HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại
1.2.1.1. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn
Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn thể hiện hệ Biểu đồn bẩy của ngân hàng. Để phân tích tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn = (Nguồn vốn huy động/Tổng nguồn vốn)*100%
Tỷ trọng tiền gửi của khách hàng trong tổng nguồn vốn = (Tiền gửi của khách hàng/Tổng nguồn vốn)*100%
Tỷ trọng giấy tờ có giá trong tổng nguồn vốn = (Giấy tờ có giá/Tổng nguồn vốn)*100%
Tỷ trọng các khoản vay NHNN trong tổng nguồn vốn = (Các khoản vay NHNN/Tổng nguồn vốn)*100%
Tỷ trọng các khoản vay TCTD khác trong tổng nguồn vốn = (Các khoản vay TCTD khác/Tổng nguồn vốn)* 100%
Trong hoạt động ngân hàng, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn là vốn huy động. Ngân hàng nào có tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn cao mà chi phí sử dụng vốn thấp thì lợi nhuận mang về cho chủ sở hữu của ngân hàng sẽ cao. Ngược lại, khi ngân hàng có tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn cao nhưng chi phí sử dụng vốn cũng cao thì sẽ làm giảm lợi nhuận của chủ sở hữu, thậm chí có thể làm âm vốn chủ sở hữu của ngân hàng hoặc phát sinh các rủi ro khác. Do vậy, ngân hàng cần duy trì một tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn hợp lý để vừa đảm bảo lợi nhuận thu về, vừa đảm bảo an toàn hoạt động.
1.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện mức độ mở rộng quy mô vốn huy động qua từng năm của ngân hàng, cho thấy xu hướng biến động của nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới khả năng mở rộng thị trường cũng như phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định, ngân hàng sẽ có sự chủ động trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, đồng thời cũng tạo sự yên tâm tin tưởng của khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng.
Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng với tốc độ ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Ngồi ra, có thể so sánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàn với các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân của hệ thống để thấy được hiệu
quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng so với thị truờng. Để phân tích tốc độ tăng truởng nguồn vốn huy động có thể dùng các chỉ tiêu sau:
TĐTT VHĐ= (Tổng VHĐ kỳ này-Tổng VHĐ kỳ truớc)/(Tổng VHĐ kỳ truớc)*100%
TĐTT Tiền gửi của khách hàng= (Tiền gửi của khách hàng kỳ này-Tiền gửi của khách hàng kỳ truớc)/(Tiền gửi của khách hàng kỳ truớc)*100%
TĐTT Giấy tờ có giá= (Giấy tờ có giá kỳ này-Giấy tờ có giá kỳ truớc)/(Giấy tờ có giá kỳ truớc)*100%
TĐTT Các khoản vay NHNN= (Các khoản vay NHNN kỳ này-Các khoản vay NHNN kỳ truớc)/(Tổng VHĐ kỳ truớc)*100%
TĐTT Các khoản vay TCTD khác= (Các khoản vay TCTD khác kỳ này-Các khoản vay TCTD khác kỳ truớc)/(Các khoản vay TCTD khác kỳ truớc)*100%
Bên cạnh đó, để phân tích tốc độ tăng truởng nguồn vốn huy động cịn có thể sử dụng hai chỉ tiêu sau: tăng truởng về số luợng hợp đồng tiền gửi trong hoạt động huy động động vốn và tăng truởng về số luợng khách hàng trong hoạt động huy động vốn.
1.2.1.3. Cơ cấu các thành phần trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng
Cơ cấu của nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng đuợc đánh giá qua chỉ tiêu tỷ trọng của từng nguồn tiền gửi so với tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng dựa trên phân loại nguồn tiền gửi theo từng tiêu thức nhất định. Cơ cấu tiền gửi của khách hàng sẽ có ảnh huởng tới cơ cấu tài sản cũng nhu tới chi phí huy động vốn bình quân, từ đó ảnh huởng tới lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động luôn luôn phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, vừa có thể đáp ứng tối đa nhu cầu cho vay và đầu tu, vừa có thể tiết kiệm chi phí do khơng phải huy động
thừa vốn. Thơng qua cơ cấu vốn có thể biết đuợc mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Cơ cấu tiền gửi của khách hàng đuợc đánh giá là hợp lí nếu nó đáp ứng đuợc kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và có chi phí huy động thấp nhất. Có thể đánh giá cơ cấu tiền gửi của khách hàng thông qua các chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng.
