.4 Số người dân tộc thiểu số của các xã trong huyện năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn huyện võ nhai (Trang 40 - 42)

với 30,25%; tiếp theo là dân tộc Tày chiếm 24,29%, dân tộc Nùng chiếm 20,29%, dân tộc Dao chiếm 13,44%, dân tộc Mông đứng thứ năm chiếm 7,01% tổng dân số của huyện.

Hình 2.4 Số người dân tộc thiểu số của các xã trong huyện năm 2018 Kinh Kinh 30,25% Tày 24,29% Nùng 20,29% Dao 13,44% Mông 7,01% Cao Lan 4% Mường 0,17% Sán Dìu 0,27% Các dân tộc khác 0,13%

Cơ cấu các dân tộc huyện Võ Nhai năm 2018

0 1000 2000 3000 4000 5000 Người

Có thể thấy, người DTTS của huyện phân bố tương đối đồng đều tại các xã, thị trấn trên địa bà, chỉ có xã Phương Giao là ít người DTTS hơn cả với dưới 1.000 người. Xã có nhiều đồng bào DTTS nhất là La Hiên, tiếp đến là xã Tràng Xá, Dân Tiến và Lâu Thượng.

Dân tộc Kinh chủ yếu tập trung ở các xã La Hiên, Lâu Thượng, trị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Bình Long, Liên Minh đây là các xã thuộc tiểu vùng I và tiểu vùng II, thuận lợi về giao thông thuận lợi phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, thương mại dịch vụ hoặc có địa hình nhiều đồi núi thấp, đất đai phù hợp với phát triển cây ăn quả, chăn ni, do đó tốc độ phát triển kinh tế các xã này cũng cao hơn so với các xã khác còn lại của huyện, một phần cũng do trình độ sản xuất, tập quán canh tác của người Kinh (một phần có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên, Thái Bình ... di cư lên) phát triển hơn, đặc biệt là các xã Tràng Xá, Phú Thượng, La Hiên hiện nay đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao như Bưởi Diễn, Ổi, Nhãn, Na...

Dân tộc Tày là dân tộc sinh sống lâu đời ở địa phương, người Tày sống tập trung chủ yếu tại các xã phía Bắc của huyện (bao gồm Cúc Đường, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa) thuộc tiểu vùng III với lợi thế là đất lâm nghiệp thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp và chăn ni đại gia súc, đo đó đời sống người dân các xã này chủ yếu dựa vào kinh tế đồi rừng, khai thác lâm sản và một phần chăn ni trâu, bị; diện tích trồng lúa khu vực này ít, chủ yếu là ruộng bậc thang hoặc những cánh đồng nhỏ trong các thung lũng, thiếu nước sản xuất, do vậy phần lớn diện tích lúa chỉ cấy được một vụ. Tuy nhiên trình độ canh tác của người Tày vẫn còn ở mức chưa phát triển, sản xuất vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất chưa cao, thu nhập thấp.Bên cạnh đó sinh hoạt vẫn tồn tại những phong tục, tập quán cũ, chậm cải tiến dẫn đến thu nhập của người dân chưa cao như: việc gieo cấy các cây trồng thường chậm tiến độ theo chỉ đạo của tỉnh và huyện; không tận dụng đất sản xuất cây vụ đơng; thường nghỉ đón Tết Nguyên đán dài, gần hết tháng giêng mới bắt tay vào sản xuất nông nghiệp; việc tổ chức việc hiếu, việc hỷ còn nhiều tập tục cũ tốn kém về kinh tế... Người Tày không theo tôn giáo nào, chỉ có phong tục thờ cúng tổ tiên, do vậy tình hình an ninh, trật tựtrong vùng người Tày tương đối ổn định, không phát sinh vấn đề nổi cộm về tín ngưỡng, tôn giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn huyện võ nhai (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)