Quan niệm về hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0607 hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 44)

1.3. Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụngtại ngân hàng thương mại

1.3.1. Quan niệm về hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng

Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cần có sự thay đổi nhằm thực hiện tốt hơn, hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

Hồn thiện quản trị rủi ro tín dụng được quan niệm là việc thực hiện, áp dụng các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng một cách thấp nhất, đồng thời tối thiểu hóa những hậu quả của rủi ro tín dụng khi loại rủi ro này xảy ra mà không làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng quy mơ tín dụng của ngân hàng.

dụng trên cơ sơ phân tích tình hình kinh doanh, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay, cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Các biện pháp nhằm hạn chế sự phát sinh nợ xấu có thể dẫn đến sự thu hẹp về quy mơ tín dụng, từ đó trực tiếp hạn chế khả năng sinh lời, bởi vậy, ngân hàng cần xác định được mức độ rủi ro có thể chấp nhận được để tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. Mục tiêu giảm thiểu nợ xấu ở mức độ như thế nào phải được phản ánh rõ ràng trong chiến lược quản trị rủi ro và chiến lược này cần phải được ban điều hành xem xét hàng năm, phải thể hiện được xu hướng tổng thể của kế hoạch kinh doanh tín dụng.

Việc giới hạn và chấp nhận một mức độ rủi ro phải phù hợp với phương pháp đo lường rủi ro được ngân hàng lựa chọn và các giới hạn đó phải được sự phê duyệt của HĐQT, đồng thời phải thường xuyên được xác định lại theo định kỳ. Ngân hàng phải quy định các chiến lược, biện pháp và cơng cụ phịng ngừa rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể sử dụng, phương thức đánh giá mức độ thiệt hại xảy ra trong điều kiện thị trường có biến động xấu xảy ra ngồi dự tính. Ngồi ra cũng phải cân nhắc những tổn thất trong quá trình xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nói chung, cũng như trong việc quy định việc lập và sử dụng các báo cáo rủi ro tín dụng nói riêng.

Trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng thì nổi bật hơn cả là nội dung về chính sách tín dụng và quy trình tín dụng. Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM Việt Nam cũng cần hồn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng của đơn vị mình. Mục tiêu của chính sách quản trị rủi ro tín dụng là xác định rõ nội dung cần thực hiện để hạn chế và kiểm sốt rủi ro. Trong chính sách này, cần quy định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định quản trị rủi ro, quy định việc xây dựng mơ hình quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống đo lường rủi ro một cách toàn diện, đồng thời đánh giá được tác động của các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng như rủi ro cá biệt và rủi ro hệ

thống.

Đồng thời các ngân hàng cũng cần thiết phải tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh; tiến tới thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang. Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.

Một phần của tài liệu 0607 hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 44)