phiếu
tại Vietinbank - Chi nhánh thành phố Hà Nội
3.2.2.1. Giải pháp nhằm kiểm soát và giảm tỷ lệ nợ xấu tín dụng ngân hàng
Tại các thời điểm có tỷ lệ nợ xấu tín dụng cao, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận Vietinbank - CN TP Hà Nội có thêm lựa chọn là đầu tư vào thị trường trái phiếu, do việc kinh doanh trái phiếu tạo ra ít nợ xấu hơn hoạt động tín dụng thơng thường. Cũng trong thời điểm này, mặc dù tăng cường hơn vào cơ cấu danh mục kinh doanh trái phiếu nhưng tỷ suất sinh lời khi kinh doanh trái phiếu thường không cao do danh mục đầu tư thường tập trung trái phiếu doanh nghiệp (thường có lợi tức cao hơn vì có rủi ro nhiều hơn).
nhánh ngồi việc sử dụng cho hoạt động cho vay, vẫn tiếp tục có thể đầu tư vào thị trường trái phiếu với tỷ suất lợi nhuận tốt do danh mục đầu tư hoàn toàn trái phiếu doanh nghiệp (mang lại lợi tức cao - ổn định).
VietinBank - CN TP Hà Nội cần tăng cường hơn nữa việc giám sát tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động cấp tín dụng; thường xuyên đánh giá lại chất lượng các khoản trái phiếu; chủ động rà soát, triển khai phân loại nợ (bao gồm cả các khoản kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp), đây là một bước chuyển lớn trong quản trị, góp phần nâng cao cơng tác đo lường rủi ro, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, từ đó sẽ giúp chi nhánh chủ động nhận diện sớm và kiểm soát các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp.
Bên cạnh đó, để giảm tỷ lệ nợ xấu, Vietinbank - CN TP Hà Nội cần có các biện pháp xử lý được triển khai tập trung vào các vấn đề chính như cơ cấu lại nợ, thu nợ, xử lý
tài sản bảo đảm, bán nợ với Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), sử dụng dự phòng rủi ro, tiết giảm chi phí, hạn chế tăng lương, thưởng, thù lao, chia cổ tức, lợi nhuận để tập trung trích lập dự phịng rủi ro. Phải thường xuyên đánh giá lại, phân loại đúng chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ; hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh; kiểm sốt chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; tăng cường trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu.
Đối với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động thì chi nhánh có thể trình cấp có thẩm quyền xem xét chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn; chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Phương thức này không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà cịn bảo tồn được nguồn vốn của các chi nhánh. Đây chính là cách thức một ngân hàng đang đứng ở góc độ nhìn nhận TPDN là một cơng cụ tốt để tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc cho các doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng trở lại trong tương lai.
phiếu
Vietinbank - CN TP Hà Nội cần chủ động và kết hợp với Phòng Thị trường vốn Trụ sở chính nghiên cứu và phát triển các loại hình sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh trái phiếu như nghiệp vụ repo trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng tương lại hoặc hợp đồng quyền chọn trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp kết hợp với hoán đổi lãi suất hoặc hoán đổi tiền tệ; đặc biệt là các sản phẩm phái sinh đang được Bộ tài chính và ủy ban chứng khốn sắp triển khai tới đây.
Bên cạnh đó, chú trọng hơn nữa đến các đối tác khách hàng nước ngoài, là những khách hàng sẵn có nguồn tài chính tốt, có khả năng đem lại thu nhập cho ngân hàng, gây dựng uy tín lâu dài và niềm tin đối của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh trái phiếu từ đó duy trì khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới.
Về quản lý danh mục đầu tư, cần xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp với đặc điểm và điều kiện từng giai đoạn, từng thời kỳ. Chính sách về danh mục đầu tư phải gắn liền với việc quản lý danh mục tài sản Nợ - Có. Việc xây dựng danh mục đầu tư sẽ phải dựa trêm kết quả đánh giá chính xác về độ nhạy của lãi suất với Tài sản Nợ - Có, dựa vào khẩu vị rủi ro của Vietinbank trong giai đoạn và khả năng thanh khoản của Ngân hàng.