Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn huyện võ nhai (Trang 26 - 28)

7. Nội dung của luận văn

1.2 Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về dân tộc

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dân tộc ở một số địa phương

Vấn đề quản lý nhà nước về dân tộc đã được nhiều tỉnh đánh giá tổng kết, cụ thể một số tỉnh như sau:

1.2.1.1 Tỉnh Quảng Ninh

Là tỉnh có 22 thành phần dân tộc, trong đó có 21 DTTS, chiếm trên 12% dân số của tỉnh. Quảng Ninh là tỉnh đã tự chủ về ngân sách nhà nước, đây là điểm tương đồng đối với tỉnh Thái Nguyên trong một hoặc 2 năm nữa sẽ phấn đấu tự chủ về ngân sách. Trong những năm qua Quảng Ninh đã có nhiều thành tựu trong thực hiện công tác dân tộc [5]. Những bài học kinh nghiệm của tỉnh được đánh giá trên các mặt sau:

- Cơng tác chỉ đạo thực hiện các chính sách dân tộc của các cấp, các ngành phải chủ động và sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ từ người dân được thụ hưởng chính sách.

- Cần có cơ chế phân cấp, phân cơng cụ thể đối với các cơ quan, ban ngành trong công tác quản lý nhà nước về dân tộc bởi công tác dân tộc là công tác của đa ngành, đa lĩnh vực, Ban Dân tộc tỉnh không phải là cơ quan chủ trì cũng khơng phải là cơ quan được phối hợp với nhiều chính sách dành cho đối tượng là người DTTS và vùng DTTS, do đó việc nắm bắt tình hình thực hiện các chính sách gặp nhiều khó khăn.

1.2.1.2 Tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, có khoảng 30 thành phần dân tộc cùng cư trú trên địa bàn, trong đó tỷ lệ người DTTS chiếm trên 95% dân số của tỉnh với 8 dân tộc chính, bao gồm: Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Lơ Lơ, Mơng và dân tộc Hoa, có số dân chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số dân toàn tỉnh [6]. Đặc biệt dân tộc Mông chiếm 10,13% dân số của tỉnh (số liệu năm 2016), trong đó có trên 430 hộ ở 04 huyện tin và theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình với những hoạt động như: tổ chức “tết chung”, tái dựng “nhà địn”, hoạt động hội họp bí mật để tổ chức huấn luyện về kiến thức pháp luật và cách thức chống đối lại chính quyền, lực lượng cơng an… gây khó khăn cho cơng tác triển khai các chính sách dân tộc của tỉnh. Tuy nhiên với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy, chính quyền của tỉnh Cao Bằng cơng tác quản lý nhà nước

về dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả khả quan, tình hình hoạt động của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trong đồng bào Mơng được kiểm sốt kịp thời, không để diễn biến phức tạp.

* Đối với tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua cũng có đồng bào Mơng từ các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang di cư về sinh sống tại nhiều huyện trong đó có huyện Võ Nhai. Vì vậy một số bộ phận người Mơng ở Thái Nguyên vẫn có sự liên hệ mật thiết với người Mông ở các tỉnh trên, đặc biệt là một số hộ tin và theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Những kinh nghiệm trong việc kiểm sốt và đấu tranh đẩy lùi hoạt động của các tà đạo, tổ chức tôn giáo bất hợp pháp sẽ rất cần thiết cho huyện Võ Nhai.

1.2.2 Những bài học rút ra cho huyện Võ Nhai

Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên với thành phần dân tộc đa dạng, tỷ lệ người dân tộc chiếm gần 70% dân số, Võ Nhai có nhiều điểm tương đồng với các địa phương khác trong công tác quản lý nhà nước về dân tộc. Tuy nhiên công tác dân tộc là công tác đa ngành, đa lĩnh vực, liên quan đến người DTTS và người nghèo do đó cần có những định hướng phù hợp với điều kiện của địa phương. Xuất phát từ việc thực hiện chính sách dân tộc ở cơ sở, trong thời gian tới huyện cần xem xét, đề xuất với các cấp, các ngành nghiên cứu, đổi mới trong cơng tác ban hành các chính sách cho vùng dân tộc theo hướng:

- Tiếp tục đổi mới hệ thống chính sách dân tộc theo hướng cơ bản, đồng bộ, lâu dài, gắn chính sách phát triển kinh tế - xã hội với giải quyết mối quan hệ dân tộc. Trong điều kiện các dân tộc sinh sống đan xen nhau như hiện nay, khơng nên ban hành các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội riêng đối với từng dân tộc, để tránh phân biệt, suy bì, thắc mắc giữa các dân tộc. Chính sách cụ thể đối với các dân tộc chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, ngơn ngữ dân tộc, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc.

- Cần thay đổi quan điểm tiếp cận giảm nghèo đối với DTTS và vùng DTTS theo hướng đầu tư phát triển để xóa đói giảm nghèo. Từng bước giảm dần chính sách bao cấp, hỗ trợ trực tiếp chuyển sang chính sách đầu tư cho cộng đồng, nâng cao năng lực nội sinh và thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Để đồng bào có ý thức tự lực tự

cường, phấn đấu vươn lên hòa nhập với cộng đồng, xã hội, tạo bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các đối tượng được thụ hưởng và khơng được thụ hưởng chính sách...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn huyện võ nhai (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)