7. Nội dung của luận văn
3.3 Nguyên tắc đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân tộc
tộc huyện Võ Nhai
- Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác dân tộc trong cán bộ, lãnh đạo các cấp, tới tồn thể cơng chức, đảng viên và nhân dân, tạo ra sự đồng thuận của người dân trong công tác quản lý nhà nước của huyện; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc.
- Lấy người dân, đồng bào DTTS là đối tượng, là trung tâm của các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt trú trọng đến công tác vận động nhân dân, huy động sức mạnh nội lực, tinh thần vượt khó, vươn lên trong lao động, sản xuất để nâng cao đời sống thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
- Quán triệt nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc. Đặc biệt chú trọng tới vùng có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống, chỉ đạo chính quyền các địa phương có những cách thức tun truyền, vận động riêng đối với đồng bào Mông, bởi khu vực này tiểm ẩn nhiều vấn đề nhạy cảm về an ninh trật tự, hoạt động của các tà đạo, hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo…
- Đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các tiểu vùng trong huyện; tăng cường xây dựng và nhân rộng các mơ hình sản xuất có thu nhập cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường; hạn chế việc hỗ trợ trực tiếp cho hộ đồng bào cá thể, tập trung vào xây dựng mơ hình, nhóm hộ cùng tham gia các mơ hình, dự án phát triển kinh tế.
3.4 Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân tộc huyện Võ Nhai