7. Nội dung của luận văn
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Võ Nhai là huyện miền núi, thuộc vùng đặc biệt khó khăn nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Thái Ngun. Phía Bắc giáp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, phía Đơng giáp huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Đơng Hỷ tỉnh Thái Ngun.
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai
2.1.1.2 Đặc điểm đất đai, khí hậu, thuỷ văn
Đất đai:
- Diện tích đất nơng nghiệp 77.552,71 ha, chiếm 92,4% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp 11.284,85 ha chiếm 13,4%, diện tích đất lâm nghiệp 66.012,18 ha chiếm 78,6%, diện tích đất ni trồng thủy sản 255,68 ha chiếm 0,3% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất phi nơng nghiệp 3.274,14 ha, chiếm 3,90% tổng diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất chưa sử dụng: 3.115,69 ha, chiếm 3,7% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đặc điểm địa hình huyện Võ Nhai là núi cao, chịu ảnh hưởng của 2 vòng cung là vòng cung Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đơng Bắc -Tây Nam và vịng cung Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, vì vậy huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất bằng thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp ít. Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92 %, những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ tập trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền sông và thung lũng của vùng núi đá vơi. Tồn huyện độ cao trung bình so với mặt biển từ 100 - 800 m, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao 100m - 450m. Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai huyện chia làm 3 tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng I: Bao gồm các xã, thị trấn dọc quốc lộ 1B gồm:Thị trấn Đình Cả, các xã Phú Thượng; Lâu Thượng; La Hiên, với tổng diện tích vùng này là 14.008,33ha (chiếm 16,69% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) đây là nơi tập trung dân số cao là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội của huyện. Đặc điểm vùng này có hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện lưới thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa.
- Tiểu vùng II: Gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá; Liên Minh; Phương Giao; Dân Tiến; Bình Long với tổng diện tích 26.153,57 ha (chiếm 31,16% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Địa hình đồi núi hình bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, sông và xen kẽ núi đá vơi có các bãi soi bằng phẳng phù hợp phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây lương thực và kết hợp các cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại.
- Tiểu vùng III: Bao gồm 6 xã phía Bắc của huyện là xã Nghinh Tường; Sảng Mộc; Thượng Nung; Vũ Chấn; Thần Sa và Cúc Đường với tổng diện tích 43.780,7
(chiếm 52,15% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Đặc điểm của vùng này là đất rộng, nhiều đồi núi, khe suối rất thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái.
Khí hậu:
Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân năm 1.941,5 mm, thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh Thái Nguyên (2.050 - 2.500) và phân bố không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa với 1.765mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khơ có lượng mưa khơng đáng kể, lượng bốc hơi nước rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng hàng năm. Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện Võ Nhai dao động từ 80 - 87 %, các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm (tháng 11,12) độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ Đơng.
Thuỷ văn:
Võ Nhai là huyện có địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đá nên huyện có nhiều khe suối nhỏ, tuy nhiên nguồn nước ít thường bị cạn kiệt về mùa khơ. Ngồi nguồn nước mặt từ những dịng sơng, suối cịn có các nguồn nước khác từ các hang động trong núi đá vôi chảy ra đang được sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Phát triển kinh tế
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư từ các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế của Trung ương và của tỉnh Thái Nguyên, kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biếu tích cực; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ. Sản xuất nơng lâm nghiệp có bước phát triển mạnh, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa [7].
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện giai đoạn 2016-2019
Nội dung Đơn vị tính 2016 2017 2018 Dự ước 2019
Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 1.789 1.873 2.035 2.146,08 Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 934 967 1.080 1.144,8
Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 733 776 812 844,48
Thương mại, Dịch vụ Tỷ đồng 122 130 140 156,8
(Nguồn số liệu: Chi cục Thống kê huyện Võ Nhai)
Hình 2.2 Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế huyện Võ Nhai giai đoạn 2016-2019 giai đoạn 2016-2019
Hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây bưởi Diễn ở Tràng Xá, cây ổi ở Phú Thượng, cây Na dai ở La Hiên, cây Cam Vinh ở Lâu Thượng... Giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng trọt năm 2018 đạt 63,7 triệu đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Thu cân đối ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm 2018 đạt 62,612 tỷ đồng, vượt 83%KH, tăng 76,4% so với năm 2017, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2010 (năm 2010 thu 13,29 tỷ đồng). Hiện nay huyện có 03 xã được cơng nhận đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2018 đề nghị công
000 010 020 030 040 050 060 2016 2017 2018 Dự ước 2019
Công nghiệp, xây dựng
Nông, lâm, thủy sản
nhận thêm xã Tràng Xá đạt chuẩn nông thôn mới; 8 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí; 02 xã đạt 9 tiêu chí. So với giai đoạn 2013-2015, hiện nay huyện có 02 xã ra khỏi chương trình 135 và 16 xóm thốt khỏi xóm đặc biệt khó khăn [8].
2.1.2.2 Về văn hóa xã hội
Các chính sách xã hội được quan tâm triển khai kịp thời từ huyện xuống cơ sở; chương trình xóa đói, giảm nghèo đã đạt được hiệu quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm bình quân từ 4% trở lên, năm 2018 giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 6,38%, tỷ lệ hộ nghèo của huyện hiện nay là 19,48%. Chất lượng công tác giáo dục và đào tạo dần được nâng lên, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư; năm 2018 huyện có thêm 3 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 42/65 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 65,6%. Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiện tốt, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở từng bước đáp ứng việc khám và chữa bệnh cho nhân dân, hiện nay huyện có 15/15 xã đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020. Các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao được quan tâm chỉ đạo và phát triển khá, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên, hiện nay huyện có 84,7% gia đình văn hóa, 74,14% làng, bản văn hóa.
2.1.2.3 Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội:
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn được đảm bảo và giữ vững, khơng xảy ra các điểm nóng, nổi cộm về an ninh trật tự trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác nắm tình hình và triển khai các biện pháp để chủ động có phương án phịng ngừa, đấu tranh với các tội phạm và giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn huyện.