Chi phí huy động vốn bình qn

Một phần của tài liệu 0636 hoạt động huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 88)

Qua bảng 2.10 có thể thấy, lãi suất huy động bình quân của BIDV Thanh Hóa trong giai đoạn 2017 - 2019 có sự biến động nhung nhìn chung ổn định. Năm 2017, lãi suất huy động bình quân là 4,54%, đến năm 2018 giảm còn 4,25% và năm 2019 lại tăng lên đến 4,55%. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng nguồn vốn năm 2017 là 2,64% và liên tục tăng nhẹ trong 2 năm tiếp theo, đến 2019 đạt 2,81%. Nhu vậy, có thể thấy trong 3 năm qua chi phí huy động vốn của BIDV Thanh Hóa gần nhu ổn định, tuy nhiên hiệu quả của đồng vốn huy động lại tăng.

2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA

2.4.1. Kết quả đạt được

- Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm chủ yếu, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trung dài hạn có xu huớng tăng. Điều này giúp BIDV Thanh Hóa duy trì số du huy động vốn cuối kỳ ổn định trong ngắn hạn và tăng truởng qua các năm.

- Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ có xu huớng tăng cả về giá trị và tỷ trọng, trong khi đó, tiền gửi bằng ngoại tệ liên tục giảm dần về giá trị cũng nhu tỷ trọng. Biến động này là phù hợp với chủ truơng hạn chế huy động vốn ngoại tệ của NHNN cũng nhu của Hội sở chính BIDV.

- Giai đoạn 2017 - 2019, BIDV vẫn duy trì đuợc vị trí thứ 3 về thị phần nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng trong bối cảnh lãi suất huy động thấp hơn, cho thấy quy mô cũng nhu sức ảnh huởng lớn của BIDV Thanh Hóa trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa cũng nhu khẳng định đuợc thuơng hiệu BIDV.

- Đã tiếp thị đuợc sản phẩm huy động vốn mới của hệ thống đó là Tiền gửi online để đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa trong thời kỳ cách mạng 4.0, buớc

đầu đem lại hiệu quả tốt.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

- Lãi suất huy động VNĐ của BIDV Thanh Hóa thấp hơn rất nhiều so với lãi suất huy động của chi nhánh các ngân hàng TMCP tu nhân trên địa bàn. Điều này cũng gây khó khăn cho đơn vị trong cạnh tranh để thu hút nguồn tiền gửi của khách hàng.

- Nguồn vốn huy động của BIDV Thanh Hóa chỉ có 2 loại, là nguồn tiền gửi của khách hàng và phát hành trái phiếu dài hạn. Trong đó, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và quyết định xu huớng tăng, giảm của nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy BIDV Thanh Hóa chua đa dạng đuợc các hình thức huy động vốn và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tiền gửi của khách hàng.

- Tiền gửi của khách hàng có kỳ hạn duới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất, cho thấy Tiền gửi từ khách hàng của BIDV Thanh Hóa chủ yếu là các khoản tiền gửi ngắn hạn. Do vậy, BIDV Thanh Hóa phải thuờng xuyên theo dõi tình hình biến động các khoản Tiền gửi từ khách hàng để bám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh về huy động vốn.

- Tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động. Điều này góp phần làm tăng chi phí huy động vốn của BIDV Thanh Hóa do khơng tận dụng đuợc nguồn huy vốn huy động giá rẻ từ tiền gửi không kỳ hạn (gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi thanh tốn).

- Huy động vốn từ tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Trong điều kiện cạnh tranh về lãi suất huy động nhu hiện nay, NIM HĐV không cao, do vậy lợi nhuận đem lại từ huy động tiền gửi cá nhân thấp.

- Tiền gửi của các định chế tài chính có xu hướng giảm mạnh cả về giá trị và tỷ trọng.

- Tỷ trọng tiền gửi online trong tổng nguồn vốn huy động đang ở mức thấp dưới 1%.

- Thị phần tiền gửi từ khách hàng của BIDV Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2019 có xu hướng giảm cho thấy hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng của BIDV Thanh Hóa thời gian qua đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các NH khác trên địa bàn, đặc biệt là từ Agribank, Vietinbank, LienVietPostBank, Vietcombank.

Nguyên nhân của hạn chế:

- BIDV Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động huy động vốn qua những những kênh truyền thống, chưa tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng tiền gửi mới có tiềm năng cao.

- Số lượng cán bộ công nhân viên của BIDV Thanh Hóa, đặc biệt là ở các PGD, còn mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc dẫn tới tình trạng q tải cơng việc. Cơng việc về mảng tín dụng nhiều dẫn tới cán bộ quản lý khách hàng chỉ chú trọng đến mảng này mà ít quan tâm đến chỉ tiêu huy động vốn. Nguồn khách hàng huy động vốn lớn chủ yếu đến từ mối quan hệ của các lãnh đạo phòng, lãnh đạo chi nhánh.

- Các khâu trong quá trình huy động vốn của NH chưa được hiện đại hóa một cách triệt để. Ví dụ, chưa có hình thức gửi tiền vào tài khoản qua máy ATM;...

- Các loại phí liên quan đến nghiệp vụ thanh toán của BIDV Thanh Hóa cịn khá cao so với các NHTM khác, làm hạn chế khả năng cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn huy động giá rẻ này.

- Sự cạnh tranh của các NHTM khác cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả huy động vốn của BIDV Thanh Hóa. BIDV Thanh Hóa phải chịu sự cạnh

tranh về lãi suất huy động với các chi nhánh NHTMCP tu nhân và cạnh tranh về mạng luới cũng nhu uy tín, hình ảnh với chi nhánh NHTM có vốn của Nhà nuớc khác nhu Agribank, Vietinbank, Vietcombank.

