Bài học đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 0607 hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 53)

1.4. Kinh nghiệm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụngtại ngân hàng thương mạ

1.4.2. Bài học đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng chú trọng đến vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng, nhóm khách hàng; chú trọng đến việc dự phịng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng; chú trọng đến hệ thống thơng tin tín dụng về dư nợ, chất lượng khoản vay, khách hàng vay; chú trọng đến các nguyên tắc thận trọng an toàn trong khi cho vay và chú trọng đến việc thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.

Quản trị rủi ro do việc tập trung tín dụng: hầu hết các nước đều thiết

lập giới hạn cho vay ở mức an toàn. Giới hạn này thường dựa vào vốn tự có của ngân hàng với tỷ lệ khống chế nhất định trên vốn tự có của ngân hàng.Bên

cạnh đó, cũng khống chế tổng dư nợ của các khoản vay lớn chạm ngưỡng không được vượt quá bao nhiêu lần vốn tự có của ngân hàng hay tổng danh mục cho vay.

Quản trị RRTD bằng việc trích lập quỹ dự phịng cho các tổn thất tín dụng: cơ sở đặt mức dự phòng bao nhiêu thường căn cứ vào việc phân loại

khoản vay và xếp hạng. Hiện nay hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều tiến hành phân loại khoản vay thành các mức độ rủi ro từ cao đến thấp bên cạnh việc kết hợp với xếp hạng khách hàng.Từ đó xác định mức trích lập dự phịng cần thiết là bao nhiêu để đảm bảo dự phòng cho tổn thất khi xảy ra đồng thời cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Quản trị RRTD bằng việc hơ trợ và chia sẻ các thơng tin tín dụng: hệ

thống thơng tin tín dụng có vai trị đắc lực trong việc hỗ trợ các ngân hàng thẩm định khách hàng để cho vay. Chất lượng của hệ thống thơng tin phụ thuộc vào việc đóng góp thơng tin của các ngân hàng thành viên. Các loại thơng tin báo cáo gồm có thơng tin về khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoản vay, tư cách khách hàng vay, lịch sử trả nợ vay... Thông tin về thẩm định khách hàng vay vốn thường không được báo cáo.

Quản trị RRTD bằng việc tuân thủ các nguyên tắc cho vay thận trọng:

các nguyên tắc thận trọng trong việc cho vay bao gồm cả việc giới hạn tỷ lệ cho vay các đối tác, cổ đông. Ở một số nước ngăn cấm cho vay đối với các cổ đông và thành viên thuộc tổ chức giám sát ngân hàng.

Quản trị rủi ro bằng việc giám sát các khoản vay: Sử dụng mơ hình

CAMEL hay CAMELS (Capital, Assests, Management, Earnings, Liquidity and Stress testing: vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm), sử dụng biện pháp kiểm tra sau khi cho vay, kiểm tra giám sát trong khi cho vay, chế độ báo cáo hàng tháng hay hàng quý, giám sát hệ số đủ vốn, xếp hạng ngân hàng thực hiện đa dạng hóa rủi ro tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lỳ lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn và mang lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Nhưng đồng thời hoạt động này lại chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng khi xảy ra thì mang lại hậu quả xấu cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, cho khách hàng và cho cả nền kinh tế. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng là hoạt động quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT

Một phần của tài liệu 0607 hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 53)