, cơ chế này mới được áp dụng đối với trọng tài, hòa giải trong tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài, trong khi thương lượng và hòa giải dân sự thơng thường chưa hình thành cơ chế này.
3. Xã hội hóa cơng tác bảo vệ người tiêu dùng
Theo định hướng này, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia cùng Nhà nước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng thông qua các Hiệp hội, đồng thời nâng cao năng lực Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường tư cách đại diện cho người tiêu dùng đặc biệt trong trường hợp có phát sinh tranh chấp. Bên cạnh đó, pháp luật hướng tới sử dụng chính sức mạnh của thị trường để loại bỏ các doanh nghiệp có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng từ đó ngồi việc bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng còn hướng tới bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Các quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời như Pháp, Mỹ đều hình thành nên các hội, đồn do NTD đứng ra tập hợp có vai trị xã hội mạnh mẽ. Như ở Hoa Kỳ, ở cấp địa phương, cấp bang và liên bang đều có hàng ngàn tổ chức xã hội hoạt động vì mục đích bảo vệ NTD như: Liên minh NTD (Consumers Union) thành lập năm 1936, Liên đoàn NTD Hoa Kỳ thành lập năm 1967. Ở Canada là Hiệp hội NTD Canada thành lập năm 1947, tại Anh là Hiệp hội NTD toàn quốc thành lập năm 1957. Ở cấp độ quốc tế, sự xuất hiện sớm từ năm 1960 và lớn mạnh bởi hơn 220 tổ chức từ 115 quốc gia thành viên của Quốc tế NTD (Consumers International – CI) – tổ chức quốc tế duy nhất của các nhóm, tổ chức bảo vệ NTD thuộc tất cả các châu lục phản ánh xu hướng xã hội hóa hoạt động bảo vệ NTD là xu hướng tất yếu và mạnh mẽ.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh
Các quy định phải hướng tới việc nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể này. Luật không thể hiện xu hướng quá thiên về bảo vệ người tiêu dùng mà hạn chế đi quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, tránh tạo ra những kẽ hở để một số cá nhân lợi dụng quyền lợi của người tiêu dùng gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
5. Xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế trong quá trình bảo vệ người tiêu dùng nhằm đảm bảo căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp tiêu dùng có yếu tố nước ngoài
Pháp luật về giải quyết tranh chấp tiêu dùng cần xây dựng những cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cũng như hoạt
động công nhận các phán quyết trọng tài nước ngồi hay các phán quyết tịa án, hoạt động hỗ trợ tư pháp…thì đối với cơng tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Việt Nam và các quốc gia khác cần xây dựng những thỏa thuận khung về công nhận và bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng của quốc gia khác tiêu dùng hàng hóa trên lãnh thổ của nhau, hợp tác và phối hợp trong hoạt động điều tra, xác minh vụ việc, hỗ trợ tư pháp (khi cần thiết), tăng cường phối hợp và liên kết giữa các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động đại diện quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện. Các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng như tranh chấp tiêu dùng qua biên giới, tranh chấp tiêu dùng qua internet… cần trở thành nội dung đưa vào thảo luận tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đồng thời đẩy mạnh việc tham gia, xây dựng các văn kiện quốc tế và khu vực để giải quyết các tranh chấp tiêu dùng tương tự tại Việt Nam.