- BIDV là một ngân hàng thuơng mại do Nhà nuớc nắm quyền sở hữu chi phối. Do vậy, ngoài hoạt động thuơng mại theo cơ chế thị truờng, BIDV nói chung và BIDV Thanh Hóa nói riêng cịn chịu sự chi phối, điều chỉnh của Nhà nuớc để thực hiện các nhiệm vụ mang tính định huớng thị truờng. Cụ thể, BIDV phải giữ lãi suất cho vay ổn định để góp phần bình ổn lãi suất cho vay trên thị truờng trong bối cảnh các ngân hàng thuơng mại tu nhân liên tục tăng lãi suất huy động và cho vay. Muốn vậy, lãi suất huy động của BIDV cũng phải thấp hơn các ngân hàng thuơng mại tu nhân. Điều này là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động tín dụng của BIDV thời gian qua.

- Hoạt động huy động vốn BIDV nói chung và BIDV Thanh Hóa nói riêng phải chịu sự điều chỉnh của NHNN. Trong giai đoạn 2017 - 2019, NHNN đã áp trần lãi suất huy động đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng, đồng thời điều chỉnh giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn đuợc sử dụng để cho vay trung dài hạn.

- Tiền gửi định chế tài chính chủ yếu đến từ một vài khách hàng lớn có quan hệ với BIDV Hội sở chính nhu: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tơng cơng ty Bảo hiểm BIC,...sau đó BIDV Hội sở chính phân bổ về các chi nhánh một số món để thực hiện tác nghiệp, quản lý, chính vì vậy số du biến động nằm ngồi tầm kiểm sốt của BIDV Thanh Hóa.

- Khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chua quen với loại hình gửi có kỳ hạn mới là tiền gửi online nên dẫn chua yên tâm, bên cạnh đó việc sử dụng các ứng dụng BIDV Smartbanking hay BIDV online cịn gặp nhiều khó khăn đối với các đối tuợng khách hàng là nguời trung niên hoặc cao tuổi mà

chính phân khúc khách nào này mới là những người gửi tiền vào ngân hàng nhiều nhất. Bên cạnh đó các kênh truyền thông của BIDV về sản phẩm tiền gửi online cũng chưa đủ mạnh, chất lượng để tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của BIDV Thanh Hóa cũng như tình hình hoạt động chung của BIDV Thanh Hóa; phân tích thực trạng cũng như hiệu quả cơng tác huy động vốn của BIDV Thanh Hóa. Từ đó, tác giả đã đưa ra những đánh giá chung về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác huy động vốn của BIDV Thanh Hóa, làm cơ sở cho những đề xuất về giải pháp thúc đẩy hoạt động huy động vốn của BIDV Thanh Hóa ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018, cụ thể như sau:

Mục tiêu tổng quát

- Hiện đại hóa NHNN theo hướng: có mơ hình tổ chức hợp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có đầy đủ vị thế pháp lý và trách nhiệm giải trình; thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; bảo đảm an tồn, lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng, giữ vai trị chủ chốt bảo đảm ổn định tài chính; thực thi vai trị giám sát các hệ thống thanh toán, là trung tâm thanh toán và quyết toán cho các hệ thống thanh tốn và hệ thống giao dịch tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế.

- Phát triển hệ thống các TCTD theo hướng: các TCTD trong nước đóng vai trò chủ lực; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình; dựa trên nền tảng cơng nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thơng lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025; năng động, sáng tạo để thích ứng với q trình tự do hóa và tồn cầu hóa; đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân

hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, tiến tới tài chính tồn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lượng, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể

- Tăng dần tính độc lập, chủ động và trách nhiệm giải trình của NHNN về mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kiểm sốt lạm phát ở mức phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

Giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức dưới 7,5% vào năm 2020 và mức 5% vào năm 2030; tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế.

- Tăng cường năng lực thể chế, hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN; mở rộng phạm vi thanh tra, giám sát đến các tập đồn tài chính dưới hình thức cơng ty mẹ - con, trong đó cơng ty mẹ là tổ chức tín dụng; đến cuối năm 2025, thanh tra, giám sát ngân hàng tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel.

- Đẩy mạnh phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%; đến cuối năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%.

- Tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các TCTD cung ứng. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch

vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Phát triển hệ thống các TCTD phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng của hệ thống qua từng giai đoạn:

Giai đoạn 2018 - 2020:

+ Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức phù hợp theo cơ chế thị truờng trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của nguời gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm số luợng tổ chức tín dụng yếu kém để có số luợng các tổ chức tín dụng phù hợp, hoạt động lành mạnh;

+ Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng buớc xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tu chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD có liên quan; đẩy mạnh thối vốn ngoài ngành của các ngân hàng thuơng mại.

+ Phấn đấu đến cuối năm 2020:

Các ngân hàng thuơng mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 NHTM áp dụng thành công Basel II phuơng pháp tiêu chuẩn trở lên; có ít nhất từ 1 đến 2 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á;

Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM lên khoảng 12 - 13%; hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần trên thị truờng chứng khoán Việt Nam; nâng mức vốn pháp định đối với quỹ tín dụng nhân dân;

Đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (khơng bao gồm các NHTM yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).

Giai đoạn 2021 - 2025:

+ Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các TCTD;

+ Phấn đấu đến cuối năm 2025:

Có ít nhất từ 2 - 3 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á và 3 - 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn nước ngồi;

Tất cả các NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hồn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn;

Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM lên khoảng 16 - 17%;

Nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD dưới 3%.

- Tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, phát thải các bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít

các bon. Lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng truởng xanh trong các chuơng trình, dự án vay vốn tín dụng.

- Từng buớc nâng cao vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức

Một phần của tài liệu 0636 hoạt động huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 88)