Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2012 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 40 - 43)

1 .Kết luận

Bảng 2.1 Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2012 – 2016

ĐVT: Triệu đồng Nguồn vốn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số Nguồn vốn tập trung (NSNN) 12.361 12.361 12.361 11.640 11.634 60.357

Nguồn thu đấu giá quyền

sử dụng đất 23.590 27.000 13.500 16.500 18.600 99.190 Nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ NS tỉnh 24.805 47.251 29.803 46.592 50.863 199.314 Nguồn vốn sự nghiệp GD- ĐT ( NS Huyện) 10.219 23.598 24.359 17.300 19.244 94.720 Nguồn vốn khác 7.643 10.933 19.157 35.583 26.096 99.412 Tổng số 78.618 121.143 99.180 127.615 126.437 552.993

Nguồn: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm thuộc ngân sách huyện Lệ Thủy

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Qua biểu số liệu thống kê về kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm, cho thấy nguồn vốn đầu tư xây dựng các cơng trình trên địa bàn huyện chủ yếu là nguồn thu từ đấu giá cấp quyền sử dụng đất và nguồn vốn bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Lệ Thủy có quy mơ ngày càng lớn, góp phần quan trọng trong cơng cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.

Đối với nguồn thu từ đấu giá cấp quyền sử dụng đất:theo quy định hiện hành về quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất và Nghị quyết của HĐND tỉnh về tỷ lệ điều tiết các khoản thu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thì ngân sách huyện được hưởng từ 70% đến 80% (tùy thuộc vào từng địa bàn xã, thị trấn) trên tổng số tiền thu được sau khi trừ các chi phí phục vụ cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất. Từ năm 2012 đến năm 2013,

số thu từ nguồn đấu giá quyền sửdụng đất đều tăng qua hằng năm. Từ năm 2014 đến năm 2015, nguồn thu này liên tục bị giảm do tác động của suy thoái kinh tế và thị trường bất động sản bị đóng băng nên nguồn thu này bị sụt giảm ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực phục vụ cho chi đầu tư phát triển trên địa bàn huyện.

Nguồn thu từ bổ sung từ ngân sách cấp trên: Đây là nguồn kinh phí chủ yếu phục vụ cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng ở địa phương. Đối với Lệ Thủy là một huyện nghèo, ngân sách phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của ngân sách cấp trên.Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phụ thuộc rất lớn vào nguồn kinh phí này.Nguồn vốn đầu tư này khơng ổn định.Tuy nhiên, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện Lệ Thủy.

Nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục: Hằng năm Huyện huy động nguồn kinh phí ngân sách, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, các nguồn thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác để đầu tư sửa chữa nâng cấp các cơng trình trường học trên địa bàn huyện phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập của con em địa phương.

Ngoài các nguồn vốn trên, trong quá trình điều hành ngân sách Huyện bố trí kinh phí từ nguồn dự phịng ngân sách, nguồn sự nghiệp giao thông, thủy lợi để tu bổ các cơng trình đê điều, kênh mương, khắc phục hậu quả lũ lụt, hạn hán, phục vụ đời sống

dân sinh TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Công tác kế hoạch nguồn vốn là căn cứ để theo dõi việc thực hiện kế hoạch, các giai đoạn của q trình đầu tư. Nhờ đó các cơ quan quản lý của huyện có thể chủ động trong việc điều hịa, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời. Đồng thời, công tác kế hoạch vốn đầu tư cũng là một công cụ để tăng cường quản lý nhà nước, tạo cơ sở cho việc sử dụng nguồn vốn NSNN có hiệu quả hơn.

Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong các năm qua đã được huyện thực hiện đúng theo các quy định của Nhà nước, cơ bản đúng định hướng phát triển của tỉnh và của huyện. Huyện đã xác định các mục tiêu cần đầu tư để trình cấp trên hỗ trợ đầu tư nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vẫn đề xã hội bức xúc. Huyện Lệ Thủy thực hiện sâu sát việc rà sốt các chương trình dự án ưu tiên đầu tư, hiện trạng các cơng trình XDCB, khả năng cân đối để phân bố và bố trí vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương quản lý.

+ Những hạn chế: Kế hoạch vốn đầu tư, thẩm định dự án đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Lệ Thủy đã có những chuyển biến tích cực; song việc phân bổ vốn vẫn cịn dàn trải, thiếu tính tập trung cho các mục tiêu quan trọng; chưa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch ĐTXD, ghi vốn cho một số dự án chưa sát với thực tế dẫn đến điều chỉnh kế hoạch nhiều lần. Trong lựa chọn đầu tư, chưa có phương pháp đánh giá cụ thể và khách quan về lợi ích KT-XH của từng dự án để làm cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án một cách thuyết phục. Một vài ví dụ về dự án được ghi kế hoạch vốn chưa sát với thực tế, như:

+ Dự án Mở rộng trụ sở UBND xã Phú Thủy được UBND huyện Lệ Thủy giao chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn chuẩn bị đầu tư năm 2012 là 120 triệu đồng. Đến tháng

4/2013 dự án được phê duyệt TMĐT là 2.960 triệu đồng. Nhưng đến tháng 3/2014

cơng trình mới được khởi cơng. Từ năm 2012 đến năm 2013, không khởi công được với lý do chưa bố trí đủ 35% vốn so với tổng vốn đầu tư được duyệt theo quy định tại Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đến đầu năm 2014, UBND huyện Lệ Thủy phải phê duyệt lại dự án với TMĐT điều chỉnh lên đến 3.478 triệu đồng, tăng so với ban đầu là 518 triệu đồng và phải mất thời gian chờ đợi hơn 3 năm, gây lãng phí vốn NSNN.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

+ Dự án Đầu tư cơ sở Hạ tầng Khu B chợ Tréo huyện Lệ Thủy được UBND huyện Lệ Thủy cho chủ trương đầu tư tháng 10/2013, đến tháng 12/2013, cơng trình đã được phê duyệt báo cáo kinh tế kỷ thuật với tổng mức đầu tư 3.566 triệu đồng từ nguồn vốn đấu giá ki ốt Chợ Tréo và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự kiến 2.500triệu đồng. Do bị vướng về bồi thường nhà và đất đối với 13 hộ dân trong khu vực mở rộng mặt bằng xây dựng, nên đến tháng 04/2015 phải phê duyệt điều chỉnh dự án với TMĐT là 3.884 triệu đồng tăng so với phê duyệt ban đầu là 318 triệu đồng, nguyên nhân là do yếu tố trượt giá vật tư xây dựng và phải chờ đợi thời gian trên 2 năm dự án mới được khởi công.

Khi thời gian thực hiện một dự án bị kéo dài, giá trị sử dụng của cơng trình sẽ bị sụt giảm vì những điều kiện KT-XH đã khác so với lúc lập dự án. Mặc khác, cơng

trình càng bị kéo dài thì giá đất càng tăng kéo theo tiền bồi thường giải phóng mặt bằng tăng. Đồng thời làm tăng rủi ro chênh lệch giá vật liệu xây dựng, đẩy giá trị tổng dự tốn cơng trình tăng lên, dẫn đến lãngphí vốn và tài sản của xã hội.

Bảng 2.2. Vốn bố trí/ dự án giai đoạn 2012 – 2016 Năm Năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)