Tỷ trọng từng nguồn tiền gửi = (Khối luợng từng nguồn tiền gửi)/(Tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng)*100%
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của từng thành phần trong nguồn tiền gửi của khách hàng, cho thấy hoạt động huy động các loại tiền gửi của ngân hàng có hợp lý hay khơng. Cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng cần đảm bảo sự cân đối giữa tiền gửi ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ... Mỗi loại tiền gửi có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau trong việc huy động và sử dụng. Sự biến động về cơ cấu tiền gửi của khách hàng sẽ dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn, từ đó làm thay đổi lợi nhuận cũng nhu mức độ an toàn của ngân hàng. Xu hướng biến động trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng phụ thuộc vào sự điều chỉnh kế hoạch của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngồi. Do đó ngân hàng phải ln nghiên cứu theo dõi sát thị trường, để có những quyết định điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
Có 3 loại cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng thường được quan tâm trong hoạt động ngân hàng hiện nay gồm: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng; Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn; Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền.
1.2.1.4. Thị phần huy động vốn
Trong sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thì kết quả của chúng được thể hiện trong thị phần mà mỗi ngân hàng đạt được. Tất nhiên, khơng phải ngân hàng nào có thị phần lớn hơn thì sẽ tập trung được nhiều ảnh hưởng về mình
(vì thị phần mới chỉ là thước đo về định lượng, nó chưa cho thấy được chất lượng trong hoạt động huy động vốn), tuy nhiên chỉ tiêu này cũng góp phần phản ánh vị thế và quy mơ của ngân hàng trên thị trường. Vì vậy, thị phần là một chỉ tiêu quan trọng mà các ngân hàng luôn đặt mục tiêu để theo đuổi và cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Tăng trưởng về thị phần trong hoạt động mở rộng huy động vốn là việc gia tăng theo doanh số và số dư từ hoạt động huy động vốn của NHTM so với tổng doanh số và số dư trên thị trường. Mục tiêu của các biên pháp này là nhằm gia tăng số lượng khách hàng, số lượng giao dịch gửi tiền, cũng như số dư tiền gửi bình qn.
Tiêu chí thị phần huy động vốn được đánh giá trên hai chỉ tiêu:
- Tỷ trọng số dư huy động vốn của ngân hàng so với tổng số dư huy động vốn của các NHTM trên cùng địa bàn.
- Tốc độ tăng trưởng thị phần của ngân hàng so với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng khác và của toàn địa bàn.
1.2.1.5. Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là tất cả những chi phí mà ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn, bao gồm cả chi phí trả lãi huy động và các chi phí khác ngồi lãi. Trong đó, chi phí trả lãi chiếm phần lớn trong chi phí huy động, ngồi ra là các chi phí ngồi lãi như: chi phí chăm sóc khách hàng, chi phí marketing, chi phí hoạt động, chi phí thuê cơ sở hạ tầng, khấu hao máy móc thiết bị phục vụ cơng tác huy động vốn, chi phí lương của cán bộ huy động vốn...
Các ngân hàng quan tâm chủ yếu tới chi phí trả lãi. Thông thường, lãi suất huy động sẽ được xác định bởi quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Khi các ngân hàng đã thừa vốn thì sẽ điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Ngược lại khi ngân hàng thiếu hụt vốn nhưng lượng tiền gửi của khách hàng ít thì sẽ
điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Ngồi ra, tùy theo chiến luợc cạnh tranh và phát triển hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng mỗi thời kỳ mà các ngân hàng có thể xác định mức lãi suất huy động cao hay thấp hơn so với lãi suất thông thuờng trên thị truờng.
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn trên phuơng diện chi phí thì ngân hàng phải đạt đuợc những tiêu chí sau:
-Thứ nhất: tìm kiếm các nguồn vốn vừa có chi phí thấp nhất để cho vay và đầu tu, vừa đáp ứng yêu cầu phù hợp về quy mô, thời hạn và cơ cấu giữa nguồn vốn huy động và các khoản cho vay, đầu tu.
-Thứ hai: vừa có thể tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà khơng phải chấp nhận rủi ro cao vì sức ép giảm chi phí huy động vốn. Lợi nhuận ngân hàng đuợc tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí, do vậy để tối đa lợi nhuận, ngân hàng phải tối thiểu hóa chi phí, mà ở đây chủ yếu là chi phí trả lãi vốn huy động. Thơng thuờng, nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí càng cao nhung ổn định, nguợc lại, nguồn vốn huy động ngắn hạn sẽ có chi phí thấp nhung kém ổn định. Do vậy, ngân hàng cần căn cứ vào quy định pháp luật, lãi suất huy động hiện hành trên thị truờng và dự báo về nhu cầu vốn trong tuơng lai để đua ra các chính sách huy động vốn phù hợp cho từng giai đoạn.
