Đây là bảng so sánh Anh, Pháp, Đức,Mỹ trong sản xuất công nghiệp 1870 – 1913 Hãy điền ô trống ?

Một phần của tài liệu giáo án sử 8 ( tiết 1- tiết 26) (Trang 43 - 47)

Vị trí Năm Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 1870 Anh Pháp 1913 Anh Pháp *) Dặn dò:

- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk. - Làm bài tập 3 - trang 45. - Tìm hiểu về Mỹ. - Chuẩn bị bài 7 - tr45. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 7- Tiết 12 :

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾCUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX I/Mục tiêu bài học.

1- Kiến thức:

- Giúp h.s biết và hiểu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp ư sản càng trở nên gay gắt. Sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự hình thành Quốc tế thứ hai.

2- Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích các sự kiện cơ bản bằng phương pháp tư duy.

3- Thái độ:

- Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản. Bồi dưỡng tinh thần CM tinh thần Quốc tế vô sản

1- Thầy: Tranh cuộc biểu tình/SGK.

2- Trò: Tìm hiểu tiểu sử về Lê - nin.

III/ Tiến trình tổ chức dạy và học

1- ổn định tổ chức: 8A4:……….8A5:………

2- Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày sự phát triển kinh tế, chính trị của Mỹ ?

3- Bài mới:

*)Giới thiệu bài mới:

- Sau thất bại của công xã Pa ri 1871, phong trào công nhân thế giới tiếp tục hay tạm lắng ? Sự phát triển của phong trào đã đặt ra yêu cầu gì cho sự hoạt động của tổ chức quốc tế hai ?chúng ta sẽ cùng giải quyết các vấn đề này qua nội dung tiết học hôm nay. *) Dạy và học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt

? Mối quan hệ giữa công nhân và tư sản Âu- Mỹ cuối thế kỷ XIX ?

- Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt.

? Mâu thuẫn đó được giải quyết ra sao ? - Giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh. - H.s đọc dòng chữ nhỏ tr46 – sgk

? Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh củagiai cấp công nhân cuối XIX ?

- Số lượng các phong trào nhiều hơn so với thời kỳ trước công xã Pa ri 1871

- Quy mô, phạm vi đấu tranh lan rộng ở nhiều nước:Anh, Pháp , đặc biệt ở Mĩ năm 1886 có phong trào của công nhân Si-ca-gô.

-Tính chất: chống tư sản quyết liệt, đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

- GV giới thiệu H34 Trang 46 :Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc 1882 .

- H.s quan sát tranh

? Lịch sử ngày lao động quốc tế 1-5 gắn với sự kiện lịch sử nào.

? Em có nhận xét gì về quy mô của cuộc biểu

1- Phong trào công nhân quốc tế cuối XIX.

- Phong trào đấu tranh chống gc tư sản của gc công nhân cuối thế kỉ XIX phát triển rộng rãi ở nhiều nước: Anh, Pháp, Mỹ…

tình.

? cuộc đấu tranh này phản ánh điều gì.

* GV: cuối thế kỉ XIX , Mĩ và nhiều nớc t bản ở châu Âu đang từng bước quá độ chuyển sang CNĐQ . Giai cấp công nhân bị bóc lột sức lao động thậm tệ, họ phải làm từ 14- 16 giờ/ ngày, đồng lương rẻ mạt…=> họ vùng lên đấu tranh. Ngày 1-5-1882 hơn 8 vạn công nhân xuống

đường biểu tình đòi giới chủ phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động… cuộc biểu tình bị dìm trong biển máu . cuộc đấu tranh phản ánh phong trào đấu tranh của gc công nhân đã thực sự lớn mạnh.

=> 1889 tại cuộc họp thành lập quốc tế hai ở Pa ri, nhất trí lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày quốc tế lao động .

? Vì sao sau thất bại của công xã Pa ri phong trào công nhân vẫn phát triển mạnh.

- CNTB tăng cường bóc lột gc công nhân. - Mâu thuẫn giữa gc vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc.

- Mác và Ăng-ghen có uy tín lớn trong lãnh đạo

- Học thuyết Mác giành thắng lợi trong phong trào công nhân.

- ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.

? Sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX đạt kết quả gì?

- 1875 Đảng XH dân chủ Đức ra đời. - 1879 Đảng công nhân Pháp thành lập.

- 1883 nhóm giải phóng lao động Nga hình thành.

? Vì sao phải thành lập quốc tế mới(Quốc tế thứ hai).

- Trong những năm 70-80 của thế kỉ XIX phong trào công nhân phát triển, nhiều tổ chức và chính đảng của gc công nhân ra đời=> đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay cho quốc tế thứ nhất.

? Quốc tế thứ hai thành lập vào thời gian nào.

=> Phong trào công nhân phát triển dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập.

2- Quốc tế thứ hai 1889 – 1914. 1914.

- Sự ra đời của những tổ chức công nhân đòi hỏi phải thành lập Tổ chức Quốc tế mới.

nào?

- 14/7/1889 ,nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti ,gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp đại hội ở Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai...

? Trình bày những hoạt động của Quốc tế thứ hai ?

- 1889-1895 Ăng ghen lãnh đạo đóng góp vào sự phát triển chung của phong trào công nhân Quốc tế.

- 1895 – 1914 Quốc tế thứ hai xa rời đường lối đấu tranh …

? Ăng ghen có vai trò như thế nào trong Quốc tế thứ hai ?

- Ăng ghen có vai trò quan trọng trong các hoạt động.

- H.s đọc dòng chữ nhỏ – tr47. ? Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã ? ? ý nghĩa của Quốc tế thứ hai ?

- H.s thảo luận nhóm 2’.

- H.s đại diện trình bày ý kiến. - GV tổng hợp ý.

thành lập.

- Đại hội thông qua nghị quyết: thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đấu tranh giành chính quyền. Đòi ngày làm 8 giờ, ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động.

- 1914 Quốc tế thứ hai tan rã. - ý nghĩa: nó khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân tiếp tục đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.

4/ Củng cố- dặn dò:

*) Củng cố:

? Hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ hai 1889 – 1914

- Bài tập: Đóng góp quan trọng nhất của quốc tế thứ hai cho phong trào công nhân là gì. a- Đấu tranh giành chính quyền.

b-Thúc đẩy sự thành lập các chính đảng vô sản trong các nước. c- Đòi ngày làm 8 giờ.

d- Tất cả các câu trên đều đúng. *) Dặn dò:

- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk. - Làm bài tập trang 48 - sgk.

- Tìm hiểu tiểu sử Lê nin. - Chuẩn bị bài phần II - tr48.

- * * * * * * * * * * -

Ngày soạn: Ngày giảng:

Bài 7-Tiết 13:

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX ( Tiếp) THẾ KỈ XX ( Tiếp)

Một phần của tài liệu giáo án sử 8 ( tiết 1- tiết 26) (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w