Kinh nghiệm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụngtại ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 0607 hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 50)

1.4. Kinh nghiệm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụngtại ngân hàng thương mạ

1.4.1. Kinh nghiệm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụngtại ngân hàng thương

thương mại trong và ngoài nước 1.4.1.1. Kinh nghiệm ngoài nước

*Quản trị rủi ro do tập trung tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức phát vay

Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem xét thường xuyên của ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay. Đơn cử như sau:

- Tại Hồng Kông, Singarore và Thái Lan: Giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

- Tại Ân Độ: Giới hạn cho vay đối với khách hàng đơn lẻ ở mức 15% vốn tự có của ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 40% vốn tự có của ngân hàng.

- Tại Hàn Quốc: Giới hạn cho vay đối với khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng . Tổng các dư nợ lớn hơn 10% vốn tự có ngân hàng khơng được vượt quá 5 lần vốn tự có ngân hàng.

- Tại Mexico: Giới hạn khoản vay từ 12-40% vốn ngân hàng tùy thuộc vào hệ số đủ vốn của ngân hàng. Tổng 3 dư nợ lớn nhất không được vượt quá 100% vốn ngân hàng.

- Tại Nga: Khách vay riêng lẻ và nhóm khách hàng vay bị giới hạn ở 25% vốn ngân hàng. Tổng dư nợ lớn hơn 5% vốn ngân hàng không vượt quá 8 lần vốn tự có ngân hàng.

Các nguyên tắc trích lập dự phịng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng. Việc trích lập dự phịng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ và lịch sử trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở các mức độ khác nhau. Sau đây là một số ví dụ cụ thể:

- Tại Hồng Kông: Xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phịng tương ứng.

- Tại Ản Độ: Đưa ra các nguyên tắc dự phòng chung, thay đổi mức dự phịng theo tình hình tín dụng, thời hạn dự phịng có thể tới 1 năm cho các khoản đáo hạn.

- Tại Hàn Quốc: Các nguyên tắc dự phịng phân lập theo loại tín dụng.

- Tại Singapore: Dự phịng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.

- Tại Thái Lan: Phân loại khoản vay được đưa vào luật. Các cơ quan giám sát

ngân hàng có quyền u cầu trích lập dự phịng cho các khoản vay cần chú ý.

- Tại Mexico: Dự phòng cho các khoản vay tiêu dùng, thương mại dựa trên phân tích lịch sử trả nợ, tỷ lệ ký quỹ, tài chính.

- Tại Nga: Dự phịng cho các khoản vay riêng lẻ dựa trên mức độ rủi ro. Ký quỹ khơng được tính vào phân loại khoản vay mà dùng cho mục đích dự phịng.

*Quản trị hệ thống thơng tin tín dụng

Tổ chức tốt hệ thống thơng tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho cơng tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế và phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay. Sau đây là một số cách thức tổ chức và quản lý hệ thống thơng tin tín dụng tại các nước:

- Tại Singapore: Hiệp hội ngân hàng tổ chức và quản lý thơng tin tín dụng từ các thành viên. Hỗ trợ thơng tin về các khoản tín dụng lớn.

- Tại Thái Lan: Cục thơng tin tín dụng quản lý bởi cơng ty tư nhân, tất cả các ngân hàng báo cáo thơng tin về Cục, sau đó Cục thơng tin kết xuất báo cáo về khách

vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, khơng cung cấp thơng tin thẩm định tín dụng.

*Tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng

Bên cạnh biện pháp đặt ra hạn mức phát vay để quản trị vấn đề tập trung tín dụng, các nước cịn đặt ra các ngun tắc tín dụng thận trọng. Cụ thể như sau:

- Tại Hồng Kông: Giới hạn vay cho các đối tác ở mức 5% giá trị ròng doanh nghiệp. Tổng dư nợ vay cho các đối tác khơng vượt q 10% vốn tự có ngân hàng.

- Tại Ản Độ: Giới hạn tài trợ 5% trong tổng số vốn ứng trước.

- Tại Hàn Quốc: Giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có ngân hàng.

- Tại Singapore: Ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi

tài chính. Cũng khơng được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các cơng ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có ngân hàng.

- Tại Thái Lan: Giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của ngân hàng. Giới hạn vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.

*Quản trị rủi ro tín dụng bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Ví dụ về việc thực hiện các hoạt động này tại các nước:

- Tại Hồng Kơng: Sử dụng mơ hình CAMEL: Vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản để đánh giá.

- Tại Ản Độ: Kiểm soát sau, kiểm soát cho vay bất động sản hàng tháng, kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng quý.

- Tại Hàn Quốc: Sử dụng mơ hình CAMELS: Vốn, tài sản, quản lý, thu nhập,

thanh khoản và thử nghiệm chiu đựng cực điểm (Capital, Assests, Management, Earnings, Liquidity and Stress testing).

- Tại Singapore: Kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý.

- Tại Thái Lan: Kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.

1.4.1.2. Kinh nghiệm trong nước

*Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của HD Bank

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phịng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và tồn diện. Tính đến 2014, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm

Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản trị rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm sốt nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phịng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hồn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lịng cho khách hàng.

*Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VIB

(HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn về quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, khơng chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà cịn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB

Trên thực tế, quản trị rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có q ít hoặc q nhiều dữ liệu nhưng khơng phù hợp cho q trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phịng ban chun trách, mơ hình đồng nhất, nhất qn từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mơ hình 3 tầng lớp bảo vệ ( Đợn vị kinh doanh - Đơn vị quản lý - Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của tồn hệ thống nói chung, đồng thời phịng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm sốt” sang “hợp tác” mà khơng ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 0607 hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 50)