Để xây dựng chiến luợc phát triển kinh doanh hiệu quả, ngân hàng cần xác định chi phí huy động vốn làm căn cứ. Chi phí huy động vốn thuờng đuợc xác định thơng qua chỉ tiêu chi phí trả lãi bình qn:
Chi phí trả lãi bình qn = (Chi phí trả lãi)/(Tổng NVHĐ)
1.2.1.6. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn của NHTM là hai hoạt động không thể tách rời nhau. Hoạt động huy động tiền đề của hoạt động sử dụng vốn, còn hoạt động sử dụng vốn tạo ra mục tiêu của hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn huy động của ngân hàng có nhiều hình thức và kỳ hạn
khác nhau. Tuy nhiên có ngun tắc chung là tính chủ động của NHTM trong việc sử dụng mỗi nguồn vốn tỷ lệ thuận với chi phí trả lãi để huy động nguồn vốn đó. Do vậy, một chiến luợc huy động vốn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn ở mỗi giai đoạn sẽ giúp ngân hàng tối đa hóa hiệu quả kinh doanh cũng nhu lợi nhuận. Để đạt đuợc sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn, các ngân hàng phải thực hiện công tác cân đối vốn. Thông qua bảng cân đối kế toán đã lập, lãnh đạo ngân hàng sẽ phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồn và từng khoản sử dụng để xem xét tính cân đối, phù hợp giữa nguồn vốn và tài sản, đồng thời dự đoán nhu cầu vốn trong tuơng lai, từ đó hoạch định chính sách huy động vốn thích hợp. Sự phù hợp, cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn phản ánh hiệu quả huy động vốn trên 3 khía cạnh sau:
- về quy mô: quy mô huy động vốn phải đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của hoạt động tín dụng, hoạt động thanh tốn cũng nhu các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
- về kỳ hạn: kỳ hạn của các nguồn vốn huy động phải phù hợp với kỳ hạn của các khoản cho vay, đầu tu. Nếu kỳ hạn của nguồn vốn và kỳ hạn của các tài sản có sự chênh lệch lớn sẽ làm tăng chi phí huy động vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn, thậm chí có thể gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Thông thuờng các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay hoặc đầu tu trung dài hạn, nhung phải đảm bảo tuân thủ một tỷ lệ tối đa nhất định. Nếu vuợt q tỷ lệ đó thì các ngân hàng có nguy cơ lớn gặp phải rủi ro về khả năng thanh toán. Nguợc lại nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì nguồn vốn sẽ đuợc sử dụng khơng hiệu quả vì nguồn huy động dài hạn có chi phí lãi suất cao hơn, trong khi cho vay ngắn hạn có lãi suất thấp hơn cho vay trung dài hạn. Căn cứ mơ hình cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản sẽ giúp ngân hàng phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh
mục tài sản để nâng cao hiệu quả huy động vốn, sử dụng vốn, tăng lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh toán.
- Về lãi suất: Hai hoạt động chủ yếu, cơ bản nhất của ngân hàng là huy động vốn và cho vay. Đối với hoạt động huy động vốn, ngân hàng phải chi trả lãi suất huy động để nhận đuợc quyền sử dụng các nguồn vốn huy động. Đối với hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ thu lãi từ nguời vay dựa trên số tiền cho vay và lãi suất cho vay. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động chính là lợi nhuận mà ngân hàng thu đuợc. Do vậy, nếu chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao và nguợc lại. Tuy nhiên, chênh lệch này càng lớn thì sẽ càng làm giảm lợi ích của nguời đi vay và nguời gửi tiền. Do vậy, sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trên khía cạnh lãi suất chính là đảm bảo mức chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động phù hợp, đảm bảo sự cân đối lợi ích của ngân hàng, nguời đi vay và nguời gửi tiền.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Các yếu tố khách quan
1.2.3.1.1. Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Ngành ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh buôc phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước. Hầu hết các hoạt động ngân hàng đề được điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Hành lang pháp lý sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia thị trường ngân hàng - vốn là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm. Đồng thời hành làm pháp lý cũng đem đến cho các ngân hàng những cơ hội mới và ,cả những thách thức mới. Ví dụ sự nới lỏng trong quản lý của luật pháp sẽ tạo môi trường cạnh tranh cho các ngân hàng, hay những quy định về giới hạn tỷ lệ an toàn sẽ giúp các ngân hàng hoạt động
lành mạnh hơn, nhưng cũng mang lại thách thức cho các ngân hàng trong việc đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.
Ngồi ra, thơng qua hệ thống ngân hàng, Chính phủ và NHNN sẽ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô để điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế. Các chính sách tài chính tiền tệ như chính sách lãi suất chiết khấu, chính sách chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở,... đều sẽ ảnh hưởng đến lượng vốn mà NHTM huy động được. Ví dụ, khi muốn thu hẹp cung tiền thì NHNN sẽ tăng các loại lãi suất điều hành, hút vốn trên thị trường mở, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc; ngược lại khi muốn tăng khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế thì NNN sẽ giảm các loại lãi suất